Trang chủ --> Gia đình --> Những kiến thức tâm lý trẻ nhỏ người mẹ cần biết
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Những kiến thức tâm lý trẻ nhỏ người mẹ cần biết

(Hoàng Kim) - Một nhà giáo dục người Trung Quốc có nhận định như sau: “Giáo dục gia đình cần phải căn cứ vào tâm lý của trẻ…

 

 nói tóm lại, trẻ rất thích chơi, hiếu kỳ, thích tụ tập đông, thích bắt chước, thích hoạt động dã ngoại, muốn thành công, muốn được người khác khen ngợi…”.

 

- Trong đầu trẻ chứa đựng những gì?

- Tính cách mỗi đứa trẻ khác nhau, phương thức giáo dục liệu có giống nhau?

- Khi nào là thời cơ tốt để người mẹ tiến hành giáo dục con trẻ?

- những sai lầm người mẹ thường mắc phải khi giáo dục con cái?

- Những kiến thức tâm lý người mẹ cần biết.

Câu trả lời cho những câu hỏi này đều liên quan đến tâm lý của trẻ, đều ẩn chứa trong suy nghĩ của trẻ. Trẻ càng lớn, thế giới nội tâm cũng thay đổi theo, mỗi trẻ lại có tính cách riêng. Mẹ là người chứng kiến sự trưởng thành của trẻ cần phải biết dạy dỗ và đối xử với trẻ như thế nào cho phù hợp, cách tốt nhất là hãy rời khỏi vị thế của người lớn để tiến vào thế giới nội tâm bí ẩn mà phong phú của con trẻ.

 

Trong đầu trẻ chứa đựng những gì?

Có người từng nói: “Người lớn và trẻ con thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau, nếu nói thế giới của người lớn là “đất liền” hiện thực thì thế giới của con trẻ là “đại dương” mênh mông, đẹp đẽ mà thuần khiết”.

Trong thế giới trẻ thơ, mọi sự vật đều trở nên có nhân tính. Chúng luôn thích thì thầm với những động vật nhỏ, thích rửa mặt, mặc quần áo cho búp bê… thế giới nội tâm của trẻ không những phong phú, nhiều màu sắc, mà sự yêu ghét của trẻ cũng rất rõ ràng. Lí giải của trẻ về sự vật chỉ là đúng hoặc sai, đánh giá con người nếu không tốt thì là xấu… có một số sự việc với người lớn là xấu, buồn cười nhưng trong thế giới của trẻ thơ lại là điều chân thực và đáng yêu.

Bà mẹ nào cũng mong muốn con cái mình lớn lên một cách vui vẻ, khỏe mạnh, nhưng làm thế nào để đạt được điều đó? Điều này đòi hỏi người mẹ phải từ “đất liền” hướng ra “đại dương”, bước vào thế giới nội tâm của trẻ xem rốt cuộc chúng đang nghĩ gì.

Vậy làm thế nào để đi vào thế giới nội tâm của trẻ?

Trước tiên, người mẹ cần coi trẻ như một cá thể độc lập và bình đẳng để tiến hành giao lưu, trò chuyện. Người mẹ cần biết, ngay từ khi 2-3 tuổi, ý thức độc lập của trẻ đã bắt đầu manh nha, lúc này trẻ thường hay nói “để con tự làm”; đến khoảng 10 tuổi thì sự trưởng thành về sinh lý và tâm lý đã đạt đến một tầm cao mới, ý thức về “cái tôi” đã bắt đầu xuất hiện, bắt đầu biết quan tâm, đánh giá bản thân. Do sự phát triển về tâm sinh lý, mà trẻ đã hình thành “Cảm giác người lớn” và “Ý thức  độc lập”. Lúc này nếu người mẹ vẫn chăm sóc chúng như một đứa trẻ nhỏ sẽ dẫn đến sự phản kháng của chúng.

Tiếp đến, người mẹ cần phải hiểu đặc trưng tâm lý của trẻ ở từng giai đoạn tuổi khác nhau. Theo thời gian, cùng với sự phát triển  về cơ thể, tâm lý của chúng không ngừng thay đổi theo.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 73155 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo