Trang chủ --> Gia đình --> Tâm lý trẻ thời kỳ đi học (6-13 tuổi) người mẹ cần biết
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Tâm lý trẻ thời kỳ đi học (6-13 tuổi) người mẹ cần biết

(Hoàng Kim) - Tâm lý của trẻ ở độ tuổi đi học bề ngoài dường như rất bình lặng nhưng thực ra rất phức tạp. Đây là giai đoạn tâm lý trẻ rất phát triển không ổn định. Người mẹ cần có sự chuẩn bị, giáo dục thẳng vào những đặc trưng tâm lý sắp trưởng thành để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách an toàn, mạnh khỏe. 

 

 Hình minh họa (tẩm quất-người mù-Hoàng Kim)

1/ Nhận thức

            Thao tác lên lớp 4, gần đây cậu đi chơi rất ham chơi, kết quả học tập liên tục đi xuống. Mẹ cũng thường xuyên tâm sự với cậu, từ mục đích học tập đúng đắn cho đến thái độ học tập, từ tiền đồ cá nhân đến tương lai đất nước, tất cả đều đã nói hết. Lần nào, Thao cũng mở to mắt nghe nhưng nghe rồi vẫn không thay đổi, mẹ cậu không biết phải dạy dỗ thế nào.

            Đặc điểm nhận thức của trẻ ở thời kỳ này là từ cụ thể đến trừu tượng, phát triển dần dần từ cấp thấp đến cấp cao. Cho dù đến sau năm lớp 5, nhận thức của trẻ vẫn mang nặng tính cụ thể. Vì vậy, giáo dục trẻ cần phải lưu ý đến những đặc điểm này. Bằng việc kích thích hứng thú học tập, qua câu chuyện về những người đã thành công để huy động tính tích cực học tập của trẻ. Nếu không sẽ giống như mẹ của Thao, sa sat giảng đạo lý mà con không chịu tiếp thu, cuối cùng phải chịu bó tay.

 

2/ Tình cảm

            “Mẹ, nhiều bạn lớp con viết văn rất hay, các bạn ấy đều tìm tư liệu trên mạng”. Tuyết (học sinh lớp 3) nói với mẹ trên đường đi học về.

            “Vậy sao? Các bạn ấy tìm được tư liệu gì? Nói mẹ nghe xem!”. Mẹ tuyết vui vẻ hỏi lại.

            “Mẹ, nhà mình nên mua máy vi tính, như vậy việc học của con sẽ thuận tiện hơn”.

 

            “Con vẫn còn nhỏ, lớn hơn một chút nhất định mẹ sẽ mua cho con, được không?”.

            “Không được”. – Cô bé vùng vằng, mấy hôm sau không thèm để ý gì đến mẹ.

            Yêu, ghét, buồn vui là tình cảm của con người. Trẻ ở độ tuổi đi học lấy việc học làm hoạt động chủ đạo, vì vậy phần lớn nội dung tình cảm, tâm trạng đều liên quan đến hoạt động học tập và môi trường trường học. Thành bại của việc học, quan hệ với bạn bè ở lớp đều có thể khiến trẻ nảy sinh những trải nghiệm tình cảm khác nhau.

            Như cô bé trong câu chuyện kể trên, vì mẹ không đồng ý mua máy vi tính mà liền mấy ngày không để ý gì đến mẹ, đây là biểu hiện bình thường của trẻ ở độ tuổi này. Các bà mẹ không cần thiết không phải sốt ruột vì xung động tình cảm này, bởi dần dần khi trẻ thích nghi với cuộc sống ở trường trung học, tâm trạng sẽ dần ổn định, thường là bình tĩnh trở lại và trở nên vui vẻ. Trẻ càng lớn lên, tâm trạng sẽ có những đặc điểm nổi bật sau:

            - Tính ổn định cao hơn

            - Nội dung tâm trạng phong phú hơn.

            - Tình cảm ngày càng sâu sắc.

            - Nhận thức về đạo đức, tình cảm từng bước phát triển.

 

3/ Hành vi

            Tuổi càng lớn thì trẻ càng có những mục đích lâu dài hơn. Hành vi của trẻ không chỉ quanh quẩn với những mục đích trực tiếp nữa. Tính xung động và nhận ám thị trong những hành vi của trẻ cũng bắt đầu giảm dần, khả năng tự điều tiết hành vi có tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên về mặt tổng thể, tính kiên trì và quyết đoán trong hành vi của trẻ vẫn còn tương đối kém, trong tính quyết đoán vẫn còn sự manh động, trong tính toán kiên trì vẫn rõ sự ý lại. Vì vậy, để giáo dục trẻ ở giai đoạn này đạt hiệu quả cao, các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ đặc điểm hành vi của trẻ.

 

4/ Cá tính

            Dương (học lớp 4) có một quyển vở nhỏ. Một hôm cậu đưa cho mẹ xem quyển vở đó, thì ra trong quyển vở đó cậu ghi hơn hai mươi “định lý” của cậu chỉ có một lỗi còn đa số đều đúng. Thế là mẹ liền mua cho Dương rất nhiều sách đọc thêm về toán học để khích lệ cậu học tốt môn toán.

            Giai đoạn đi học là giai đoạn hình thành hứng thú và sở thích ở trẻ, các bà mẹ cần lưu ý đặc điểm hành vi này, kịp thời phát hiện những xu hướng sở thích, hứng thú của trẻ để có định hướng đúng đắn.

            Trên đời không có thể có hai lá cây hoàn toàn giống nhau, cũng không có thể có hai đứa trẻ có đặc điểm tâm lý và khuynh hướng cá tính hoàn toàn giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều có hứng thú riêng của mình, cho dù hứng thú đó là gì, các bà mẹ đều nên chú trọng bồi dưỡng để nó phát triển.

 

5/ Ý thức

            So với giai đoạn trước buổi đi học, trẻ ở tuổi đi học đã có ý thức tự giác hơn, càng ý thức hơn được sự tồn tại độc lập của bản thân. Sự tự ý thức của trẻ vẫn dựa nhiều vào việc đánh giá của người khác về bản thân mình, nhất là đánh giá của những người có uy quyền, chủ yếu là thầy cô giáo và bố mẹ. Chúng rất muốn nhận được sự khẳng định từ thầy cô giáo và bố mẹ, còn ý kiến của bạn học lại chưa để ý nhiều lắm. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên biểu hiện thái độ biểu dương và khích lệ trẻ để bồi thường lòng tự tin và tinh thần lạc quan ở trẻ.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 17202 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo