Trang chủ --> Gia đình --> bạn đã biết sơ cứu khi trẻ co giật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

bạn đã biết sơ cứu khi trẻ co giật

(Hoàng Kim) - Co giật – là những cơn co rút gân cơ bất thường, ngoài ý muốn. 

 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

            Nguyên nhân của hiện tượng co giật ở trẻ vô cùng đa dạng: có thể do các bệnh thần kinh, sốt cao, rối loạn trao đổi chất, hậu quả chấn thương, v.v…

            Liệu pháp chung đối với việc sơ cứu y tế ban đầu cho trẻ bị co giật gồm các bước như sau:

            - Đặt trẻ nằm nghiêng, đầu ngửa về phía sau để dễ thở hơn;

            - Không nhất thiết phải đặt vật cứng (ví dụ như chiếc thìa ) giữa hai hàm của trẻ, vì đặt vật cứng chèn giữa hai hàm có thể làm tổn thương răng, lợi của trẻ và tránh để dị vật, rớt rãi, nước miếng hay máu (khi bị chảy máu) lọt vào đường thở.

            - Trong trường hợp trẻ bị lên cơn động kinh (cơn co giật mạnh) cần đề phòng trẻ cắn phải lưỡi và môi. Khi đó nên đặt giữa hai hàm răng trẻ một chiếc thìa được bọc vải hoặc bằng khăn mùi xoa cuộn chặt…

            Đối với trường hợp co giật tái phát cần phải đề phòng trẻ có thể bị ngã và bị thương. Quan trọng nhất là phải bảo vệ đầu trẻ khỏi bị chấn thương trong quá trình bị co giật. đặc biệt lưu ý những trẻ hay bị co giật.

            Sốt co giật thường xảy ra ở những trẻ bị sốt trên 38oC trong thời gian mắc bệnh truyền nhiễm, như sốt virus, cúm, viêm tai, viêm phổi, v.v… Sốt co giật rất hay xảy ra ở trẻ dưới một năm tuổi, tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể kéo dài đến độ tuổi lớn hơn. Những trẻ mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh có nguy cơ cao bị sốt co giật.

            Khi bị co giật do sốt cao cần đặt trẻ nằm lên giường và lau bằng khăn ướt. Trong khi chờ đợi bác sĩ cấp cứu có thể cho trẻ uống một liều paracetamol. Nếu bị sốt co giật tái phát, sau đó nhất thiết phải cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh.

            Co giật do kích ứng hệ thần kinh thường xảy ra khi trẻ khóc nhiều kéo theo hiện tượng ngạt thở. Loại co giật này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi có hệ thần kinh quá nhạy cảm và dễ bị kích động. Khi hét to hay khóc nhiều trẻ bị ngạt thở lúc hít vào, da bị tím tái, có thể mất tri giác trong thời gian ngắn và co giật gia tăng.

            Cách giúp trẻ tốt nhất trong trường hợp này là phải thật bình tĩnh. Để khôi phục nhịp thở cần tát nhẹ vào má và xoa nước lạnh lên mặt trẻ. Nếu trẻ bị mất tri giác, phải cho ngửi ammoniac (nước đái trẻ con), còn nếu trẻ bị co giật thì phải giữ yên đầu trẻ để tránh bị tổn thương.

            Co giật dạng co thắt thường xảy ra do thiếu hụt canxi. Hiện tượng co giật này hay gặp ở trẻ còi xương với chỉ định vitamin D liều cao hoặc quá trình tổng hợp vitamin này dưới da của trẻ vào mùa xuân (khi cho trẻ tắm nắng) và quá trình tổng hợp này làm lượng canxi trong máu của trẻ bị thiếu hụt.

            Dạng co giật này thường bắt đầu với hiện tượng co thắt cơ tay, sau đến chân, tiếp đến là hiện tượng căng hệ cơ mặt, rồi co rút cơ cổ họng ở trẻ (lúc này trẻ có giọng rất lạ, giống tiếng kêu của gà trống). Trong những trường hợp nặng, hiện tượng co rút có thể xuất hiện toàn thân, tay, chân và kèm theo hiện tượng mất tri giác.

            Để chữa bệnh co giật dạng co thắt các bác sĩ thường cho trẻ bổ sung canxi. Khi trẻ bị co giật, những tín hiệu nguy cấp sau đòi hỏi phải có sự trợ giúp khẩn cấp của bác sĩ.

            - Trẻ bị nôn và  nuốt, ngậm dịch nôn;   

            - Có hiện tượng ngừng thở;

            - Co giật kéo dài trên 15 phút hoặc co giật tái phát.

            Khi trẻ bị nôn, nhất thiết phải dùng ngón tay bọc gạc lấy sạch rớt, dãi trong mồm trẻ. Nếu trẻ bị ngưng thở phải làm hô hấp nhân tạo cho trẻ bằng các thiết bị chuyên dụng hoặc bằng phương pháp “hà hơi thổi ngạt” (xem phần – Sơ cứu hồi sức ti, phổi).

            Phản ứng dị ứng cấp

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 15613 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo