Trang chủ --> Gia đình --> để trẻ không còn biếng ăn
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

để trẻ không còn biếng ăn

(Hoàng Kim) - Biếng ăn là tình trạng trẻ không thích ăn một hay nhiều món, trong thời điểm hiện tại tình trạng biếng ăn có thể có hoặc chưa có hậu quả về sức khỏe, nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt.  

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Biếng ăn có thể chỉ làm cho cha mẹ lo lắng nhưng biếng ăn cũng dẫn đến thiếu sinh tố, khoáng chất, vi chất, tăng trưởng kém, suy dinh dưỡng kéo dài, còi cọc, giảm chỉ số phát triển trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi, thậm chí nguy hiểm tính mạng… Do đó, chúng ta cần phòng tránh và điều trị sớm tình trạng biếng ăn ở trẻ.

 

Biếng ăn ngày càng phổ biến trong xã hội. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy ở trẻ bình thường lúc 4-6 tháng tuổi có khoảng 19% trẻ có biểu hiện biếng ăn, tỉ lệ này tăng dần theo tuổi và đến 24 tháng tuổi thì có đến 50% trẻ biếng ăn. Tỉ lệ này còn cao hơn trong những nhóm trẻ có bệnh lý mãn tính, ví dụ ở nhóm trẻ chậm phát triển tâm thần có đến 80% trẻ bị biếng ăn, và đa số trẻ này có biểu hiện khó khăn trong nuốt thức ăn.

 

            Để phòng và điều trị bệnh biếng ăn, chúng ta cần nắm vững một số quan điểm. Chúng ta cần hiểu rằng ăn là một tập hợp những hành vi có thể thay đổi được. Hành vi, thái độ ăn uống của trẻ nhỏ liên quan mật thiết đến mối quan hệ giữa trẻ và người chăm sóc. Trẻ có thể ăn nhiều hơn khi đói, thức ăn ngon, món ăn được trình bày đẹp, nơi ăn thích hợp, thoải mái, cùng ăn với những người thân, không khí bữa ăn ấm cúng, vui vẻ… Đồng thời, người lớn có thể có những hành vi ảnh hưởng đến biểu hiện ăn uống của trẻ. Trẻ rất thích bắt chước, và những người mà trẻ yêu mến gắn bó sẽ trẻ thành hình mẫu cho trẻ trong mọi hành động, ngay cả trong vấn đề ăn uống. Thật khó tập cho trẻ ăn rau nếu cha mẹ cũng chẳng bao giờ đụng đến một cọng rau nào… Phải để trẻ chứng kiến người lớn ăn ngon lành trước đó, trẻ sẽ thử nếm và sau đó trẻ sẽ yên tâm thưởng thức. Tất nhiên, cũng nên cho trẻ lời khen khi trẻ tập ăn được món mới, trẻ sẽ hào hứng hơn nhiều. Khi bắt đầu một thức ăn mới, có trẻ háo hức nhưng cũng có trẻ lại sợ. Phụ huynh nên cho bé làm quen dần với thức ăn lạ, và người lớn nhớ phải làm gương cho trẻ. Chúng ta cũng thông cảm với trẻ khi sợ một thức ăn mới, vì đó là đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Có khi trẻ phải thử rất nhiều lần mới chấp nhận một món ăn mới, và phụ huynh phải rất kiên nhẫn. Nếu mới thử một, hai lần mà thấy trẻ khóc la, chúng ta đã bỏ thức ăn đó đi không tập nữa thì trẻ sẽ không biết ăn món đó, và cứ như thế số lượng món ăn ngày càng ít dần, trẻ cũng biếng ăn dần. Nếu cha mẹ cứ để thức ăn mới đó trên đĩa, tập cho trẻ quen dần dần thì trẻ sẽ ăn được.

            Chúng ta cũng nên hiểu tâm lý của trẻ bao giờ cũng có cái tôi và muốn khẳng định mình. Nếu trẻ không ăn hay bị ói mà gây được áp lực với người lớn thì chuyện biếng ăn, ói cũng có thể trở thành một cách để trẻ gây chú ý và đòi hỏi việc gì đó. Không nên tỏ thái độ quá lo lắng khi trẻ không ăn, nhưng cũng không nên tỏ thái độ bàng quang làm cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi. Nên cho trẻ một khung kỉ luật trong sinh hoạt, đặc biệt là đối với bữa ăn. Đến giờ là trẻ biết phải ngồi vào bàn ăn, bữa ăn sẽ chỉ có trong một khoảng thời gian thôi, ví dụ trong tối đa 20-30 phút. Nếu trẻ không ăn hãy cất thức ăn đi và đừng cho ăn vặt ngay, hãy để trẻ hơi đói và ăn bù và bữa kế tiếp. Cũng không nên ép trẻ ăn quá mức sẽ gây ra những ám ảnh sợ ăn và biếng ăn tâm lý về sau. Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của trẻ.

 

            Ngay từ khi mới bắt đầu tập ăn cho trẻ, chúng ta cần dạy cho trẻ cách nhận biết cảm giác đói để ngồi vào bàn ăn và cảm giác no để kết thúc bữa ăn. Vì thế bữa ăn phải bố trí vào lúc trẻ đói, và phải tạo cơ hội cho trẻ biết đói để ăn ngon miệng, nghĩa là không ăn vặt nhiều. Giữa những bữa ăn chỉ nên cho trẻ uống nước trắng. Nên dạy cho trẻ ngồi tại bàn ăn cho đủ no mới được đứng lên. Không cho phép giải trí trong bữa ăn dù là bữa ăn chính hay phụ (ví dụ: chơi đồ chơi, xem sách, xem tivi…). Khi bị phân tâm, trẻ sẽ không chú ý đến các dấu hiệu đói và no từ chính cơ thể mình nữa. Có một khoảng thời gian chơi hoặc nói chuyện đặc biệt ngoài giờ ăn chứ không phải ngay lúc ăn.

 

            Các chuyên gia của Mỹ có đưa ra một biện pháp phạt khi trẻ có những hành vi không phù hợp khi ăn, đó là liệu pháp “tạm dừng ăn”. Nếu trẻ có thái độ sai, ví dụ ném thức ăn hay chén bát, hay bỏ đi khỏi bàn ăn… cha mẹ phải bình tĩnh và cho trẻ ở một mình trong một nơi đảm bảo an toàn như phòng chơi, phòng ngủ… cho đến khi trẻ bình tâm lại và tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Thời gian của liệu pháp “tạm dừng ăn” bằng thời gian cho trẻ bình tĩnh cộng thêm một phút cho một năm tuổi. Không dừng liệu pháp nếu trẻ còn đang khóc và chưa vâng lời. Khi trẻ trở lại sau thời gian tạm dừng ăn, nếu trẻ vẫn còn giận dữ và có hành vi xấu tiếp tục, thực hiện trở lại qui trình tạm dừng ăn cho đến khi nào trẻ chịu vâng lời thì thôi. Chúng ta có thể tham khảo cách giáo dục của họ để giúp cho trẻ tự lập và hạn chế biếng ăn.

 

            Người ta chia biếng ăn thành ba mức độ: nhẹ nghĩa là có hành vi không thích hợp trong bữa ăn nhưng trẻ vẫn phát triển tương đối bình thường, trung bình khi biếng ăn đã bắt đầu gây chậm tăng trường và mức độ nặng nếu biếng ăn làm trẻ suy dinh dưỡng nặng hay gây ra những bệnh lý khác một cách nghiêm trọng. Tùy theo mức độ biếng ăn mà cách can thiệp cũng khác nhau. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ sớm khi trẻ bắt đầu biếng ăn, mức độ nhẹ và trung bình có thể tự điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng mức độ nặng thì phải khám, điều trị và tái khám theo đúng y lệnh của bác sĩ chuyên khoa, có khi cần phải nhập viện theo dõi. Việc điều trị biếng ăn hiệu quả còn tùy thuộc rất nhiều vào điều trị đúng nguyên nhân gây ra, cần sự hợp tác của gia đình cũng như nhiều chuyên khoa có liên quan.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 12348 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo