Không nên quá yêu chiều trẻ
(Hoàng Kim) - Những đứa trẻ quá hiếu động
Bé Vũ vốn rất hoạt bát, thông minh, lanh lợi, luôn được thầy cô bạn bè và hàng xóm yêu mến; tuy nhiên Vũ có một nhược điểm là quá hiếu động, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ đến nỗi mẹ cậu nghĩ rằng liệu có phải cậu bị mắc chứng hiếu động quá mức.
Một hôm, Vũ được mẹ đưa đi ăn mừng tân gia tại nhà một người bạn cùng cơ quan. Đến nhà người khác mà cậu vẫn cứ ngang nhiên chạy nhảy lung tung như ở nhà mình, không hề e ngại, đến nỗi làm vỡ cả bình hoa nhà chủ. Người bạn của mẹ Vũ vì nể nên không nói gì, nhưng mẹ cậu cảm thấy rất xấu hổ.
Vũ là đứa trẻ điển hình cho tính cách hiếu động. Đặc điểm của những đứa trẻ này là thích động, không thích tĩnh, khỏe mạnh, tư duy nhanh, phản ứng lanh lẹ, nhu cầu thể hiện mình và khả năng giao tiếp cũng rất tốt; cho dù đứng trước rất nhiều người lạ nhưng chúng vẫn mạnh dạn nói chuyện và làm những việc của mình. Tuy nhiên ở chúng, khả năng tự kiềm chế lại rất kém, thường gây ra những sự cố do sự cẩu thả, hiếu động, thiếu kiềm chế.
Đối với những đứa trẻ quá hiếu động, nếu cha mẹ quá yêu chiều, hoàn toàn thuận theo tính cách của chúng thì sau này lớn lên chúng sẽ sống tự do, tùy tiện, chỉ thích làm theo ý mình. Vì vậy, khi chúng gây ra sự cố, người mẹ nên kịp thời giáo dục, nhắc nhở, định hướng cho trẻ sửa chữa. Như bé Vũ trong câu chuyện kể trên, người mẹ có thể cho cậu tự bỏ tiền của mình mua một chiếc bình hoa rồi tự mang đến trả nhà người đồng nghiệp kia và thành thực xin nhận lỗi. Có như vậy Vũ mới thấm thía hậu quả mình gây ra mà dần dần điều chỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, làm như vậy còn dạy cho trẻ về tinh thần trách nhiệm.
Nguồn: Hoàng Kim
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 6) : hiệu ứng Hawthorne, Hiệu ứng tăng giảm
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 5) : Hiệu ứng Thùng gỗ
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 4) : Hiệu ứng Gió Nam
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 3) : Hiệu ứng Deci
- SƠ cứu khi trẻ chấn thương não
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 2) : Hiệu ứng vượt giới hạn
- Sơ cứu khi trẻ bị dập thương
- Những quy luật tâm lý ở trẻ (P 1) : Hiệu ứng Rosenthal
- Thời điểm giáo dục con trẻ tốt nhất (P 2)
- Sơ cứu khi trẻ bị di vật lọt vào cơ thể
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận