Trang chủ --> Gia đình --> Bàn thêm về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Bàn thêm về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ

(Hoàng Kim) - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với trẻ em. Trong sữa mẹ có gần như đầy đủ các chất mà một em bé cần trong những tháng đầu và đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ ở những tháng sau. Sữa mẹ là mẫu để chế biến các công thức dành cho nhũ nhi không được bú sữa mẹ vì người ta mong muốn trẻ sẽ phát triển giống như một em bé sinh đủ tháng bú mẹ. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

            Trước tiên, nói về mặt đại chất dinh dưỡng đạm trong sữa mẹ có hàm lượng phù hợp với chức năng thận của trẻ, đồng thời chất lượng gồm những acid amin thiết yếu, các loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thu. Đạm sữa mẹ có 70% whey (đạm hòa tan chứa nhiều kháng thể chống bệnh, mau tiêu hóa, dễ hấp thu) và 30% là đạm casein (đạm không hòa tan, thường có vai trò phát triển khối cơ, hấp thụ bị hạn chế ở trẻ càng nhỏ) trong khi đạm của sữa bò có 18% whey và 82% casein. Thành phần các acid amin trong sữa mẹ là chuẩn mực để tạo ra các dung dịch chất đạm dùng trong nuôi tĩnh mạch và một số sản phẩm dùng cho nuôi qua ống sonde trong lĩnh vực y học. Chất béo trong sữa mẹ cũng rất lý tưởng với các acid béo cần thiết cho quá trình phát triển của não và hệ thần kinh cũng như các tế bào trong cơ thể. Các sữa công thức phải cố gắng bổ sung thêm những chất béo cần thiết này, ví dụ DHA và ARA để có thể gần với sữa mẹ nhất. Trẻ cũng có khả năng chống bệnh nhiễm trùng nhờ các kháng thể, các chất chống oxy hóa, các chất bảo vệ chống viêm… mà sữa mẹ cung cấp cho trẻ, đồng thời tránh được nguy cơ dị ứng. Chất bột đường trong sữa mẹ là lactose, và oligosaccharide có vai trò trong phát triển não cũng như ổn định hệ vị khuẩn ruột, tăng miễn dịch bảo vệ cho cơ thể, chống táo bón. Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón, phân thường mềm, có khi hơi lỏng không mùi hoặc mùi hơi chua trong khi trẻ uống sữa bò sẽ có phân cứng hơn, đóng khuân, mùi hôi hơn và dễ bị táo bón.

            Ngoài ra trong sữa mẹ có nhiều vitamin và muối khoáng phù hợp với nhu cầu của trẻ. Canxi và sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn trong sữa công thức. Các vitamin và một số khoáng thể trong sữa mẹ (các kháng thể này không thể có trong sữa công thức) như IgG, IgA, lactoferrin, lysozyme, nucleotide… giúp tăng khả năng chống lại bệnh tật, do đó trẻ bú mẹ ít bị bệnh hơn trẻ bú bình thường. Trong sữa mẹ còn chứa men lipase giúp hấp thu chất béo hiệu quả hơn.

            Trong sữa mẹ chỉ có 2 chất có thể thiếu, đó là vitamin K, nhưng thường được bổ sung cho bé vào lúc sinh và vitamin D, vẫn có thể có đủ cho trẻ nếu cho trẻ được phơi nắng thường xuyên.

            Thông thường, từ tháng thứ tư của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu có sữa non, với nhiều năng lượng và kháng thể. Ngay sau sinh, sữa non đã sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của bé. Trẻ mới sinh chỉ cần vài ml sữa non là đủ. Nếu cho bú sớm, sữa mẹ sẽ mau về hơn, đồng thời trẻ sẽ được bảo vệ chống lại bệnh tật do hàm lượng kháng thể trong sữa non rất cao. Vì vậy, các bác sĩ khuyên các bà mẹ cho con bú sớm ngay sau sinh, càng sớm càng tốt, và nên trong vòng ½ giờ đầu. Không nên cho trẻ uống bất kỳ loại sữa hay nước nào khác vì như vậy vừa bỏ phí nguồn sữa non, vừa làm mất phản xạ tiết sữa của mẹ làm sữa chậm về. Chưa kẻ nguồn thức ăn đưa từ bên ngoài vào không thể nào vệ sinh và tươi mới như sữa mẹ, trẻ ăn thức ăn bên ngoài quá nó sẽ ngủ suốt, lười bú mẹ và có thể chê luôn sữa mẹ về sau.

            Thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có sự biến đổi nhẹ tùy theo thời điểm trong ngày, đầu và cuối cữ bú, cũng như giữa các bà mẹ khác nhau, nhưng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, sữa mẹ cũng thay đổi theo để đáp ứng 2 nhu cầu về dinh dưỡng cũng như về miễn dịch. Với những bà mẹ sinh con non tháng, trong vài tuần lễ đầu tiên, mẹ sẽ có sữa “non tháng”, với hàm lượng chất đạm cao hơn sữa thông thường.

            Người ta đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên thế giới và đưa ra kết luận rằng đa số các bà mẹ đều đủ sữa cho con nếu biết cách cho bú đúng. Số lượng tế bào tiết sữa trong bầu ngực của bà mẹ là như nhau, khoảng 2 triệu tế bào, bất kể ngực to hay nhỏ. Khi cho con bú nhiều và bú cạn sữa trong ngực, nhất là bú đêm, sữa mẹ sẽ tạo ra liên tục để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Bà mẹ chỉ cần ăn thêm khoảng 1 -2 chén cơm mỗi bữa ăn là đủ. Tuy nhiên, tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong sự tiết sữa, nếu mẹ tin tưởng rằng mình đủ sữa cho con và tinh thần sảng khoái thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn. Vì vậy, cần thiết phải tạo cho mẹ một không khí thoải mái và niềm tin vào việc nuôi dạy con bằng sữa mẹ. những thức ăn dân gian có tác dụng lợi sữa chủ yếu là về phương diện tâm lý này. Những thức ăn nào không độc hại ( chất kích thích, bia rượu, một số loại gia vị có vị nồng có thể làm thay đổi mùi sữa mẹ…) được bà mẹ tin tưởng tạo ra sữa nhiều thì sẽ giúp mẹ có nhiều sữa hơn, chúng ta có thể cho bà mẹ sử dụng.

            Trẻ bú sữa mẹ có sức đề kháng và trí thông minh cao hơn trẻ bú bình. Người ta thấy rằng trẻ bú bình có nguy cơ viêm phổi cao gấp 3,9 lần và nguy cơ tiêu chảy cao gấp 17,3 lần trẻ bú mẹ. Trong sữa mẹ có những acid béo không no đa nối đôi giúp cho não, hệ thận kinh và thị lực của trẻ phát triển tốt hơn. Những trẻ bú mẹ sẽ có sự phát triển của trí tuệ, các giác quan như thính giác, thị giác, xúc giác… và ngôn ngữ tốt nhất. Một nghiên cứu ở Australia trên 3880 trẻ sau khi sinh để xác định mô hình nuôi con bằng sữa mẹ và sự chậm phát triển trí tuệ. Những trẻ bú mẹ trong 6 tháng trở lên tham gia trắc nghiệm từ ngữ có tỷ lệ cao hơn 8,2 điểm với các gái và 5,8 điểm với các bé trai so với những trẻ không hề được bú mẹ. Tỉ lệ trẻ bị chàm da, suyễn, tiểu đường type 1, dị ứng thực phẩm… thậm chí béo phì thấp hơn hẳn ở nhóm trẻ được cho bú mẹ. Các nhà nghiên cứu của Đức thông qua thu thập các số liệu về chiều cao, cân nặng của 9375 trẻ em ở lứa tuổi từ 39 – 42 tháng tuổi nhận thấy tỷ lệ béo phì là 4,5% ở những trẻ chưa hề được bú mẹ trong khi ở trẻ bú mẹ hoàn toàn là 2,8% tức là cao hơn gần 40%. Hiện nay, các sữa công thức đang cố gắng bổ sung các chất sao cho gần với sữa mẹ nhất và quảng cáo rầm rộ về ưu điểm của các sữa đó, nhưng vẫn không thể bằng sữa mẹ. Ngoài ra trẻ bú mẹ có tâm lý cân bằng hơn trẻ bú bình.

            Khi trẻ sinh ra, trong cơ thể đã có sẵn một lượng kháng thể mẹ cho qua nhau thai để giúp trẻ chống lại bệnh tật. Sau khi sinh, kháng thể chống bệnh này giảm dần một cách nhanh chóng, giảm rất nhiều lúc trẻ 4-6 tháng tuổi và gần như biến mất lúc trẻ 9 tháng tuổi. Trong khi đó, miễn dịch chống bệnh do tự cơ thể trẻ tạo ra còn thấp, và thường chỉ hoàn thiện khi trẻ được 3-4 tuổi. Bên cạnh đó, trẻ cũng tăng tiếp xúc với nguồn bệnh ở môi trường xung quanh và dễ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Trẻ bắt đầu ăn dặm, các bệnh nhiễm trùng nhiều hơn từ lúc được 4-6 tháng tuổi và sẽ ít bị các bệnh nhiễm trùng hơn sau 3-4 tuổi. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy trẻ 0-6 tháng tuổi mắc khoảng 2,7 đợt tiêu chảy/ năm, trên 2 tuổi mắc 2,6 đợt tiêu chảy/ năm, trong khi trẻ 6-11 tháng tuổi bị tới 4,8 đợt tiêu chảy/ năm, cao gần gấp đôi. Các nhiễm trùng ở đường hô hấp, và dị ứng cũng tăng cao hơn. Những trẻ bú mẹ được nhận một lượng kháng thể tiết có trong sữa mẹ (IgA) nên có khả năng chống bệnh tốt hơn, ít bị bệnh cũng như ít bị dị ứng hơn. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ càng lâu càng tốt để bảo vệ trẻ.

            Do lượng canxi trong sữa mẹ dễ hấp thụ nhờ chất lactabumin và casein phospho peptide giúp vận chuyển canxi tối ưu, do đó trẻ bú mẹ thường có xương cứng chắc hơn trẻ bú bình.

            Trong những nghiễn cứu về tỉ lệ ung thư vú, người ta thấy rằng không cho con bú là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh, tỉ lệ này rất cao ở nhóm các nữ tu. Vì vậy, nên tận dụng nguồn sữa mẹ, vừa lợi cho con, vừa lợi cho mẹ.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 12885 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo