Trang chủ --> PHCN --> Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng: Quan trọng là từ nhận thức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng: Quan trọng là từ nhận thức

Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cùng với việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần sự nhận thức đúng đắn từ gia đình, xã hội và ngay cả bản thân người khuyết tật.

 

Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cùng với việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần sự nhận thức đúng đắn từ gia đình, xã hội và ngay cả bản thân người khuyết tật.

 

Hầu hết những người khuyết tật được hỏi đều cho rằng, họ có tự tin hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống hay không phần lớn là nhờ sự giáo dục từ gia đình. Nếu bố mẹ, người thân có sự chuẩn bị chu đáo cho con em mình vượt qua được rào cản lớn nhất là mặc cảm về bản thân và được trang bị vốn kiến thức cần thiết, chắc chắn người khuyết tật sẽ dần dần xóa đi khoảng cách với những người bình thường khác.

Chị Trần Thị Lệ Hương, Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ trẻ em (Cenforchil), Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) kể, hồi bé, mỗi khi đến trường Hương luôn bị bạn bè trêu ghẹo vì đôi tay bị tật nguyền. Chị rất mặc cảm, nhiều lúc không muốn gặp mọi người. Nhưng chính nhờ bố mẹ động viên, giải thích cặn kẽ mọi điều, Hương đã hiểu ra và bớt đi mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân. Sự kiên trì của người cha trong việc dạy con viết bằng đôi tay tật nguyền đã giúp Hương vỡ ra một điều: Mọi việc đều có thể làm được nếu mình biết cố gắng, không ngừng học hỏi vươn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, Hương đã tìm được cho mình công việc phù hợp.

Còn đối với anh Nguyễn Quảng Thanh (Phó Giám đốc trung tâm Tin học, Trung Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc), việc vượt qua “cú sốc” trở thành người khuyết tật cũng là một thử thách. Vốn là sinh viên Trường Giao thông Vận tải, trong một lần bất cẩn, anh đã bị mạt sắt bắn vào làm mù hai mắt. “Khi nghe bác sĩ thông báo, tôi đã muốn tìm đến cái chết.”- anh Thanh tâm sự.

Trong những tháng Thanh nằm viện, ngoài việc canh chừng con trai tự vẫn, mẹ anh luôn ở bên, động viên, lên giây cót cho con, khuyên nhủ con phải đối mặt với thực tế. Nhờ tình thương yêu của gia đình, nhất là người mẹ, Thanh đã dần nguôi ngoai và bắt đầu trăn trở về tương lai của mình. Khi ra viện, được bố mẹ động viên, Thanh bắt tay vào học nghề cơ khí. Vượt qua bao khó khăn, Thanh đã trở thành một người thợ lành nghề, chỉ cần ngửi mùi khói và nghe tiếng nổ của động cơ là đã có thể bắt được bệnh cho xe. Đến nay, hầu như những người lái xe đường dài phía Bắc và ở thị xã Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên… đều tìm đến gara ô tô của Thanh để “trị bệnh” cho xe. Không những thế, với việc tự tìm tòi, học hỏi, anh Thanh còn là một giáo viên Tin học của Hội người mù tỉnh Vĩnh Phúc. Giờ đây, Thanh đã có một gia đình hạnh phúc với người vợ hiền và 2 đứa con ngoan.

Bằng những nỗ lực của bản thân, người khuyết tật đã tham gia và khẳng định mình ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ở đâu cũng có những tấm gương người khuyết tật tự vươn lên, làm chủ cuộc sống, thay đổi hoàn cảnh.

Nếu như trước đây có rất ít người khuyết tật học lên Cao đẳng, Đại học thì giờ đây, số người khuyết tật có trình độ Đại học không phải là hiếm. Cùng với đó, nhiều người khiếm thị đã biết khai thác tiện ích của công nghệ số, máy tính có hỗ trợ âm thanh trong học tập và làm việc. Theo anh Nguyễn Quảng Thanh, lúc đầu anh “lên mạng” chỉ để cập nhật thông tin về các loại ô tô, phục vụ cho công việc. Nhưng càng ngày, thấy tiện ích của mạng Internet nên anh đã mày mò tự học, trang bị cho mình kiến thức về công nghệ thông tin để chia sẻ với những người khuyết tật khác. Đặc biệt, Internet đã kết nối anh với những người cùng cảnh ngộ. Qua chia sẻ, họ đã tạo dựng cho mình thêm niềm tin yêu cuộc sống.

Trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nhiều người khuyết tật đã khẳng định khả năng của mình. Họ mong muốn được tạo điều kiện học tập, trau dồi kiến thức để vươn lên, chứ không muốn mình là đối tượng nhận sự trợ giúp, ban ơn. “Dù phải cố gắng gấp hai, ba lần người bình thường, nhưng chúng tôi vẫn thích được bình đẳng với mọi người trong công việc. Mọi người đừng nhìn vào sự khiếm khuyết của cơ thể chúng tôi mà hãy nhìn vào sự cống hiến. Theo tôi, không có người khuyết tật mà khuyết tật là do sự kỳ thị của những người xung quanh tạo ra”- Chị Hương tâm sự.

Nhiều người khuyết tật cũng thừa nhận, Đảng và Nhà nước và xã hội đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người khuyết tật. Dựa vào sự quan tâm này nên vẫn còn một số trường hợp có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không tự phấn đấu vươn lên. Người khuyết tật muốn hòa nhập tốt hơn, không cách nào khác là phải tự trau dồi kiến thức, tự vận động để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Có như vậy, chính bản thân họ mới không bị mặc cảm bởi sự ban ơn. “Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tự tìm ra khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng hạn, tôi khuyết tật đôi tay, sau nhiều lần trải nghiệm, tôi phải tự tìm kiểu tóc phù hợp để lần sau không phải nhờ người giúp mình. Nói như vậy nghĩa là trong công việc, chúng tôi cũng phải tự vận động, phải tự tìm cho mình nhiều giải pháp để lựa chọn giải pháp tốt nhất”- Chị Hương nói.

Trong nhiều năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với người khuyết tật, như: Pháp lệnh về người tàn tật và 20 Luật khác có quy định riêng liên quan trực tiếp đến người khuyết tật, như: Bộ Luật dân sự, Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hôi, Luật Bảo hiểm y tế…

Năm 2007, Việt Nam cũng ký tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; đồng thời cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong "Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako h­ướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của ng­ười khuyết tật", khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2001-2012). Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, Dự án Luật Người khuyết tật lần đầu tiên được đưa ra lấy ý kiến…

Sự quan tâm này đã và đang góp phần cải thiện đời sống người khuyết tật, làm thay đổi nhận thức xã hội về người khuyết tật; đồng thời tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Theo Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, hàng năm có gần 1 triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; hàng trăm nghìn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, được cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy... 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; có 260.000 trẻ em khuyết tật học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục và 6.000 trẻ em khuyết tật học ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt; 19.000 người khuyết tật được học nghề và bình quân mỗi năm có khoảng 10.000 người khuyết tật được giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Các tổ chức của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội người mù, Hội người điếc, Hội người khuyết tật các tỉnh, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp và hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật...

Tuy các chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc người khuyết tật đã được luật hóa nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều rào cản trong việc khuyến khích người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đó là những rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm… Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 quy định mỗi doanh nghiệp phải tiếp nhận ít nhất 2% người khuyết tật vào làm việc, nhưng việc này vẫn chưa được các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Có rất nhiều người khuyết tật tốt nghiệp bằng khá, giỏi các trường Đại học ra nhưng lại phải mưu sinh cuộc sống bằng các nghề đấm bóp, massage, bán tăm, chổi… Các doanh nghiệp còn mang nặng tâm lý e dè với năng lực, trình độ của người khuyết tật. Thời gian thử việc dành cho người khuyết tật cũng khá dài và mức lương lại thấp hơn so với người bình thường…

Sẽ khó xảy ra việc một hãng hàng không từ chối vận chuyển người khiếm thính và tài xế xe buýt ở Hà Nội không cho hành khách khuyết tật có xe lăn lên xe, nếu như mọi người có sự nhìn nhận đúng đắn hơn đối với người khuyết tật và hiểu rõ về luật pháp, về quyền quan trọng của người khuyết tật là không được phân biệt đối xử. Những ví dụ này cho thấy, xã hội cần nhìn nhận về vấn đề khuyết tật một cách đúng đắn hơn, các quy định của pháp luật cần phải được thực thi đầy đủ thì người khuyết tật mới thực sự được hòa nhập cộng đồng./.  

Để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cùng với việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, rất cần sự nhận thức đúng đắn từ gia đình, xã hội và ngay cả bản thân người khuyết tật.

 

Hầu hết những người khuyết tật được hỏi đều cho rằng, họ có tự tin hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống hay không phần lớn là nhờ sự giáo dục từ gia đình. Nếu bố mẹ, người thân có sự chuẩn bị chu đáo cho con em mình vượt qua được rào cản lớn nhất là mặc cảm về bản thân và được trang bị vốn kiến thức cần thiết, chắc chắn người khuyết tật sẽ dần dần xóa đi khoảng cách với những người bình thường khác.

Chị Trần Thị Lệ Hương, Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ trẻ em (Cenforchil), Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) kể, hồi bé, mỗi khi đến trường Hương luôn bị bạn bè trêu ghẹo vì đôi tay bị tật nguyền. Chị rất mặc cảm, nhiều lúc không muốn gặp mọi người. Nhưng chính nhờ bố mẹ động viên, giải thích cặn kẽ mọi điều, Hương đã hiểu ra và bớt đi mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân. Sự kiên trì của người cha trong việc dạy con viết bằng đôi tay tật nguyền đã giúp Hương vỡ ra một điều: Mọi việc đều có thể làm được nếu mình biết cố gắng, không ngừng học hỏi vươn lên. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, Hương đã tìm được cho mình công việc phù hợp.

Còn đối với anh Nguyễn Quảng Thanh (Phó Giám đốc trung tâm Tin học, Trung Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc), việc vượt qua “cú sốc” trở thành người khuyết tật cũng là một thử thách. Vốn là sinh viên Trường Giao thông Vận tải, trong một lần bất cẩn, anh đã bị mạt sắt bắn vào làm mù hai mắt. “Khi nghe bác sĩ thông báo, tôi đã muốn tìm đến cái chết.”- anh Thanh tâm sự.

Trong những tháng Thanh nằm viện, ngoài việc canh chừng con trai tự vẫn, mẹ anh luôn ở bên, động viên, lên giây cót cho con, khuyên nhủ con phải đối mặt với thực tế. Nhờ tình thương yêu của gia đình, nhất là người mẹ, Thanh đã dần nguôi ngoai và bắt đầu trăn trở về tương lai của mình. Khi ra viện, được bố mẹ động viên, Thanh bắt tay vào học nghề cơ khí. Vượt qua bao khó khăn, Thanh đã trở thành một người thợ lành nghề, chỉ cần ngửi mùi khói và nghe tiếng nổ của động cơ là đã có thể bắt được bệnh cho xe. Đến nay, hầu như những người lái xe đường dài phía Bắc và ở thị xã Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên… đều tìm đến gara ô tô của Thanh để “trị bệnh” cho xe. Không những thế, với việc tự tìm tòi, học hỏi, anh Thanh còn là một giáo viên Tin học của Hội người mù tỉnh Vĩnh Phúc. Giờ đây, Thanh đã có một gia đình hạnh phúc với người vợ hiền và 2 đứa con ngoan.

Bằng những nỗ lực của bản thân, người khuyết tật đã tham gia và khẳng định mình ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ở đâu cũng có những tấm gương người khuyết tật tự vươn lên, làm chủ cuộc sống, thay đổi hoàn cảnh.

Nếu như trước đây có rất ít người khuyết tật học lên Cao đẳng, Đại học thì giờ đây, số người khuyết tật có trình độ Đại học không phải là hiếm. Cùng với đó, nhiều người khiếm thị đã biết khai thác tiện ích của công nghệ số, máy tính có hỗ trợ âm thanh trong học tập và làm việc. Theo anh Nguyễn Quảng Thanh, lúc đầu anh “lên mạng” chỉ để cập nhật thông tin về các loại ô tô, phục vụ cho công việc. Nhưng càng ngày, thấy tiện ích của mạng Internet nên anh đã mày mò tự học, trang bị cho mình kiến thức về công nghệ thông tin để chia sẻ với những người khuyết tật khác. Đặc biệt, Internet đã kết nối anh với những người cùng cảnh ngộ. Qua chia sẻ, họ đã tạo dựng cho mình thêm niềm tin yêu cuộc sống.

Trong nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nhiều người khuyết tật đã khẳng định khả năng của mình. Họ mong muốn được tạo điều kiện học tập, trau dồi kiến thức để vươn lên, chứ không muốn mình là đối tượng nhận sự trợ giúp, ban ơn. “Dù phải cố gắng gấp hai, ba lần người bình thường, nhưng chúng tôi vẫn thích được bình đẳng với mọi người trong công việc. Mọi người đừng nhìn vào sự khiếm khuyết của cơ thể chúng tôi mà hãy nhìn vào sự cống hiến. Theo tôi, không có người khuyết tật mà khuyết tật là do sự kỳ thị của những người xung quanh tạo ra”- Chị Hương tâm sự.

Nhiều người khuyết tật cũng thừa nhận, Đảng và Nhà nước và xã hội đã có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người khuyết tật. Dựa vào sự quan tâm này nên vẫn còn một số trường hợp có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không tự phấn đấu vươn lên. Người khuyết tật muốn hòa nhập tốt hơn, không cách nào khác là phải tự trau dồi kiến thức, tự vận động để tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình. Có như vậy, chính bản thân họ mới không bị mặc cảm bởi sự ban ơn. “Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tự tìm ra khả năng thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng hạn, tôi khuyết tật đôi tay, sau nhiều lần trải nghiệm, tôi phải tự tìm kiểu tóc phù hợp để lần sau không phải nhờ người giúp mình. Nói như vậy nghĩa là trong công việc, chúng tôi cũng phải tự vận động, phải tự tìm cho mình nhiều giải pháp để lựa chọn giải pháp tốt nhất”- Chị Hương nói.

Trong nhiều năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với người khuyết tật, như: Pháp lệnh về người tàn tật và 20 Luật khác có quy định riêng liên quan trực tiếp đến người khuyết tật, như: Bộ Luật dân sự, Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hôi, Luật Bảo hiểm y tế…

Năm 2007, Việt Nam cũng ký tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; đồng thời cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong "Khuôn khổ hành động thiên niên kỷ Biwako h­ướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của ng­ười khuyết tật", khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thập kỷ thứ II về người khuyết tật (2001-2012). Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, Dự án Luật Người khuyết tật lần đầu tiên được đưa ra lấy ý kiến…

Sự quan tâm này đã và đang góp phần cải thiện đời sống người khuyết tật, làm thay đổi nhận thức xã hội về người khuyết tật; đồng thời tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi để người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Theo Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, hàng năm có gần 1 triệu người khuyết tật được trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; hàng trăm nghìn lượt người được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, được cung cấp phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy... 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; có 260.000 trẻ em khuyết tật học hòa nhập ở các cơ sở giáo dục và 6.000 trẻ em khuyết tật học ở các cơ sở giáo dục chuyên biệt; 19.000 người khuyết tật được học nghề và bình quân mỗi năm có khoảng 10.000 người khuyết tật được giới thiệu việc làm thông qua trung tâm dịch vụ việc làm. Các tổ chức của người khuyết tật ngày càng được mở rộng ở các tỉnh, thành phố như: Hội người mù, Hội người điếc, Hội người khuyết tật các tỉnh, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội cứu trợ trẻ em tàn tật, Hiệp và hội sản xuất, kinh doanh của người tàn tật...

Tuy các chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc người khuyết tật đã được luật hóa nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều rào cản trong việc khuyến khích người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Đó là những rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm… Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 quy định mỗi doanh nghiệp phải tiếp nhận ít nhất 2% người khuyết tật vào làm việc, nhưng việc này vẫn chưa được các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Có rất nhiều người khuyết tật tốt nghiệp bằng khá, giỏi các trường Đại học ra nhưng lại phải mưu sinh cuộc sống bằng các nghề đấm bóp, massage, bán tăm, chổi… Các doanh nghiệp còn mang nặng tâm lý e dè với năng lực, trình độ của người khuyết tật. Thời gian thử việc dành cho người khuyết tật cũng khá dài và mức lương lại thấp hơn so với người bình thường…

Sẽ khó xảy ra việc một hãng hàng không từ chối vận chuyển người khiếm thính và tài xế xe buýt ở Hà Nội không cho hành khách khuyết tật có xe lăn lên xe, nếu như mọi người có sự nhìn nhận đúng đắn hơn đối với người khuyết tật và hiểu rõ về luật pháp, về quyền quan trọng của người khuyết tật là không được phân biệt đối xử. Những ví dụ này cho thấy, xã hội cần nhìn nhận về vấn đề khuyết tật một cách đúng đắn hơn, các quy định của pháp luật cần phải được thực thi đầy đủ thì người khuyết tật mới thực sự được hòa nhập cộng đồng./.  

 

Theo ĐCSVN
 

Lượt xem : 30584 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo