Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật

2.4. Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật

Đánh giá kết quả dạy học là nội dung chủ yếu của đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, với sự tập trung vào việc đánh giá kết quả sự lĩnh hội kiến thừc, kĩ năng nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ và sự thay đổi trong hành vi, thái độ, tình cảm của trẻ. Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật là quá trình thu thập thông tin về khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cũng như những thay đổi về hành vi, thái độ và tình cảm của trẻ một cách thường xuyên cũng như trong một giai đoạn nhất định nào đó một cách có hệ thống, trên cơ sở đó, giáo viên có thể đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời để trẻ khuyết tật tham gia một cách tốt nhất và có hiệu quả vào quá trình học tập. Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật trong các môi trường học tập chuyên biệt hay môi trường phổ thông đều đòi hỏi có quan điểm và cách thức cụ thể. Sau đây là một số vấn đề cơ bản trong đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật.

2.4.1. Quan điểm đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật

Theo khái niệm, trẻ khuyết tật có những khiếm khuyết về cấu trúc cơ thể hoặc các chức năng hoạt động không bình thường dẫn đến gặp khó khăn trong hoạt động nhận thức, biểu hiện hành vi, khi trẻ theo học thì giáo viên và nhà trường cần tuân theo một số quan điểm đánh giá kết quả dạy học dành cho đối tượng này.

Trước hết,đánh giá  kết quả dạy học trẻ khuyết tật cần được đánh giá theo các lĩnh vực hay các mặt như đối với đánh giá kết quả dạy học của trẻ bình thường, bao gồm đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng và đánh giá thái độ, chú trọng vào đánh giá kết quả lĩnh hội kién thức và kết quả rèn luyện kĩ năng trong dạy học. Đối với đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức, tuỳ từng dạng trẻ khuyết tật, từng mức độ khuyết tật, từng môn học mà có thể sử dụng điểm số để đánh giá (đánh giá định lượng) hoặc sử dụng nhận xét để đánh giá (đánh giá định tính). Đối với đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng và thái độ cần dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ một cách hết sức chặt chẽ để đưa ra kết luận chính xác.

Thứ hai,đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật cần phải dựa trên chính kết quả tiếp thu, lĩnh hội của trẻ được xác định ở mục tiêu của mỗi bài dạy, mục tiêu của tháng, nửa học kì, học kì và cả năm đối với trẻ. Số lượng, mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ trẻ khuyết tật tiếp thu, lĩnh hội được khẳng định sự phát triển về trí tuệ và phẩm chất nhân cách của trẻ cho dù gia đình giới hạn trong phạm vi và mức độ nào đó mà thôi.

Thứ hai,đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật không đơn thuần là việc chỉ ra hiện trạng của việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và sự thay đổi trong hành vi, thái dộ, tình cảm của trẻ mà quan trọng hơn là trên cơ sở hiện trạng này,giáo viên xây dựng được một hệ thống biện pháp dạy học có hiệu quả hơn đối với trẻ khuyết tật cho giai đoạn sau đánh giá. Có như thế, quá trình dạy học trẻ khuyết tật sẽ không ngừng được thúc đẩy và đạt hiệu quả cao.

2.4.2. Các bước và phương pháp đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật

Đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật cũng tương tự như quá trình dạy học đối tượng này là một quá trình khó khăn và phức tạp. Việc đánh giá cần được tiến hành thường xuyên trong mỗi bài học, từng ngày học cũng như theo quy định chung của kĩ năng học (đánh giá kết quả học cuối cùng). Dù là đánh giá thường xuyên hay đánh giá kết quả cuối cùng, giáo viên cũng cần tuân theo những bước đánh giá cụ thể.

Đầu tiên đó là bước thu thập thông tin về trẻ được thực hiện trong mỗi bài chuẩn bị giáo án của g iáo viên hay trong xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật. Điều quan trọng của bước này là giáo viên cần xác định kiến thức, kĩ năng cũng như những biểu hiện hành vi, thái độ của trẻ là gì? Cách học của trẻ là gì? Sẽ dạy trẻ như thế nào? Những mẫu phiếu về nội dung phát triển các lĩnh vực của trẻ sẽ đảm bảo giáo viên thực hiện được bước này.

Tiếp theo là bước thu thập thông tin và đánh giá về sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của trẻ trong quá trình dạy học, tức là một sự đánh giá giữa hiện trạng ban đầu và sau một khoảng thời gian nhất định với những nội dung dạy học cụ thể (thậm chí là một đơn vị kiến thức của tiết học) thì trẻ lĩnh hội đén mức độ nào? Với cách truyền đạt của giáo viên như thế thì trẻ có thể lĩnh hội trẻ khuyết tật có thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động kiểm tra bằng lời của giáo viên, phát hiện của bạn bè trẻ khuyết tật trong lớp,... sẽ giúp giáo viên có thể khẳng định một cách tương đối chính xác về sự tiếp thu, lĩnh hội của trẻ khuyết tật trong tiết học, bài học cũng như sau một giai đoạn học tập nhất định.

Cuối cùng là bước đánh giá kết quả dạy học trẻ khuyết tật thực hiện theo quy định về thời gian là nửa học kỳ, học kì và cả năm học, kết quả và nội dung bước này gắn liền với đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, những bài tập kiểm tra, bài thi, số lượng môn kiểm tra, hình hức kiểm tra cũng như phương pháp kiểm tra dành cho trẻ khuyết tật cần được giáo viên và nhà trường cân nhắc, đưa ra quyết định một cách phù hợp nhưng cần tuân theo và dự vào khả năng của chính trẻ khuyết tật. Các văn bản hướng dẫn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở pháp lí cho giáo viên và các nhà trường thực hiện quá trình này.

2.4.3. Đánh giá bài học có hiệu quả trong việc dạy học trẻ khuyết tật

Đánh giá bài học có hiệu quả là một yêu cầu trong đánh giá quá trình dạy học trẻ khuyết tật và được xem xét dưới hai hình thức dạy học chuyên biệt và dạy học phổ thông, không đề cập đén đánh giá bài học được tiến hành theo tiết dạy cá nhân. Các vấn đề hay nội dung của  việc đánh giá một bài học có hiệu quả trong dạy học trẻ khuyết tật cần đề cập đến có thể bao gồm:

Đánh giá việc xây dựng giáo án:Các yếu tố cần tính đến như giáo án cần phải đầy đủ, rõ ràng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đảm bảo yêu cầu giáo dục và phù hợp với trẻ khuyết tật của lớp mình.

Đánh giá nội dung bài học:Nội dung kiến thức của bài học cần được tổ chức có hệ thống, chính xác, đảm bảo trẻ chiếm lĩnh được các kiến thức cơ bản tối thiểu, rèn luyện kĩ năng phù hợp cũng như đảm bazỏ giáo dục hành vi, thái độ và tình cảm phù hợp với trẻ.

Đánh gía phương pháp dạy học:Bao gồm xem xét việc tổ chức hướng dẫn tiết học hợp lí, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động học tập một cách có hiệu quả thông qua việc phối hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy và sử dụng đồ dùng dạy học trên cơ sở giáo viên giữ vai trò tổ chức, trẻ chủ động học tập, đảm bảo phân bố thời gian hợp lí giữa các hoạt động,...

Đổng thời, cần đánh giá phong cách sư phạm của giáo viên cũng như năng lực và nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ giảng bài, xử lí các tình huống sư phạm đặc biệt là các tình huống có xuất hiện hành vi bất thường của trẻ khuyết tật trong lớp học.

Cuối cùng, cần đánh kết quả trên trẻ, tức là xem xét tinh thần thái độ học tập, hứng thú học tập của trẻ khuyết tật như thế nào, mức độ lĩnh hội kiến thức của trẻ so với mục tiêu bài học ban đầu đã đề ra.

Có thể sử dụng các phiếu dự giờ để thực hiện đánh giá bài học có hiệu quả trong dạy học trẻ khuyết tật. Những nội dung của phiếu cần đề cập đến bao gồm xem xét vị trí của giáo viên trong lớp học, vị trí ngồi và hoạt động của trẻ, nội dung bài học là về cái gì? tỉ lệ (%) thời gian hoạt động của giáo viên và trẻ trong bài học là bao nhiêu? có bao nhiêu hoạt động và những loại hình hoạt động học tập nào mà giáo viên tổ chức? đồ dùng phương tiện được sử dụng trong bài học bao gồm những đồ dùng nào? môi trường lớp học có thân thiện và thuận lơi cho hoạt động học tập hay không? và sau bài học cũng cần phải xem xét thái độ của trẻ (vui vẻ, ồn ào hay tỏ ra mệt mỏi,...).

Kết quả đánh giá một bài học có hiệu quả trong dạy học trẻ khuyết tật được định lượng bằng điểm số và xếp loại theo từng thang điểm số. Mỗi cấp học có một hệ thống cũng như tiêu chí đặc trưng riêng của từng cấp học đó và có văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lượt xem : 2357 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo