tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
1.4.2. Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với giáo dục trẻ khuyết tật thế giới. Hơn nữa cũng không có nhiều tài liệu khẳng định một cách tương đối đầy đủ và chi tiết về vấn đề này. Tuy nhiên, tương tự như lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật trên thế giới, các trường lớp, cơ sở giáo dục trẻ khiếm thính và khiếm thị được ra đời sớm hơn so với các cơ sở giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ khuyết tật vận động, trẻ khuyết tật ngôn ngữ…
1.4.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám
* Giáo dục trẻ khiếm thính
Năm 1896, trường điếc đầu tiên được ra đời ở Bình Dương điếc Lái Thiêu do một linh mục người Pháp tên là Azemat thành lập với 5 học sinh điếc. Đến năm 1902, trường có tới 20 học sinh điếc. Trẻ bắt đầu được dạy văn hoá và các kĩ năng giao tiếp.
Năm 1973, trường có khoảng 30 học sinh điếc. Đến thời kỳ này, học sinh được học văn hoá, học nghề theo chương trình do các giáo viên tự biên soạn. Các nữ sinh được học nghề cắt may. Trường sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (mimique) để dạy các cháu học sinh.
* Giáo dục trẻ khiếm thị
Trường mù đầu tiên được ra đời tại bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn do ông Nguyễn Văn Chí, một người mù từ Pháp về, thành lập năm 2903. Đến năm 1927 trường được xây dựng tại 182 đường Nguyễn Chí Thanh (bây giờ là trường Nguyễn Đình Chiểu, TP. Hồ Chí Minh). Nội dung dạy học chủ yếu là dạy nghề. Trường giải thể vào năm 1945.
1.4.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 - 1975
* Giáo dục trẻ khiếm thính
Trường dạy trẻ điếc Lái Thiêu phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nội dung học tập là kiến thức văn hoá bậc tiểu học, kiến thức nghề nghiệp phù hợp: may, đan, thêu, dệt, đóng sách vở, đánh máy chữ, trồng trọt, chăn nuôi, mộc, nề. Phương pháp giảng dạy: Phục hồi chức năng nghe nói bằng cách dạy phát âm cho trẻ khiếm thính nhẹ (nghễnh ngãng), tận dụng phần thính lực còn lại, thị giác, xúc giác, quan sát môi, răng, lưỡi, rung động của dây thanh, sức bật của hơi…
Ở Hà Nội, dòng thánh Phalo, nhà thờ Hàng Bột (nay là đường Tôn Đức Thắng) đã sử dụng phương pháp ngôn ngữ kí hiệu cử chỉ điệu bộ dạy trẻ điếc tại một lớp mở tại Hàng Buồm, sau chuyển về Hàng Lược. Nội dung học chủ yếu là văn hoá và học nghề. Lớp học tồn tại tới năm 1980.
Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Bộ Y tế mở lớp thí điểm dạy trẻ điếc nhằm nghiên cứu cải thiện sức nghe cho trẻ điếc bằng cách kết hợp đông tây y, huấn luyện thính giác, sử dụng máy trợ thính,… Nội dung và phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt để dạy các âm cho trẻ điếc: Dạy phát âm từng âm vị, thanh điệu, vần mẫu, từ dễ đến khó về phương diện ngữ âm…
* Giáo dục trẻ khiếm thị
Đầu năm 1952, trường dạy trẻ mù ở Sài Gòn được mở lại và đặt trong trường Cao Thắng, mang tên là trường thiếu niên mù. Năm 1954 trường chuyển về địa điểm cũ 182 đường Nguyễn Chí Thanh (bây giờ) dành cho nam sinh mù. Năm 1958, trường chuyển về địa điểm 184 đường Nguyễn Chí Thanh. Hai trường này hoạt động biệt lập cho đến tháng 4 năm 1975 và sau năm 1975 đã sát nhập lại và nay là trường Nguyễn Đình Chiểu Tp. Hồ Chí Minh.
Năm 1936, ở miền Bắc có một cơ sở dạy người mù đặt tại số 55 phố Quang Trung, Hà Nội, sau đó bị đóng cửa. Năm 1955, ngành thương binh xã hội có mở trường dành cho những thương binh hỏng mắt đặt tại số 139 phố Nguyễn Thái Họ, Hà Nội với mục đích thanh toán nạn mù chữ nổi Braille. Đến năm 1960, có một cơ sở dạy bổ túc văn hóa cho thanh niên mù đặt tại khu Ba Đình, Hà Nội.
1.4.2.3. Giai đoạn từ năm 1975 -1990
Vào những năm 1960 - 1970, bộ giáo dục gửi một số cán bộ sang Liên Xô (cũ) nghiên cứu đào tạo ngành sư phạm tật học. Cuối năm 1974, đã có 6 cán bộ được đào tạo xong trở về nước. Ngày 06 tháng 01 năm 1975, Bộ Giáo dục đã quyết định thành lập Tổ nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật, sau đó trở thành Ban và Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật thuộc Viện khoa học Giáo dục. Trung tâm gồm có gần 200 cán bộ nghiên cứu, tất cả có trình độ cử nhân, một số phó tiến sĩ và các phòng chuyên môn. Bộ máy nghiên cứu, chỉ đạo gíáo dục trẻ khuyết tật của Bộ Giáo dục được hình thành.
Trong những năm 1980, có những nỗ lực thực hiện giáo dục hội nhập trẻ khuyết tật trong các trường phổ thông bình thường nhưng đều thất bại, trẻ khuyết tật dược gửi trả lại các trường và cơ sở chuyên biệt.
đây là giai đoạn phát triên mạnh mẽ của các trường, lớp chuyên biệt và đến năm 1980, có khoảng 30 trường, cơ sở chuyên biệt và tới năm 1990, tổng số trường (trung tâm /cơ sở) chuyên biệt của cả nước khoảng trên 50, trong đó:
- Trường (trung tâm /cơ sở) dạy trẻ khiếm thính: 36.
- Trường (trung tâm /cơ sở) dạy trẻ chậm phát triẻn tinh thần: 11.
- Trường (trung tâm /cơ sở) dạy trẻ khiếm thị: 0,5.
1.4.2.4. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Triển khai mô hình giáo dục hoà nhập
Giáo dục hoà nhập trên thế giới bắt đầu xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ XX.
Năm 1985, lần đầu tiên ý tưởng về giáo dục hoà nhập được thảo luận ở Việt Nam tại một Hội nghị do UNESCO tổ chức. Tuy nhiên, mãi đến năm 1990 giáo dục hoà nhập mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là Trung tâm nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật, Viện Khoa học Giáo dục, chuẩn bị và triển khai với sự giúp đỡ của nhiều tổ chức quốc tế. Thực tế, giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn nghiên cứu, tìm tòi và thí điểm. Mô hình giáo dục hoà nhập chỉ thực sự được hiểu và thực hiện theo đúng nghĩa của nó bắt đầu từ 1996. Điều này diễn ra đồng thời với tiến trình giáo dục hoà nhập ở Việt Nam khi trách nhiệm giáo dục trẻ khuyết tật được chuyển từ Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội sang Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 4 năm 1995. Trẻ khuyết tật không chỉ được phục hồi chức năng mà còn được hưởng sự giáo dục và có cơ hội hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xã hội.
Hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện giáo dục hoà nhập trước khi một chính sách quốc gia được ra đời (xem tài liệu tham khảo Các văn bản quốc tế và Việt Nam về giáo dục trẻ khuyết tật học phần II). Một trong những văn kiện quan trọng nhất là Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành TW khoá IX, trong đó ghi rõ: "Đạt tỉ lệ 50% vào năm 2006 và 70% vào năm 2010 trẻ khuyết tật được học ở một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt" (Trang 46. Các chỉ tiêu cụ thể đối với các cấp, bậc học).
Trung tâm nghiên cứu giáo dục tre khuyết tật được đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và phát triển Chương trình giáo dục chuyên biệt (tháng 10 năm 2003), thuộc Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Viện được thành lập trên cơ sở tổ chức lại hai Viện trực thuộc Bộ là Viện Khoa học Giáo dục và Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục vào tháng 08 năm 2003). Trung tâm có 17 cán bộ nghiên cứu, trong đó hầu hết có trình độ Thạc sĩ, một số tiến sĩ (trong đó có 02 được được đào tạo Tiến sĩ ở nước ngoài).
Từ năm 2000 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập các khoa giáo dục đặc biệt ở các trường Đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ…
Năm học 2003 -2004, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đã triển khai thực hiện mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Tổng số trẻ khuyết tật được đi học khoảng 70.000 em. Trong đó, khoảng 70.000 trẻ khuyết tật đi học tại 94 ở trường, cơ sở chuyên biệt (so với 1995, khoảng 3.700 trẻ khuyết tật đi học tại 66 trường, cơ sở chuyên biệt ). Tính đến năm học 2005 -2006, khoảng gần 250.000 trẻ khuyết tật dược đi học hoà nhập tại các trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội
- Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Những tồn tại của mô hình giáo dục chuyên biệt
- TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG
- Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt
- Giáo dục hòa nhập (Inclusive Education
- Bản chất của giáo dục hoà nhập
- Tính tất yếu của quá trình hoà nhập
- . Cơ sở pháp lí
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận