Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC

TRẺ KHUYẾT TẬT

 

1. GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT LÀ MỘT CHUYÊN NGÀNH CỦA KHOA HỌC GIÁO DỤC

1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

1.1.1. Đối tượng của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu của mình và khi nghiên cứu một khoa học người ta thường bắt đầu bằng việc nghiên cứu đối tượng của khoa học đó. Giáo dục trẻ khuyết tật là một chuyên ngành của khoa hoc giáo dục và có đối tượng nghiên cứu riêng.

Cũng như các khoa học khác, đối tượng nghiên cứu của khoa học giáodục trẻ khuyết tật là một trong ba dấu hiệu đặc trưng: đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hệ thống các khái niệm , phạm trù của chuyên ngành khoa học.

Đối tượng của khoa học trẻ khuyết tật là một bộ phận cấu thành và nhằm góp phần vào việc nghiên cứu toàn bộ đối tượng khoa học giáo dục nói chung. Xác định đúng đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành xẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và những người làm việc thuộc lĩnh vực đi đúng hướng đúng trọng tâm, làm cho khoa học này càng phát rtiển.

          Giáo dục trẻ khuyết tật là một khoa nghiên cứu về quá trình gioá dục trẻ khuyết tật. Đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật chính là quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, một quá trình giáo dục theo chuyên ngành hẹp của khoa học giáo dục.

          Khoa học giáo dục trẻ khuyết tật nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, phát hiện những quy luật của quá trình này, tìm ra và xây dựng được các hình thức tổ chức, phương pháp, cách thức có hiệu quả để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục trẻ khuyết tật.

1.1.2.Nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

          Khoa học giáo dục trẻ khuyết tật là một lí thuyết khoa học thuộc chuyển ngành khoa học giáo dục. Nhằm mục đích góp phần nghiên cứu một cách toàn diện lí thuyết khoa học giáo dục, khoa học trẻ khuyết tật bao gồm một hệ thống các luận điểm, quan điểm tiếp cận về quá trình giáo dục trẻ khuyết  tật, có những nhiệm vụ cụ thể sau:

Giải thích quá trình hình thành, phát triển và bản chất của giáo dục trẻ khuyết tật trong lịch sử xã hội loài người, trên thế giới và Việt Nam. Phát hiện ra những qui luật chi phối vào quá trình này, chi phối đến sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tìm ra và xây dựng các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp, linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất.

          Xây dựng chiến lược và phát triển chương trình giáo dục của chuyên ngành, đào tạo một hệ thống đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia cũng như các nhà sư phạm, giáo viên… dựa trên các thành tựu khoa học thế giới nói chung và khoa học giáo dục, xu hướng phát triển của chuyên ngành, thực tiễn kinh nghiệm của Việt Nam hàng trục năm xây dựng.

          Nghiên cứu, không ngừng tìm tòi được những phương pháp, đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học mới, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của khoa học giáo dục và nhu cầu thực tiễn của quá trình giáo dục trẻ khuyết tật Việt Nam  nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của quá trình này.

          Nghiên cứu xây dựng lí thuyết giáo dục trẻ khuyết tật mới, hiện đại và áp dụng các lí thuyết này vào thực tiễn giáo dục và dạy học trong các trường phổ thông.

          Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu của khoa học khoa học giáo dục trẻ khuyết tật là quá trình giáo dục trẻ khuyết tật. Nhiệm vụ của nó là nghiên cứu nguồn  gốc, bản chất và qui luật của quá trình giáo dục trẻ khuyết tật để xây dựng các lí thuyết khoa học chuyên ngành, trên cơ sở đó chỉ ra và khẳng định con đường  ứng dụng các lí thuyết này vào thực tiễn giáo dục.

1.2.Các khái niệm và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

1.2.1. Các khái niệm cơ bản

          Khoa học giáo dục trẻ khuyết tật có một hệ thống các khái niệm, thuật ngữ được sử dụng, một số các khái niệm, thuật ngữ cơ bản có thể kể đến là:

          Khuyết điểm: Bất cứ sự thiếu hụt hoặc sự bất thường về cấu chúc cơ thể, chức năng tâm lí hay giải phẫu là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, biến đổi gen hoặc các tác nhân môi trường.

          Khuyết tật: Bất cứ sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng thực hiện một hoạt động theo cách thức hoặc trong phạm vi được coi là bình thường của con người. Theo cách hiểu này thì khuyết tật được đề cập chủ yếu là do các yếu tố xã hội, môi trường gây nên.

          Tàn tật: khái niệm này hiện nay không còn được sử dụng trong giáo dục ở hầu hết các nước thế giới và Việt Nam. Không còn một ai được coi là tàn tật nếu như môi trường bên ngoài thay đổi phù hợp để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của mọi người.

Phục hồi chức năng: Sự phục hồi một phần hay toàn bộ cấu trúc hoặc chức năng của một cá nhân. Thuật ngữ này được dùng chủ yếu trong y tế.

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Đó là các dịch vụ tại cộng đồng, tại nơi trẻ đang sinh sống, tại gia đình trẻ khuyết tật. Hiện tại, các dịch vụ này chỉ giới hạn trong một nhóm người có liên quan tức là họ có kiến thức, kĩ năng cũng như có thể huy động được các nguồn lực hỗ trợ tại cộng đồng để thực hiện. Một cách lí tưởng thì các nguồn lực, kiến thức và kĩ năng được chuyển giao hoàn toàn tới cộng đồng, cha mẹ trẻ và cả những đứa trẻ nữa.

Can thiệp sớm: Sự hướng dẫn giáo dục sớm cho trẻ khuyết tật từ 0-6 tuổi và được chia thành 2 giai đoạn chính: Từ khi simh cho đến 3 tuổi và từ 3-6 tuổi. Mục đích là hỗ trợ nâng cao khả năng cho gia đình để đáp ứng nhu cầu phát triển, đạt tới khả năng và năng lực tốt nhất của trẻ khuyết tật.

Trẻ em khuyết tật (còn gọi là trẻ em khuyết tật): Thuật ngữ này được xây dựng từ quan niệm cho rằng, trẻ em trước hết là một con người có khả năng, năng lực và nhu cầu của mình, sau đó mới đến sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng theo một cách nào đó. Điều này thể hiện tính tích cực hơn khi sử dụng thuật ngữ (trẻ bị khuyết tật - tập trung nhìn nhận khuyết tật của trẻ hơn là khả năng hiện có và tiềm năng của đứa trẻ).

Giáo dục chuyên biệt: Phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có các dạng khuyết tật khác nhau vào cơ sở giáo dục riêng. Các trường hoặc cơ sở chuyên biệt đòi hỏi một nguồn lực đáng kể. Đến nay, nhiều người cho rằng giáo dục chuyên biệt là một "tồn tại lịch sử" hay "giai đoạn lịch sử".

Giáo dục hội nhập: Phương thức giáo dục trẻ khuyết tật được học theo nhóm trong hệ thống giáo dục phổ thông. Chẳng hạn như một hay một số lớp học chuyên biệt được đặt trong trường phổ thông bình thường, trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật nào có "khả năng" sẽ được học chung ở một số môn học hoặc tham gia một số hoạt động cùng trẻ bình thường.

 Giáo dục hoà nhập: Phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ em bình thường, trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm giáo dục hoà nhập cho mọi trẻ em không tính đến nguồn gốc xã hội, dân tộc, kinh tế, mức độ khuyết tật… Giáo dục hoà nhập thừa nhận mọi trẻ em là khác nhau, và nhờ sự khác nhau đó có thể đóng góp tạo ra một môi trường nhà trường tốt hơn cho tất cả mọi người. điều này khẳng định rằng sự khác biệt giữa các cá nhân là bình thường và nhấn mạnh tính đa dạng. Do đó, công tác giáo dục và dạy học cần được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng cá nhân.

1.2.2.Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ khuyết tật

Phương pháp là con đường, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ khuyết tật là cách thức nghiên cứu dược sử dụng nhằm phát hiện bản chất và những quy luật giáo dục trẻ khuyết tật. Trên cơ sở đó, vận dụng chúng giải quyết các vấn đề thực tiễn giáo dục trẻ khuyết tật đặt ra trong các nhà trường nói riêng và thực hiện chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong mỗi giai đoạn nhất định.

Các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ khuyết tật có thể được chia thành ba nhóm nghiên cứu sau:

1.2.2.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tổng quan các tài liệu, thu thập những thông tin về giáo dục trẻ khuyết tật trong nước và thế giới thông qua những văn kiện, tạp chí khoa học, các kênh truyền thông đài, báo, truyền hình, mạng… trên cơ sở đó, các thông tin được phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá… để trở thành những tri thức lí thuyết mới của chuyên ngành khoa học.

Phương pháp nghiên cứu lí thuyết còn được thể hiện trong việc vận dụng các tri thức lí thuyết để lí giải những đề xuất về các hiện tượng và sự kiện phức tạp của quá trình giáo dục trẻ khuyết tật.

1.2.2.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn

          a) Phương pháp quan sát

          Đây là một trong những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học giáo dục trẻ kuyết tật. Quan sát có thể là quan sát toàn diện tức là theo dõi toàn bộ hoạt động cũng có thể những biểu hiện có liên quan trực tiếp vấn đề mình cần quan tâm đối với đối tượng giáo dục. Mục đích quan sát quy định hình thức và cách tổ chức quá trình quan sát (quan sát có chủ định).

          b) Phương pháp phỏng vấn đàm thoại

          Đó là việc sử dụng một hệ thống các loại câu hỏi để thu thập thông tin về đối tượng thông qua phỏng vấn, đàm thoại. Phỏng vấn có thÓthực hiện với một, một hay nhiều đối tượng cùng một lúc. Sử dụng phương pháp phỏng vấn và đàm thoại đòi hỏi một số kĩ năng nhất định. Trước khi tiến hành phỏng vấn, hệ thống  câu hỏi và những điều kiện khác cần phải được một cách chuẩn bị một cách cẩn thận. Khi tiến hành phải chú ý xây dựng được mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

          Ưu điểm của phương pháp này là những thông tin cụ thể có thể được khẳng định ngay trong quá trình phỏng vấn. Toàn bộ thông tin thu được dễ dàng được xử lí nhờ các công cụ toán học và khái quát hoá. Nhược điểm của phương pháp này là kết quả dựa vào những câu trả lời thường độ chính xác không cao, đôi khi phải dùng các phương pháp hỗ trợ.

          c) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

          Sản phẩm hoạt của giáo viên và học sinh phản ánh hiệu quả của quá trình giáo dục, trình độ nhận thức, kiến thức và kĩ năng của học sinh. Bằng phương pháp này, nhà nghiên cứu có thể tìm ra được các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật. Phương pháp này cũng cần được kết hợp với các phương pháp khác trong nghiên cứu.

          d) Phương pháp thực nghiệm giáo dục

          Đây là phương pháp cơ bản để khẳng định lí thuyết đã xác lập có thể được ứng dụng vào thực tiÔnhay không? Phương pháp này được tiến hành bằng cách tổ chức cho các nghiệm thể hoạt động theo một giả thuyết giáo dục, đưa và đó những điều kiện mới của lí thuyết ban đầu để xem xét sự diễn biến trong hoạt động của các nghiệm thể.

          Có hai loại thực nghiệm giáo dục

• Thực nghiệm tự nhiên: Là loại thực nghiệm giáo dục được tiến hành trong điều kiện nghiệm thể hoạt động bình thường và không hề biết mình đang bị làm thực nghiệm.

• Thực nghiệm "trong phòng": Là loại thực nghiệm giáo dục được tiến hành trong điều kiện nghiệm thể biết được mục đích của nghiệm thể và đồng ý tham gia cùng thực nghiệm.

Thực nghiệm sư phạm không phải là phương pháp tối ưu nhất trong khẳng định và ứng dụng một lí thuyết mới. Trong quá trình thực nghiệm khó có thể khống chế được các yếu tố tác động vào cùng một đối tượng cũng như các yếu tố của chính bản thân đối tượng đó.

e) phương pháp nghiên cứu của trường hợp: Nghiên cứu một số trẻ điển hình.

f) phương pháp chuyên gia

Là phương pháp sử dụng kinh nghiệm và trí tuệ của đội ngũ chuyên gia thuộc lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật để phân tích, đánh giá một hiện tượng, sự kiện giáo dục trẻ khuyết tật nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu  cho hiện tượng, sự kiện giáo dục đó.

1.2.2.3.Nhóm phương pháp toán học

Sử dụng các lí thuyết toán: quy nạp, suy diễn lôgic, xác suất thống kê trong việc sử lí các thông tin thu được thông qua các phương pháp trên.

 

Lượt xem : 4322 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo