tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Một số vấn đề tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí giáo dục trẻ khuyết tật.
1.3. Một số vấn đề tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí giáo dục trẻ khuyết tật.
1.3.1. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch điều tra phát hiện trẻ khuyết tật trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn trách nhiệm của nhà trường quản lí
a) Mục đích
Phát hiện mọi trẻ khuyết tật có trong địa bàn cộng đồng, dân cư thuộc địa bàn trách nhiệm của nhà trường quản lí, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động tối đa số lượng trẻ khuyết tật đã phát hiện ra lớp học.
b) Tổ chức
Thành lập nhóm điều tra phát hiện trẻ khuyết tật tai địa phương, bao gồm:
- Trưởng nhóm: Hiệu trưởng nhà trường, chịu trách nhiệm chung.
- Thành viên: Giáo viên cốt cán và các giáo viên khác của nhà trường.
- Lực lượng phối hợp: Nhóm hỗ trợ cộng đồng (Y tế xã và thôn bản; Phụ nữ; Nông dân; Thanh niên; Trưởng thôn;...).
c) Chỉ đạo
Nhóm tiến hành điều tra phát hiện trẻ khuyết tật trên địa bàn theo các bước sau:
- Họp nhóm điều tra do Hiệu trưởng nhà trường đứng ra triệu tập các thành viên.
- Xác định thời gian tiến hành điều tra
- Thường xuyên được thực hiện cùng với điều tra phổ cập trước năm học và trong tháng 8, được giới hạn về thời gian điều tra.
- Phát hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật.
· Thống nhất lựa chọn và sử dụng các mẫu phiếu điều tra (cho các dạng khuyết tật khác nhau, phiếu tổng hợp, thống kê số liệu,...).
· Phương pháp, cách thức tiến hành điều tra:
- Tập hợp các nguồn số liệu của những ngành liên quan (Y tế, Dân số, Lao động - Thương binh - xã hội,...).
- Điều tra từng gia đình tại địa phương.
- Quan sát.
- Phỏng vấn.
- Trò chuyện.
· Phân công trách nhiệm và địa bàn điều tra.
- Có thể phân công theo các nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm phụ trách một hay một số thôn/ xóm do một giáo viên làm tổ trưởng.
- Báo cáo kết quả điều tra cho Hiệu trưởng nhà trường.
1.3.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch huy động trẻ khuyết tật đã được phát hiện đến trường
a) Mục đích
Huy động đến mức tối đa số lượng trẻ khuyết tật được phát hiện trên địa bàn cộng đồng dân cư đến trường.
b) Tổ chức
· Thành lập bộ phận huy động trẻ khuyết tật đến trường do Hiệu trưởng làm Trưởng bộ phận.
· Xác định các thành viên tham gia, gồm: Đại diện các tổ chức Đảng, Đoàn, khối lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Nhóm hỗ trợ cộng đồng, giáo viên cốt cán về giáo dục trẻ khuyết tật của trường, giáo viên phụ trách lớp dạy trẻ khuyết tật của năm học (dự kiến),...
- Tổ trưởng chuyên môn khối lớp chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường.
- Giáo viên dự kiến sẽ dạy trẻ khuyết tật theo điều tra chịu trách nhiệm chính.
- Giáo viên cốt cán chịu trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ và tư vấn chuyên môn cho bộ phận huy động.
- Huy động và tổ chức lực lượng phối hợp là Nhóm học sinh giúp bạn của nhà trường, Ban đại diện cho mẹ học sinh, Nhóm hỗ trợ cộng đồng.
c) Chỉ đạo
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của bộ phận huy động trẻ khuyết tật đến trường.
- Giáo viên chủ nhiệm dự kiến, nhóm hỗ trợ cộng đồng, Nhóm học sinh giúp bạn,... đến vận động tại gia đình.
- Tổ chức tuyên truyền trong tập thể giáo viên, học sinh của nhà trường.
- Phối hợp vận động tuyên truyền trong các buổi họp thôn, xóm, trong các hoạt động cộng đồng tại địa bàn dân cư...
1.3.3. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổ chức, chỉ đạo biên chế trẻ khuyết tật vào lớp học.
a) Mục đích
- Bảo đảm toàn bộ số lượng trẻ khuyết tật đến trường được biên chế vào lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.
- Giáo viên biên chế vào lớp có khả năng đáp ứng được nhu cầu học tập và tham gia các hoạt động giáo dục của trẻ khuyết tật.
b) Tổ chức
- Cơ cấu biên chế trẻ khuyết tật theo tổ bộ môn, khối lớp.
- Biên chế theo từng dạng khuyết tật.
- Xác định đội ngũ giáo viên phụ trách các lớp dạy trẻ khuyết tật.
c) Chỉ đạo
Thực hiện theo Quy định về giáo dục người tàn tật, khuyết tật ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 2/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình II.Điều 10. Tiếp nhận người khuyết tật học hòa nhập.
1. Người khuyết tật được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Ở bậc học mầm non và phổ thông khi có một học sinh khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số trong lớp giảm 5 người, dựa trên sĩ số học sinh bình quân của trường đó, nhưng không được quá 24 học sinh trên lớp.
Đối với các lớp học chuyên biệt, vẫn thực hiện theo quy định hiện hành. Các lớp học chuyên biệt sắp xếp từ 8 đến 10 học sinh/lớp; ở các lớp có học sinh hỗ trợ đặc biệt, chỉ sắp xếp từ 5 đến 6 học sinh/lớp.
1.3.4. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật.
a) Mục đích
Tất cả trẻ khuyết tật đến trường đều được xây dựng Kế hoạch giáo dục cá nhân, trên cơ sở đó các giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt đến các mục tiêu cụ thể mà bản kế hoạch giáo dục cá nhân đã đề ra.
b) Tổ chức
Xây dựng Nhóm hợp tác xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, lấy giáo viên phụ trách lớp và giáo viên cốt cán về giáo dục trẻ khuyết tật của nhà trường làm nòng cốt, thông thường bao gồm các thành viên sau:
- Ban giám hiệu nhà trường (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng).
- Giáo viên phụ trách nhà trường.
- Cha/mẹ trẻ.
- Trẻ khuyết tật
- Đại diện của Nhóm hỗ trợ cộng đồng.
- Giáo viên phụ trách giáo dục trẻ khuyết tật (của trường hoặc giáo viên cốt cán).
c) Chỉ đạo
Thực hiện các công việc cụ thể Nhóm hợp tác bao gồm:
- Trên cơ sở phát hiện trẻ khuyết tật trong cộng đồng và khu vực dân cư để xác định khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ;
- Tham khảo các ý kiến của nhà chuyên môn (chủ yếu là giáo viên và cán bộ y tế), cha mẹ trẻ, những người quan tâm đến trẻ....
- Đánh giá tổng thể dựa trên nhu cầu và khả năng của trẻ và gia đình trẻ;
- Đưa ra các quyết định đối với việc xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân.
Trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm hợp tác được thể hiện bằng chữ kí của mình trong bản kế hoạch và sự tham gia vào tất cả các bước của quá trình thực hiện bản kế hoạch đó.
1.3.5. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hoạt động giáo dục và dạy học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
a) Mục đích
Nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật mà thực chất là bảo đảm sự tham gia của trẻ khuyết tật đến mức tối đa vào tất cả các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường.
b) Tổ chức
Lồng ghép cơ cấu tổ chức các thành viên trong quy định chung về cơ cấu tổ chức hoạt động chuyên môn của nhà trường (Hội đồng sư phạm, tổ chức Đảng, Đoàn, Đội, Sao nhi đồng, tổ chuyên môn các khối lớp, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm...)
c) Chỉ đạo
- Các tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách và giáo viên cốt cán phối hợp xây dựng kế hoạch dạy học năm học cho trẻ khuyết tật của từng khối, lớp.
- Thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học được điều chỉnh cho trẻ khuyết tật theo Quy định về giáo dục và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng nề nếp dạy học chung và cho trẻ khuyết tật, cố gắng duy trì nề nếp đi học thường xuyên của trẻ khuyết tật thông qua sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm, nhóm bạn đưa trẻ khuyết tật đi học, nhóm hỗ trợ cộng đồng...
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp, Vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật, các tổ chức Đoàn, Đội, ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình trẻ khuyết tật, ... tổ chức và hướng dẫn hoạt động học cũng như các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho trẻ khuyết tật theo chức năng của mình.
- Tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán tiến hành dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học năm học đối với trẻ khuyết tật.
1.3.6. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạhc xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật.
a) Mục đích
Tăng cường chất lượng và sự tham gia của trẻ khuyết tật trong các hoạt động giáo dục và dạy học thông qua cung cấp các đồ dùng, phương tiện thiết bị học tập và hoạt động phù hợp.
b) Tổ chức
Thành lập bộ phận phụ trách cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị dạy học của nhà trường.
- Trưởng bộ phận: Hiệu phó phụ trách chuyên môn hoặc Hiệu phố phụ trách cơ sở vật chất (nếu có)
- Các thành viên là tổ trưởng bộ môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm.
- Lực lượng phối hợp: Tổng phụ trách Đội, Ban cán sự các lớp, Vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật,...
c) Chỉ đạo
- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp.
- Chỉ đạo giáo viên và học sinh tự thiết kế, tự làm bằng những phương tiện sẵn có, rẻ tiền và hữu ích tại địa phương.
- Tiến hành tìm kiếm, sưu tầm các đồ dùng phương tiện thiết bị phục vụ cho giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật.
- Trong quá trình giáo dục và dạy học, Hiệu trưởng cần quán triệt và chỉ đạo thực hiện tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong sử dụng đồ dùng phương tiện thiết bị dạy học.
1.3.7. Kế hoạch tổ chức, chỉ đạo xây dựng cơ cấu tổ chức đội ngũ đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường.
a) Mục đích
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu quản lý giáo dục trẻ khuyết tật, cụ thể là đội ngũ có thể đảm nhiệm được công tác giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường.
b) Tổ chức, chỉ đạo
- Tổ bộ môn:
Theo Quy định về giáo dục dành cho người tàn tật, khuyết tật số 23, Điều 8. Tổ, nhóm chuyên môn giáo dục dành cho người khuyết tật:
"1. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập mỗi tổ, nhóm chuyên môn giáo dục dành cho người khuyết tật. Tổ, nhóm chuyên môn gồm các cán bộ chuyên môn, kỹ thuật viên, giảng viên, giáo viên giáo dục cho người khuyết tật.
2. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn:
a) Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục cho người khuyết tật ở từng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ.
b) Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật, của giảng viên, giáo viên.
c) Sinh hoạt chuyên môn thường kì, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật.
d) Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục dành cho người khuyết tật.
- Lựa chọn giáo viên cốt cán về giáo dục trẻ khuyết tật của nhà trường
- Phân công và biên chế giáo viên vào các lớp có trẻ khuyết tật
- Xác định và phân công các thành viên và lực lực phối hợp trong nhà trường (cá nhân, các tổ chức trong trường)"
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội
- Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
- Những tồn tại của mô hình giáo dục chuyên biệt
- TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG
- Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt
- Giáo dục hòa nhập (Inclusive Education
- Bản chất của giáo dục hoà nhập
- Tính tất yếu của quá trình hoà nhập
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận