tin tức nổi bật
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Tẩm quất người mù Hoàng Kim tổ chức lớp Tập huấn kỹ thuật massage làm đẹp da mặt, massage giảm mỡ bụng cạo gió, giác hơi ống trúc cho nhân viên
- Góp máy tính cho người khuyết tật
- Chương trình tài trợ 1000 máy xông hơi cho thành viên hội người mù việt nam
- Những ngón tay dệt nên thần thoại
- Quyển sách: Món ngon ngày tết
- Giám đốc Trung tâm Hoàng Kim được ghi nhận là thành viên tích cực của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (năm 2012)
- video người mù vượt qua bóng tối (P1) (năm 2012)
- Giới thiệu 2: Đĩa âm nhạc tẩm quất người mù Hoàng Kim
- Tuyển dụng nhân viên làm tẩm quất ở Hoàng Kim
- Người giàu không ở... hai con mắt
- Biển tẩm quất người mù bị trịch thu vì ảnh hưởng đến làng văn hóa
- Những ngón đàn xuyên suốt màn đêm
- Hoàng kim trước thềm xuân mới.
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
Mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Chương 4
QUẢN LÍ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
1.1. Mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
1.1.1. Căn cứ để xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật của một cơ sở trường học
- Căn cứ vào các văn bản pháp quy có liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật.
- Mục tiêu phát triển kinh tế, giáo dục của địa phương.
- Hiện trạng giáo dục và giáo dục trẻ khuyết tật tại địa phương, nhà trường.
- Những điều kiện về nhân lực, vật lực, thời gian để đảm bảo mục tiêu.
1.1.2. Trình tự xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật ở một cơ sở giáo dục hay trường học được thực hiện theo trình tự như sau:
- Xác định thực trạng, mong đợi của các liên đới có thể đạt được về giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường (phân tích tình hình).
- Lồng ghép mong đợi về giáo dục trẻ khuyết tật trên vào mục tiêu quản lí tổng thể của nhà trường trong năm học.
- Xác định những vấn đề không mong đợi có thể xảy ra để tìm cách hạn chế chúng trong mục tiêu quản lí bằng những biện pháp, phương tiện nhất định.
- Xác định những mong muố, nhưng không thể đạt được một cách khách quan và không đưa những mong muốn đó vào mục tiêu quản lí.
1.1.3. Hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Theo cách tiếp cận đối tượng quản lí trực tiếp là quá trình giáo dục trẻ khuyết tật, hệ thống mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường bao gồm:
- Thống kê dược số lượng từng dạng trẻ khuyết tật thuộc địa bàn quản lí
- Huy động tối đa được số trẻ khuyết tật đến trường
- Duy trì được sĩ số trẻ khuyết tật đã huy động
- Đảm bảo được chất lượng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ khuyết tật đã huy động.
Các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật:
- Phát hiện mọi trẻ khuyết tật có trong cộng đồng dân cư thuộc địa bàn trách nhiệm của nhà trường quản lí.
- Tổ chức, chỉ đạo biên chế trẻ khuyết tật vào lớp hcọ dựa trên Quy định về giáo dục và Hướng dẫn thực hiện năm học hàng năm đối với giáo dục tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật theo mẫu của cấp quản lí có thẩm quyền.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học, nhất là tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng, sử dụng, bảo quản tốt điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng phương tiện phục vụ cho tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật.
- Kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên và định kỳ các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, chú trọng đến tìm kiếm giải pháp để luôn điều chỉnh công tác này luôn vận hành tốt, đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao hơn.
- Xây dựng các tổ chức đội ngũ đáp ứng yêu cầu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường; Hội đồng sư phạm nhà trường, cơ cấu tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp, đội ngũ giáo viên cốt cán, vòng tay bè bạn của trẻ khuyết tật, các tổ chức Sao nhi đồng, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nưh Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, nhóm hỗ trợ cộng đồng, các tổ chức quần chúng ngoài nhà trường.
- Các hoạt động khác,...
Mục tiêu quản lí nói chung và mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật là một trong những vấn đề cơ bản của lí luận có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động quản lí. Tuỳ theo điều kiện thực tế của mỗi địa phương và nhà trường để Hiệu trưởng xác định và xây dựng một hệ thống mục tiêu được phân chia theo từng cấp độ, theo tiến trình cũng như theo trình tự thời gian. Công cụ tốt nhất cho thực hiện quản lí theo mục tiêu đó chính là khung kế hoạch hay khung lôgíc cho chương trình hành động.
1.1.4. Các phương pháp xác định mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Để có thể xác định được mục tiêu quản lí giáo dục trẻ khuyết tạt, cần sử dụng phối hợp một hệ thống các phương pháp như sau:
- Phương pháp nhóm họp (tác nghiệp):
Những người tham gia được chia thành từng nhóm, mỗi nhóm được thảo luận về việc xác định mục tiêu với một số dữ kiện cho trước. Mỗi nhóm phải trả lời một số câu hỏi về việc xác định mục tiêu. Sau đó thuyên chuyển theo một trình tự nhất định các thành viên của nhóm này sang nhóm khác. Các thành viên mới sẽ đóng góp ý kiến mới. Từ đó ta xác định được mục tiêu.
· Phương pháp tỉ lệ học sinh đến trường
Với đặc điểm riêng của giáo dục trẻ khuyết tật, phương pháp tỉ lệ học sinh đến trường được đặc biệt quan tâm. Phương pháp này là một trường hợp cụ thể của phương pháp tương quan tỉ lệ. Để áp dụng phương pháp này, cần phải sử dụng các số liệu có liên quan sau:
- Số trẻ khuyết tật trong độ tuổi đi học theo độ tuổi
- Tỉ lệ đi học của trẻ khuyết tật theo độ tuổi
- Tỉ lệ dạng khuyết tật trong tổng số trẻ khuyết tật trong cùng độ tuổi
- Phương pháp ngoại suy xu thế
Là phương pháp được sử dụng thông dụng trong các dự báo định lượng. Phương pháp này dựa trên sự phân tích, đánh giá tính hiện thực của mục tiêu và chấp nhận giả định cho rằng xu hướng của đối tượng phát triển theo các quy luật và quy luật này không thay đổi, hoặc ít nhất cũng tương đối ổn định trong thời gian một hay một vài năm học.
- Phương pháp tiếp cận tối ưu:
Xác định mục tiêu trên cơ sở tính toán để chỉ sử dụng ít phương tiện, chi phí nhỏ nhất mà đạt hiệu quả lớn nhất.
- Phương pháp chuyên gia
1.2. Nội dung quản lí giáo dục trẻ khuyết tật
Quản lí giáo dục trẻ khuyết tật bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Quản lí số liệu và quản lí hồ sơ trẻ khuyết tật
· Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ khuyết tật đảm bảo các quy chế chuyên môn.
- Quản lí đội ngũ theo các quy định chung
- Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục trẻ khuyết tật
1.2.1. Quản lí số liệu và quản lí hồ sơ trẻ khuyết tật
Quản lí số liệu giáo dục trẻ khuyết tật được thực hiện theo quy định thống nhất chung về nội dung và biểu mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nội dung của công tác quản lí hồ sơ trẻ khuyết tật được thực hiện theo Quy định về giáo dục hoà nhập người khuyết tật, Điều 15, Hồ sơ giáo dục dành cho người khuyết tật, cụ thể như sau:
- "Hồ sơ giáo dục dành cho ngừơi khuyết tật bao gồm: Sổ theo dõi chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch học tập cá nhân, bài làm, bài kiểm tra, học bạ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận hoàn thành cấp học, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học tập, học nghề và các loại giấy tờ khác.
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm ghi chép, bổ sung và lưu giữ đầy đủ, trung thực các thông tin về quá trình phát triển của người khuyết tật trong thời gian học tập tại cơ sở giáo dục.
- Khi người khuyết tật có thay đổi lớp, trường, cấp học hình thức giáo dục, các cơ sở cũ có trách nhiệm bàn giao hồ sơ đến trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục mới.
- Những thông tin cá nhân về người khuyết tật chỉ được cung cấp co những người có tràch nhiệm".
1.2.2. Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ khuyết tật đảm bảo các quy chế chuyên môn
- Nội dung bao gồm:
- Thực hiện hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD&ĐT.
- Thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời phải thực hiện sự điều chỉnh về mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng trẻ kkhuyết tật.
- Quản lí thực hiện mục tiêu:
- Theo mục tiêu năm học, học kĩ, từng tháng được xác định trong kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật.
- Mục tiêu giáo dục cần thể hiện thống nhất trong từng môn, từng chương, từng bài, từng tiết. Nói cách khác, việc thực hiện mục tiêu từng tiết, từng bài,... sẽ bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn thời gian đối với trẻ khuyết tật.
- Quản lí thực hiện nội dung chương trình:
- Thực hiện theo quy chế chuyên môn về thực hiện nội dung chương trình nói chung.
- Thực hiện điều chỉnh nội dung, chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với trình độ nhận thức, hứng thú học tập của trẻ khuyết tật.
1.2.3. Quản lí đội ngũ theo các quy định chung
1.2.3.1. Xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức quản lí giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường
Quy chế giáo dục, Điều 8, Tổ, nhóm chuyên môn giáo dục dành cho người khuyết tật.
1. " Mỗi cơ sở giáo dục thành lập một tổ, nhóm chuyên môn giáo dục dành cho người khuyết tật. Tổ, nhóm chuyên môn gồm các cán bộ chuyên môn, kĩ thuật viên, giảng viên, giáo viên giáo dục cho người khuyết tật.
2. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn
a) Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục cho người khuyết tật ở từng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ
b) Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật, của thành viên, giáo viên.
c) Sinh hoạt chuyên môn thường kì, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho người khuyết tật.
d) Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục dành cho người khuyết tật".
Bên cạnh tổ, nhóm chuyên môn theo quy định, Phòng giáo dục và Hiệu trưởng cũng cần xây dựng một đội ngũ giáo viên cốt cán (nòng cốt) về giáo dục trẻ khuyết tật. Đội ngũ giáo viên cốt cán bao gồm:
- Đội ngũ giáo viên cốt cán của Phòng Giáo dục: Tuỳ theo từng huyện mà quyết định số lượng, có thể mỗi huyện có từ 5 - 7, mỗi giáo viên cốt cán được phân công trách nhiệm và phụ trách về giáo dục trẻ khuyết tật theo cụm trường.
- Đội ngũ giáo viên cốt cán của trường: Mỗi trường có ít nhất 01 giáo viên phụ trách giáo dục trẻ khuyết tật của trường, do Hiệu trưởng chỉ định v à phân công trách nhiệm.
Do điều kiện biên chế giáo viên có hạn nên thường giáo viên cốt cán cũng chính là giáo viên chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật. Không có chuyên trách.
1.3.2.2. Xây dựng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đảm bảo cho thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật, gồm:
- Các tổ chức chính quyền, đảng, công đoàn trong nhà trường hướng tới nhận thức và có những việc làm cụ thể hỗ trợ và thúc đẩy quá trình giáo dục trẻ khuyết tật trong và ngoài nhà trường.
- Tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng: Mục đích, hoạt động, các thành viên đảm bảo sự tham gia của trẻ khuyết tật trong các hoạt động, được tổ chức.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh: Có đại diện của cha mẹ trẻ khuyết tật tham gia.
- Vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật trong học tập, hoạt động tập thể, vui chơi, bao gồm: Vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật trong nhà trường; Vòng tay bạn bè giúp trẻ khuyết tật đi học; Vòng tay bạn bè giúp trẻ khuyết tật học tập và tham gia các hoạt động tại gia đình, cộng đồng,...
1.2.3. Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục trẻ khuyết tật
Bao gồm:
- Quản lí hoạt động dạy học nghĩa là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên và quản lí hoạt động học tập của trẻ khuyết tật, nhưng trước hết là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên.
- Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật thông qua quản lí hoạt động tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên phụ trách lớp và đội ngũ giáo viên cốt cán, cán sự lớp, các tổ chức trong nhà trường và vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật.
- Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
- Quản lí hoạt động làm và sử dụng đồ dùng, phương tiện giáo dục và dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật.
- Quản lí các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trẻ khuyết tật.
1.2.4.1. Quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên và quản lí hoạt động học tập của trẻ khuyết tật, nhưng trước hết là quản lí hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Quản lí hoạt động dạy: Thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Tập trung chủ yếu vào quản lí các khâu soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả dạy học.
Quản lí hoạt động học: Thực hiện nề nếp học tập và thực hiện kế hoạch dạy học dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật đã xây dựng.
- Quản lí hoạt động học của trẻ khuyết tật không chỉ giới hạn trong lớp học mà còn phải chú ý đến các hoạt động học tập ngoài lớp học và tại gia đình trẻ.
- Ngoài kiến thức ở mức độ cho phép, trẻ khuyết tật cần phải được cung cấp càng nhiêề kĩ năng sống càng tốt để có thể sống một cách độc lập, hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội sau nhà trường.
1.2.4.2. Quản lí hoạt động dạy học và giáo dục trẻ khuyết tật thông qua quản lí hoạt động tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên cốt cán, cán sự lớp, các tổ chức trong nhà trường và vòng tay bạn bè của trẻ khuyết tật
Tổ trưởng chuyên môncó nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dạy học trẻ khuyết tật trong kế hoạch dạy học chung của tổ, giám sát thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trong tổ, tổ chức hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn về dạy học trẻ khuyết tật cho tổ viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện nề nếp và chất lượng dạy học trẻ khuyết tật trên cơ sở quy chế chuyên môn.
Sơ đồ 11. Quản lí hoạt động tổ chức chuyên môn và đội ngũ
về giáo dục trẻ khuyết tật trong nhà trường
Giáo viên chủ nhiệm lớplà người chịu trách nhiệm trưc tiếp đến một tiến trình thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật cả trong và ngoài nhà trường.
Giáo viên cốt cán trong nhà trường thông thường cũng chính là giáo viên chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật theo học, giúp Hiệu trưởng quản lí một cách toàn diện và chi tiết mọi hoạt động liên quan đến quá trình giáo dục trẻ khuyết tật.
Ban cán sự lớp giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt kịp thời những nhu cầu nguyện vọng cũng như một số thay đổi khó có thể dự kiến trước của trẻ khuyết tật là hạt nhân của các tổ chức đoàn thể của lớp học, nhà trường, có trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động của lớp mình đảm bảo cho sự tham gia đầy đủ và tích cực của trẻ khuyết tật.
Tổ chức trẻ trong nhà trường bao gồm: lớp, tổ, nhóm và các tổ chức đoàn thể của trẻ em như: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng,...
Vòng tay bè bạn của trẻ khuyết tật là những học sinh có khả năng giíp trẻ khuyết tật học tập, hoạt động sinh hoạt trong lớp học, nhà trường, cộng đồng và tại gia đình của trẻ.
1.2.4.3. Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Quá trình dạy học trẻ khuyết tật, bên cạnh thực hiện các phương pháp dạy học phổ thông thì phương thức học hợp tác nhóm được hết sức coi trọng.
Các luận điểm cơ bản |
- Học sinh cần được sinh hoạt và làm việc với mọi thành viên trong cộng đồng cho dù có những bất lợi. - Học sinh có những bất lợi cá nhân và học sinh khuyết tật phải có quyền tham gia vào một phạm vi kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhất. - Các em phải được hưởng lợi ích và tác dộng qua lại với các học sinh thành công hơn trong học tập. |
Mục đích của việc tổ chức học tập theo phương thức học hợp tác nhóm |
- Thực hiện quan điểm và mục đích đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. Theo UNESCO, học hợp tác nhóm đang được áp dụng ngày càng phổ biến vào nhà trường và đã trở thành phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất. - Hình thành những kĩ năng hợp tác cơ bản cho mọi học sinh: kĩ năng giao tiếp trong môi trường hợp tác, kĩ năng xây dựng niềm tin (tránh tự ti mặc cảm nhất là đối tượng trẻ khuyết tật trí tuệ), kĩ năng giải quyết mâu thẫu.... Nhờ đó, mọi học sinh có đủ tự tin và những kĩ năng cơ bản để tham gia vào các hoạt động khác trong và ngoài nhà trường. -Mọi học sinh nâng cao được ý thức trong học tập, hoạt động, tự chịu trách nhiệm cá nhân trước mọi hành vi của bản thân. |
Tiêu chí tổ chức học hợp tác nhóm cho những nội dung bài học |
- Nội dung bài học đó cần có sự nỗ lực chung của nhiều thành viên mới có khả năng giải quyết. - Bài học có mục tiêu được thiết kế theo kiểu phân hoá, tức là thực hiện cách tiếp cận riêng biệt trên lớp để tăng hiệu quả học nhóm và cá nhaâ, gắn liền với cá nhân hoá dạy học. - Đòi hỏi phải có sự hợp tác của nhiều thành viên. - Có đủ thời gian để động não. |
Quá trình tổ chức học tập theo phương pháp hợp tác nhóm |
- Xác định số lượng thành viên trong nhóm, nên từ 2 đến 5. - Xác định hình thức nhóm: đồng nhất hay đa dạng... - Quyết định tổ chức nhó: Tổ trưởng, thư kí, báo cáo, theo dõi thời gian, động viên khuyến khích... - Nội dung hoạt động nhóm: Trong bất kì bài học nào cũng có thể lựa chọn được nội dung cho hoạt động nhóm. - Thời gian hoạt động nhóm: Thời gian cho hợp tác nhóm cần được tăng dần từ 20 đến 60% trong các tiết học, Mỗi hoạt động hợp tác nên kéo dài từ 3 - 7 phút. |
Những biểu hiện của học hợp tác nhóm |
- Phụ thuộc nhau một cách tích cực theo nguyên tắc "cùng chìm, cùng nổi". - Tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm học sinh. - Trách nhiệm cá nhân cao. - Sử dụng những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội. - Rút kinh nghiệm tương tác nhóm. |
Vai trò của Hiệu trưởng |
- Chỉ đạo đầu tư và sử dụng tối ưu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học: Tiềm lực của đội ngũ giáo viên, cơ sở ật chất, thiết bị, đồ dùng phương tiện dạy học, xây dựng môi trường giáo dục tích cực, tương tác. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, tổ bộ môn để khẳng định các phương pháp tích cực và thích ứng đối với từng môn học, từng thể loại bài giảng. Trên cơ sở đó, quán triệt và thống nhất chung trong tổ chuyên môn việc xác định phương pháp nào đối với tiết dạy nào là phương pháp chủ yếu, từ đó thống nhất được mục đích, yêu cầu và phương pháp chủ yếu cho mỗi bài giảng đó. - Chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra, đánh giá bài dạy học trẻ khuyết tật và đánh giá kết quả học tập của học sinh trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục |
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Hình thành và phát triển kĩ năng xã hội
- Sự hình thành và phát triển khoa học giáo dục trẻ khuyết tật
- Giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam
- Những tồn tại của mô hình giáo dục chuyên biệt
- TRẺ KHUYẾT TẬT VÀ SỰ TỒN TẠI CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG CỘNG ĐỒNG
- Tính lịch sử của mô hình giáo dục chuyên biệt
- Giáo dục hòa nhập (Inclusive Education
- Bản chất của giáo dục hoà nhập
- Tính tất yếu của quá trình hoà nhập
Ảnh & vi deo sự kiện
-
Dự án tài trợ máy xông hơi cho Hội ng...
-
Hoàng Kim ra mắt Công ty cổ phần tư v...
-
Sinh nhật Website Hoàng Kim tròn 1 tu...
-
Tẩm quất người mù Hoàng Kim với công...
-
Kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt na...
-
Tổng kết năm 2010 của Trung tâm Hoàng...
-
Tin nhanh
-
Sản phẩm - Dịch vụ
-
Khách hàng thân thiện
-
Nhân viên Hoàng Kim
tin tức mới
- Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
- Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
- Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
- Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
- Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
- Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
- Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
- Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
- Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Bình luận