Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Thiết kế và tiến hành bài học có hiệu quả cho trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thiết kế và tiến hành bài học có hiệu quả cho trẻ khuyết tật

2.2. Thiết kế và tiến hành bài học có hiệu quả cho trẻ khuyết tật

2.2.1. Thế nào là dạy học cho trẻ khuyết tật có hiệu quả.

Quan điểm mang tính lịch sử, dạy học được coi là việc tìm kiếm tri thức để có thể sử dụng trong việc truyền đạt cho lớp học. Với quan điểm này thì tài liệu là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của dạy học. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng yếu tố tài liệu mà không tính đến nhu cầu của người học và mức độ hiệu quả của tài liệu mà không tính đến nhu cầu của người học và mức độ hiệu quả của tài liệu trong việc thúc đẩy hứng thú học tập của người học và sự sáng tạo của giáo vien thì quá trình dạy học không đạt được như mong muốn.

Việc dạy học hiệu quả có nhiều thách thức với cả người dạy và người học bởi tính đa dạng và những tình huống thay đổi ở các môi trường học tập khác nhau. Trả lời câu hỏi thế nào là dạy học hiệu quả? Dạy học hiệu quả có quan hệ đến việc học ra sao? Giáo viên có trách nhiệm gì trong việc thúc đẩy học sinh học tập? Sự đa dạng của người học có ý nghĩa gì đối với quá trình dạy học? Có phải những kiến thức và tài liệu học tập là con đường tốt nhất dẫn đến kỹ năng tuy duy, hay những kĩ năng tư duy chính là phương tiện để chiếm lĩnh kiến thức và tài liệu học tập? Dạy học hiệu quả có áp dụng được cho mọi cấp học (mẫu giáo, tiểu học, trung học ...) hay không? và có áp dụng được với tất cả học sinh trong đó có trẻ khuyết tật? ...

Các nghiên cứu đã khai thác ở các khía cạnh khác nhau:

- Nghiên cứu về đặc điểm giáo viên:đã đơn giản hoá yêu cầu của dạy học đảm bảo hiệu quả. Nghiên cứu xác định những tốt chất của giáo viên như tính hài hước, sự vui vẻ có thể cải thiện chất lượng dạy học.

- Nghiên cứu tập trung vào một phương pháp dạy học.Cho rằng sử dụng một phương pháp dạy học đúng đắn trong lớp học chính là yếu tố quan trọng tới chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

- Nghiên cứu ở cấp độ trường học:Nghiên cứu này không tính đến đặc điểm cá nhân của người dạy, người học. Các yếu tố chất lượng được quy tính theo đặc điểm chung của trường học (yếu tố trình độ của học sinh, chương trình giảng dạy được coi là quan trọng), bỏ qua những nỗ lực và ảnh hưởng qua lại giữa giáo viên trong từng lớp học, từng đối tượng người học, thậm chí cả trong các môn học và bài học.

- Nghiên cứu về hiệu quả giáo viên: Những kĩ năng, thủ thuật và cách truyền thụ tri thức của giáo viên, thái độ của giáo viên ảnh hưởng tới hiệu quả dạy học và tạo nên sự khác biệt trong việc học của học sinh.

- Vai trò học tập của học sinh được nhấn mạnh: Nghiên cứu xác định vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập và xác định trình độ, năng lực, hứng thú học tập của trẻ có ảnh hưởng tới hiệu quả dạy học. Về cơ bản, các nghiên cứu này nhấn mạnh cần phải tập trung hơn vào học sinh và kết quả học tập của các em.

Các nghiên cứu mặc dù cho kết quả độc lập về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của quá trình dạy học, nhưng cuối cùng nó đã tạo nên sự biến chuyển quan trọng trong phương pháp dạy học hiện đại. Quá trình dạy học và những phương pháp tích cực nhằm lôi cuốn sự tham gia hiệu quả của học sinh vào việc học và chú ý tới sự điều chỉnh các yếu tố môi trường học tập đến trẻ.

Dạy học là một quá trình bao gồm hai dạng hoạt động có mối liên quan biện chứng với nhau: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Thiếu một trong hai hoạt động này sẽ không còn là quá trình dạy học.

Thông thường, khi kết quả của quá trình dạy học không được như mong muốn, người ta thường đổ lỗi cho hoạt động học của trò chưa đúng cách, chưa chăm chỉ ... biến hoạt động dạy và học trở nên tách rời nhau. Hiệu quả của quá trình dạy học phải được tính đến đầy đủ các yếu tố như: hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, tài liệu học tập và môi trường học tập, ... Các yếu tố này gắn bó trong tổng thể chung và mục tiêu cuối cùng được xác định đó là kết quả về kiến thức, kĩ năng, niềm tiên, thái độ của trẻ đạt được sau mỗi bài học.

Khi tiến hành dạy học, trẻ biết được điều gì mới? Kiến thức học được trẻ có áp dụng trong thực tế không? làm thế nào để trẻ tiếp cận với kiến thức mới ngắn nhất, dễ dàng nhất và hiệu quả nhất? Làm sao để trẻ tự tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới của bài học, tự phát hiệ ra những vấn đề cần thiết cho mình? Bằng cách nào để phát triển năng lực, sở trường của mỗi trẻ, tạo cho trẻ có niềm tin và niềm vui trong học tập; trẻ tiếp nhận kiến thức/ tài liệu mới với sự hứng thú và động cơ học tập cao nhất? Những câu hỏi trên được giải quyết nghĩa là câu trả lời thế nào là dạy học có hiệu quả được trả lời.

Trong môi trường học tập đa đối tượng với những nhu cầu và năng lực học tập khác nhau của học sinh trong lớp học. Ở đó, mỗi trẻ có khả năng nhận thức, tư duy khác nhau, đòi hỏi người giáo viên phải nắm được để trẻ lĩnh hội kiến thức phù hợp với đặc điểm cá nhân. Chẳng hạn, về khả năng đọc của học sinh lớp 2. trong lớp có trẻ còn đang bập bẹ đánh vần từng chữ hoặc phát âm từng từ, nhưng cũng  có trẻ đã có thể đọc làu làu những bài đọc khó, thậm chí có trẻ có thể đọc đạt tới mức hay và diễn cảm.

Vấn đề thời gian tiếp thu kiến thức, hiểu khái niệm ở các trẻ cũng có sự khác nhau rất rõ. Trẻ thông minh thường hiểu bài nhanh và giải quyết các nhiệm vụ học tập trong thời gian ngắn, nhưng trong lớp có trẻ học khó, đặc biệt là trẻ chậm phát triển trí tuệ thì các em lại tỏ ra chật vật với việc thu nhận kiến thức đặc biệt là kiến thức trừu tượng. Các trẻ này cũng mất nhiều thời gian hơn những trẻ khác để hiểu hoặc giải quyết nhiệm vụ học tập.

Rõ ràng trong lớp học với những đặc điểm khác nhau về năng lực trí tuệ của học sinh, việc đảm bảo hiệu quả dạy học cho mọi đối tượng luôn là thách tứhc lớn đối với giáo viên để vừa đảm bảo sự hỗ trợ đặc biệt cho những trẻ khó khăn về học đồng thời phải tổ chức các hoạt động hợp lý để khuyến khích sự phát triển tài năng của những trẻ ở đỉnh cao của thang đo trí tuệ.

Để đảm bảo cho quá trình dạy học đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch và các phương án dạy học hướng trọng tâm vào người học, trong đó giáo viên cần:

- Tính đến các yếu tố cá nhân và cá thể hoá hoạt động dạy học, như: Điều chỉnh mục tiêu học tập đảm bảo tính thiết thực và phù hợp với đối tượng: điều chỉnh tài liệu học tập; thiết kế các hoạt động học tập đa dạng; sử dụng các phương tiện dạy học và công nghệ hỗ trợ quá trình dạy học đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của trẻ; sử dụng thời gian linh hoạt cho các hoạt động phù hợp với đặc điểm và khả năng tham gia của trẻ khuyết tật ...

- Tính đến các nhiệm vụ và việc thực hiện nhiệm vụ của trẻ. Câu hỏi/nhiệm vụ giao cho trẻ phải có thách thức và khuyến khích sự mong muốn tìm kiếm câu trả lời; Các hoạt động trong nhóm học tập diễn ra tích cực, không có sự loại trừ một đối tượng trẻ nào; trẻ được trao quyền tự quản, chủ động và tự chủ quyết định các phương án/hình thức giải quyết vấn đề của mình; thông qua giải quyết nhiệm vụ, trẻ có cơ hội phát triển những hiểu biết có ý nghĩa với bản thân; kết quả của hoạt động giúp trẻ nắm bắt những kiến thức có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

- Một môi trường học tập tích cực trong lớp học. Ở đó, bầu không khí lớp học có tính hỗ trợ, chia sẻ, thoải mái và có kỉ luật. Trẻ cảm thấy an toàn và được đảm bảo khi bước vào lớp học của mình. Môi trường học tập là nền tảng cho tất cả hoạt động học tập diễn ra, đặc biệt nó có thể duy trì và tăng cường khả năng tham gia của trẻ khuyết tật trong mô hình dạy học chung.

2.2.2. Thiết kế bài học và tiến hành bài học có hiệu quả cho trẻ khuyết tật

2.2.2.1. Điều chỉnh trong dạy học cho trẻ khuyết tật

Điều chỉnh trong dạy học là sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả dạy học phù hợp với nhu cầu, khả năng và hứng thú nhằm phát triển đến mức tối đa tiềm năng và năng lực của trẻ.

Theo hai nhà giáo dục học người Mỹ, Jacqueline S. Thousand và TS. Richard Villar, thì: "Người giáo viên muốn dạy học có hiệu quả phải biết các phương pháp điều chỉnh, phải luôn luôn điều chỉnh và tự điều chỉnh các hoạt động của chính bản thân mình".

a. Cơ sở điều chỉnh dựa trên các vấn đề cơ bản sau:

* "Biểu đồ hình tháp": Quy định nội dung kiến thức và kĩ năng tối thiểu đòi hỏi tất cả mọi học sinh trong lớp cần đạt được sau mỗi tiết học, bài học, môn học. Đồng thời, có một số ít học sinh (thường là những học sinh giỏi) có thể được cung cấp thêm những kiến thức cho phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Biểu đồ "hình tháp" được mô tả dưới đây như sau:

Một số học sinh sẽ

học gì?

Chương trình, nội dung

 

Đa số học sinh

sẽ học gì?

 

 

Tất cả học sinh

sẽ học gì?

 

 

 

* Mỗi trẻ là một cá nhân có những đặc điểm khác nhau về:

- Khả năng nhận thức được thể hiện ở mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức khác nhau trong các môn học khác nhau, trong việc nắm bắt các khái niệm hay thực hiện một số nhiệm vụ. Đối với trẻ mới đến trường tiểu học các em khác nhau về thời gian được đi học mẫu giáo, những vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có ...

- Kỹ năng xã hội do kinh nghiệm sống trong môi trường gia đình khác nhau và cộng đồng khác nhau quy định. Sự khác nhau này được biểu hiện thành các hành vi ứng xử khác nhau;

- Sở thích và thiên hướng: khác nhau về giới, sở thích về màu sắc, âm nhạc, hội hoạ, toán học ... Sự lựa chọn của trẻ nếu được đáp ứng sẽ làm cho trẻ thấy thuận lợi hơn trong sinh hoạt và phát triển nhân cách của mình;

- Đối với trẻ khuyết tật sự khác nhau còn thể hiện ở thời gian, mức độ và dạng khó khăn, được can thiệp sớm hay không được can thiệp sớm, mức độ quan tâm của gia đình và điều kiện chăm sóc.

* Điều chỉnh sẽ giúp trẻ:

- Có hứng thú học tập và học tập có hiệu quả trên cơ sở sử dụng tối đa các kiến thức và kĩ năng hiện có để lĩnh hội những tri thức và kĩ năng mới.

- Bù trừ sai lệnh trong sự phát triển về tinh thần, các giác quan và hành vi. Tránh sự bất cập giữa kĩ năng hiện có của trẻ và nội dung giáo dục phổ thông.

- Nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

b. Nội dung điều chỉnh

- Mục đích dạy học cho trẻ và định hướng kết quả dạy học mong muốn.

- Lựa chọn nội dung dạy học.

- Phương pháp và phương tiện tổ chức dạy học.

- Hình thức tổ chức dạy học (chú ý đến việc nâng cao chất lượng môi trường vật chất và tâm lí xã hội trong tổ chức dạy học).

- Đánh giá hiệu quả việc tổ chức dạy học theo sự điều chỉnh.

c. Các phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh đồng loạt: Trẻ khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động học tập bằng cách làm việc như mọi học sinh khác. Với phương pháp này, giáo viên chỉ cần quan tâm hơn một chút để giúp trẻ khuyết tật có thể lĩnh hội cùng nội dung như các học sinh khác trong giờ học. Tất cả học sinh trong lớp học đều hướng tới mục tiêu học tập chung trong cùng một hoạt động.

Phương pháp điều chỉnh đa trình độ:Trẻ khuyết tật cùng tham gia vào một bài học trong cùng một chương trình nhưng với mục tiêu học tập ở mức độ nhận thức khác nhau dựa trên trình độ nhận thức và nhu cầu của mỗi học sinh. Chẳng hạn, trong giờ tập đọc, những học sinh khác học cách đọc thành lời, ngắt nghỉ câu theo đúng dấu chấm, phảy trong khi trẻ khyết tật học cách xác định (đọc) biểu tượng trên bảng giao tiếp (ảnh, tranh vẽ, biểu tượng).

Phương pháp điều chỉnh trùng lặp giáo án: Trẻ khuyết tật và học sinh khác trong lớp học cùng tham gia vào cùng một bài học nhưng theo đuổi mục tiêu học tập theo chương trình khác nhau. Hoạt động học tập của trẻ khuyết tật trong lớp học chủ yếu đóng vai trò là một phương tiện để đạt mục tiêu khác. Ví dụ, khi các học sinh khác học về vệ sinh cơ thể người thì trẻ khuyết tật sử dụng tranh hình người để tô màu bộ phận miệng, mắt, ... để rèn luyện kỹ năng vận động tinh (cầm bút).

Phương pháp điều chỉnh thay thế: Trẻ khuyết tật không thể tham gia vào các hoạt động học tập chung của lớp học trong một số thời gian và nội dung học tập cụ thể. Ví dụ trong giờ học toán, các học sinh khác học làm các phép tính cộng trong phạm vi 10, trẻ khuyết tật có thể được xem một cuốn tranh ảnh nào đó hoặc được phép rời khỏi lớp đi sang lớp khác xin phấn về cho giáo viên

Lượt xem : 5945 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo