Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hành vi trẻ khiếm thính.
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hành vi trẻ khiếm thính.

1.1.4.2. Đặc điểm hành vi trẻ khiếm thính.

          Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt những suy nghĩ, trải nghiệm, tâm tư, tình cảm, đồng thời cũng là công cụ để tư duy. Trẻ khiếm thính nói chung, điếc nói riêng bị mất đi phương tiện giao tiếp hết sức quan trọng với mọi người, hậu quả trước hết đối với trẻ là việc hình thành nên những biểu hiện hành vi đặc trưng của mình.

          Do mất khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, nên mối quan hệ giữa trẻ khiếm thính với bạn bè cùng lứa tuổi bị hạn chế. Những mặc cảm bị cô lập và không hòa nhập ngày càng phát triển. Cảm giác tự ti, thiếu tin tưởng vào bản thân, mặc cảm trong mọi hoạt động. Sự thiếu tự tin sẽ phát triển dần theo lứa tuổi. Càng lớn lên tính thiếu tự tin càng phát triển. Trẻ dần tách biệt khỏi những hoạt động chung với bạn bè, tìm mọi cách xa lánh các hoạt động chung, không thích đi học ở trường nơi mà theo cách cảm nhận của trẻ khiếm thính là môi trường dễ bị cô lập nhất. Trẻ khiếm thính không nghe được đầy đủ các thông tin và cũng khó khăn để diễn đạt các thông tin bằng ngôn ngữ cho người khác hiểu, vì vậy, trẻ thường có hành vi cáu giận, nóng nảy bất thường. Hiện tượng này thường gặp ở những trẻ khiếm thính mà trải nghiệm trong các môi trường có sự đối xử bất công bằng, phân biệt, gây hấn và chối bỏ.

          Theo một số nghiên cứu, có trên 90% trẻ khiếm thính được sinh ra và lớn lên trong gia đình chỉ toàn những người nghe được. Do có sự khác nhau trong sử dụng kênh giao tiếp chính là bằng lời của những người nghe được và kênh kí hiệu của trẻ khiếm thính nên trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày có sự không hiểu hoặc hiểu nhầm ý. Trẻ khiếm thính thường bị đối xử không công bằng, bị từ chối, không được tham gia vào việc giải quyết hàng loạt các vấn đề xảy ra. Cha mẹ và những thành viên khác trong gia đình thường đối xử với trẻ khiếm thính theo kiểu ra lệnh, gò ép "kiểm soát" hoặc ngược lại, quá tự do, buông thả. Trong nhà trường, sự tương tác giữa giáo viên với trẻ, trẻ khiếm thính với trẻ khác thì ngôn ngữ của trẻ khiếm thính thường không được chấp nhận hoặc rất ít khi sử dụng hoặc có sử dụng thì cũng rất ít người có thể hiểu được.Do đó, trẻ khiếm thính luôn có cảm giác tiêu cực về bản thân, cảm giác luôn thất bại, thiếu tự tin, vô dụng… và thường thể hiện hành vi nghi ngờ, đố kỵ, thiếu tin tưởng những người xung quanh hoặc nóng nảy, cục xúc thể hiện thái độ muốn trả đũa người khác. Trẻ thường có hành vi tò mò và có những hành vi cường điệu hóa thông tin hoặc cố tình diễn đạt, lặp đi lặp lại các thông tin biết được hoặc ngược lại không quan tâm tới các vấn đề xung quanh.

          Tuy nhiên, những biểu hiện hành vi của trẻ khiếm thính cũng chỉ đơn thuần do sự thiếu hụt ngôn ngữ gây nên, không bị ảnh hưởng của những rối loạn chức năng cơ thể hay chức năng nhận thức do hậu quả của tổn thương não bộ hay hệ thần kinh. Vì vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục, người giáo viên cần chú ý nhiều hơn việc sử dụng các biện pháp tác động sư phạm đối với trẻ khiếm thính, với tập thể lớp sẽ có thể khắc phục được những biểu hiện hành vi trên của trẻ khiếm thính.

 

Lượt xem : 7447 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

bui xuyen

Nhìn thấy con ko nghe dc ko nói dc,là 1người mẹ làm sao có thể ko đau lòng dc.Số phận nghiệt ngã đã làm con ko nghe dc,ko nói đc và nhiều bệnh khác.Đứt từng khúc ruột mỗi lần nhìn thấy con và đau lắm khi mỗi lần nghĩ con mình ko nghe nói dc.Trách mình quá nghèo ko có tiền chạy chữa cho con.thưong mình lại thương con khi mà mỗi lần con muốn chạy ra đường chơi ko bế đc con về nhà vì con đâu có nghe đc,cứ thích gì thì làm đó.

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo