Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp

         

1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp     

          Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó các dạng khuyết tật như khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ, khuyết tật vận động, khuyết tật ngôn ngữ… thường dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động giao tiếp của trẻ.

          Trước hết cần phải kể đến khuyết tật trong sự phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ  nói chung là công cụ mạnh mẽ nhất để ocn người nhận thức thế giới xung quanh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tằng hầu hết trẻ khuyết tật đều gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp.

          Sự phát triển ngôn ngữ hạn chế và khó khăn được hiểu là những biểu hiện sai lệch các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp so với ngôn ngữ chuẩn khi sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường trong học tập, sinh hoạt cũng như tham gia vào các hoạt động với bạn bè, mọi người xung quan. Nói cách khác, chức năng xã hội của tiếng nói như là phương tiện giao tiếp bị phá hủy. Những rối loạn chức năng cơ bản ngôn ngữ và hậu quả khuyết tật trong sự phát triển ngôn ngữ thường dẫn đến các tật ngôn ngữ như nói ngọng, nói khó, nói lắp, không nói được, mất ngôn ngữ hoàn toàn (nhưng không phải là khiếm thính)… những rối loạn hữu cơ trong tổ chức não bộ (khuyết tật) có thể kể đến như rối loạn chức năng của các cơ dùng trong việc phát âm (Dysartthia), rối loạn trong việc điều khiển có ý thức các cơ miệng, lưỡi (Verbal Dyspraxia), rối loạn cục bộ về ngôn ngữ do tổn thương cục bộ vùng não đảm bảo khả năng hiểu và diễn đạt bằng ngôn ngữ (Aphasia)…

          Khuyết tật trong phát triển trí tuệ (chậm phát triển trí tuệ) có một ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ. Sự phát triển trí tuệ bao gồm sự phát triển về khả năng nhận thức, tưởng tượng, trí nhớ, ý thức, sự phát triển khả năng tư duy trừu tượng và khả năng đánh giá. khi trẻ chậm phát triển trí tuệ thì ngôn ngữ nói và viết, tức là khả năng sử dụng công cụ chủ yếu của giao tiếp của trẻ rất hạn chế. Trẻ thường mất nhiều thời gian để có thể tiếp nhận và biểu đạt thông tin. Đặc trưng cơ bản của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong giao tiếp là dường như "nghe mà như không nghe thấy gì, nhìn mà như không nhìn thấy gì cả". Trẻ thường chỉ nghe được một phần của câu nói, không hiểu được hết nghĩa của câu hay còn gọi là hiện tượng "câu được câu chăng", do đó, trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học kĩ năng ngôn ngữ như nói đủ, nói đúng câu, diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy.

          Khuyết tật trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi giao tiếp của trẻ. Trẻ thường chỉ có khả năng giao tiếp trong một thời gian ngắn, mức độ cao trẻ có trẻ tránh giao tiếp bằng mắt và tách mình ra khỏi môi trường, khả năng chơi cùng nhóm bạn bè hạn chế, không biết tuân theo các quy tắc chơi, không biết chờ đến lượt, thậm chí không giao tiếp được trong những tình huống nhất định (còn được gọi là "cấm khẩu do tình huống").

          Có thể nói, khuyết tật trong sự phát triển trí tuệ gây nên những khó khăn, cảm trở rất lớn với sự phát triển ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp của trẻ có dạng khuyết tật này.

          Khuyết tật cơ quan cảm thụ âm thanh (khiếm thính), cơ quan có vai trò quyết định đến sự hình thành ngôn ngữ nói chung cũng như sử dụng loại ngôn ngữ này trong hoạt động giao tiếp, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như vốn từ rất hạn chế, nghễnh ngãng rất khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ nói, phát âm thường sai, không có sự cân bằng giữa những âm nghe được và âm phát ra… đối với những trẻ còn sót lại một phần khả năng nghe. Điếc thường dẫn đến trẻ bị câm hoàn toàn (hoàn toàn không có ngôn ngữ nói). Đây là mức độ hậu quả nghiêm trọng nhất do tật thính giác gây ra, trong trường hợp này trẻ mất luôn cả tư duy trừu tượng, trẻ rất khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động giao tiếp nói chung trong các môi trường khác nhau.

          Khuyết tật thị giác (khiếm thị) có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ cũng như hoạt động giao tiếp của trẻ. Mặc dù ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thị dường như phát triển và không bị ảnh hưởng của trí tuệ thị giác song lời nói mang nặng tính hình thức, một thứ "ngôn ngữ rỗng", thông tin rời rạc, đơn điệu và nghèo nàn,… Do khó nhìn hoặc không thể nhìn thấy nên trẻ khiếm thị mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Kết quả tất yếu là trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mù không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ.

          Khó định hướng và bị động trong các hoạt động giao tiếp đòi hỏi có sự định hướng di chuyển trong không gian, số lượng người giao tiếp lớn, ngôn ngữ hầu như dành cho người sáng mắt. Do đó, trẻ khiếm thị, nhất là những trẻ khiếm thị bẩm sinh thường có tâm lí mặc cảm, tự ti, rụt rè trong giao tiếp.

          Khuyết tật về vận động cũng gây lên nhưng ảnh hưởng lớn đến việc phát triển và sử dụng ngôn ngữ. Những trẻ khuyết tật vận động (bại não) ở thể co cứng hay thể mềm mặc dù có khả năng hiểu ngôn ngữ, bối cảnh giao tiếp song đều rất khó khăn trong sử dụng hệ thống cơ điều khiển hoạt động giao tiếp nói cũng như điều khiển cử động của các bộ phận cơ thể khác trong giao tiếp. Nhiều trẻ không thể sử dụng bút hay những đồ vật để diễn đạt ngôn ngữ viết. Môi trường giao tiếp hạn chế do khuyết tật vận động gây nên, trẻ có sự giảm sút đáng kể trong việc tham gia tất cả các hoạt động học tập, vui chơi giao tiếp…

          Tóm lại: Do ảnh hưởng của khuyết tật nói chung đã làm giảm đáng kể sự phát triển ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp của trẻ khuyết tật trên nhiều bình diện. Những ảnh hưởng tiêu cực này cần được khắc phục trong quá trình trẻ khuyết tật tham gia vào những hoạt động khác nhau, trong những môi trường khác nhau, đặc biệt là trong hoạt động dạy học và giáo dục. Nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ khuyết tật, giáo viên cần chú ý đến những vấn đề sau:

          - Xác định mục tiêu, nội dung, lập kế hoạch tổ chức hoạt động giao tiếp trong quá trình dạy học phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của từng dạng khuyết tật;

          - Lựa chọn và sử dụng phù hợp phương tiện giao tiếp của trẻ khuyết tật như tiếng nói, ngôn ngữ không lời (chữ viết, chữ nổi Braille cho trẻ mù, cử chỉ điệu bộ cho trẻ điếc, ngôn ngữ tổng hợp cho mọi ngôn ngữ...)

          - Phối hợp với cha mẹ trẻ, các tổ chức Đoàn thể của trường, bạn bè của trẻ khuyết tật… tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong các môi trường khác nhau.

          - Trong quá trình giao tiếp với trẻ khuyết tật, giáo viên cần phải hết sức tôn trọng trẻ thông qua việc luôn tin tưởng vào khả năng giao tiếp của trẻ, điều chỉnh trình độ giao tiếp của giáo viên phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ,… Đồng thời, giáo viên cần phải quan sát và ghi chép thường xuyên những biểu hiện hành vi trong giao tiếp của trẻ để có thể có kế hoạch hướng dẫn tiếp theo.

 

Lượt xem : 6774 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo