Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật vận động
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật vận động

 

         

          d) Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật vận động

          Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau, gây ra sự tổn thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập… Trẻ khuyết tật vận động gồm có hai dạng: 1) Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt, khoèo, liệt chân tay và 2) trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận động não bộ.

          Đối với dạng thứ nhất thì những trẻ này vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức. Nói cách khác, khi trẻ có khiếm khuyết đơn thuần về vận động thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhận thức như những trẻ bình thường khác. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh. Trẻ khuyết tật vận động khó đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác. Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong nước…

          Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều cản trở cho hoạt động nhận thức của trẻ, thậm chí là trình độ nhận thức ở mức độ nặng. Hoạt động nhận thức của loại trẻ này cũng có những hạn chế tương tự như trẻ chậm phát triển trí tuệ và còn bị ảnh hưởng thêm của khuyết tật vận động. Song cũng cần lưu ý những trường hợp khuyết tật vận động do bại não gây nên thì hoạt động nhận thức của trẻ hầu như không bị ảnh hưởng song trẻ khó có thể biểu đạt được suy nghĩ, hành động, lời nói một cách bình thường do sự cản trở của khuyết tật vận động.

          e) Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

          Ngôn ngữ là vỏ của tư duy, là phương tiện chủ yếu thực hiện các thao tác tư duy của con người. Năng lực nhận thức của trẻ khuyết tật ngôn ngữ phụ thuộc vào mức độ tổn thương ngôn ngữ, vào khiếm khuyết thứ sinh do tổn thương ngôn ngữ và những khuyết tật ngôn ngữ cũng mắc phải. Đối với trẻ khuyết tật ngôn ngữ nhẹ, nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ diễn ra bình thường như những trẻ có ngôn ngữ bình thường.

          Nhận thức nói chung của trẻ khuyết tật ngôn ngữ nặng diễn ra chậm chạp và không đầy đủ. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ nặng thường kéo theo những khiếm khuyết thứ sinh như chậm hiểu hoặc cũng thường kèm theo các khuyết tật khác. Vì vậy, các em thường gặp khó khăn ngay từ những quá trình tâm lí đầu tiên: cảm giác, tri giác… Vì vậy, mà những biểu tượng về sự vật, hiện tượng thường sai lệch hoặc không đầy đủ. Những thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu ở trẻ khuyết tật ngôn ngữ nặng phát triển chậm, rất yếu ớt. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ nặng gặp khó khăn trong nhận thức bản chất của đối tượng, hiện tượng. Đặc biệt là những mối quan hệ giữa các đối tượng, hiện tượng.

          Như vậy, hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật nói chung và ở các dạng khuyết tật khác của trẻ nói riêng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình dạy học cho đối tượng có nhu cầu dạy học và giáo dục đặc biệt này. Quá trình dạy học cần tính đến những đặc điểm hết sức đặc trưng của từng dạng trẻ khuyết tật để từ đó có những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Hướng tiếp cận đa giác quan, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ, tổ chức hoạt động nhận thức theo các hình thức đa dạng… đang là xu thế và yêu cầu trong quá trình dạy học nói chung cũng như dạy học cho trẻ khuyết tật hiện nay.

Lượt xem : 25325 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo