Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khiếm thính
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khiếm thính

b) Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khiếm thính

·                     Nhận thức cảm tính:

          Một đặc trưng của trẻ khiếm tính đó là cơ quan phân tích thính giác bị tổn thương, dẫn đến trẻ bị giảm đáng kể khả năng tri giác âm thanh, đặc biệt âm thanh ngôn ngữ. Sự hạn chế này ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức cảm tính. của trẻ. Khi cơ quan thính giác bị tổn thương, những kích thích của các sự vật, hiện tượng lên cơ quan phân tích thính giác không gây ra cảm giác nghe và không thể tạo ra tri giác nghe. Chẳng hạn, nguồn âm thanh là tiếng trống tác động vào cơ quan thính giác (trước hết tác động vào hệ thống dẫn truyền bắt đầu từ màng nhĩ của tai). Nhưng cơ quan thính giác đã bị hỏng, cho nên tác động của tiếng trống không gây ra cảm giác nghe và tri giác nghe. Tức là đứa trẻ không hề nhận biết được cường độ, cao độ cũng như tính chất của tiếng trống. Do đó, trẻ không thể nhận thức được một cách đầy đủ các yếu tố về tác nhận kích thích, bản chất của sự vật, hiện tượng và hậu quả là có sự sai lệch nhất định trong nhận thức.

          Cơ quan phân tích thính giác bị rối loạn làm cho quá trình phối hợp giữa các cơ quan cảm thụ không thực hiện được hoặc sự phối hợp đó không tốt. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức được tính toàn vẹn của sự vật, hiện tượng (chẳng hạn như khi đứa trẻ nhìn thấy con vật hung dữ, nhưng lại nghe thấy tiếng gầm rú của nó nữa thì sự nhận thức không chỉ hình dáng dữ tợn bề ngoài mà còn về tính hung dữ của con vật này, do đó, quá trình nhận thức này sẽ mang tính đầy đủ, toàn vẹn về bản chất hơn). Sự rối loạn trong quá trình phối hợp còn thể hiện ở việc định hướng của cơ thể trong thế giới xung quanh, trẻ khiếm thính khó định vị được những đồ vật, sự vật, hiện tượng không ở trong tầm quan sát bằng mắt mà bằng âm thanh phát ra. Đây là một cản trở cho hoạt động nhận thức cảm thính của trẻ khiếm thính.

          Tuy nhiên, trẻ khiếm tính sẽ có khả năng nhạy bén hơn, tinh tế hơn ở cảm giác nhìn. Trẻ có thể "nghe được bằng mắt", cảm thụ được độ rung của âm thanh bằng xúc giác khi phát âm đưa tay đặt lên cổ. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nhất là trong các tiết dạy ngôn ngữ cần đặc biệt chú ý rèn luyện cảm giác nhìn để làm chức năng thay thế (đọc hình miệng, lĩnh hội ngôn ngữ kí hiệu).

·                     Nhận thức lí tính:

          Tư duy trực quan hành động và ngôn ngữ của trẻ khiếm thính kém phát triển nên trong quá trình nhận thức trẻ thường bắt đầu từ cấp độ tư duy trực quan hành động. Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng các hành động vận động cụ thể, trong những tình huống nhất định và có thể quan sát được. Ví dụ như bắt chước viết theo mẫu chữ có sẵn, làm phép toán bằng cách sử dụng đồ vật, que tính, các con số… Vì vậy, trong quá trình dạy học trẻ khiếm thính cần chú ý đặc biệt đến việc tổ chức hoạt động với vật, hoạt động thực hành. Trẻ cần được nhìn thấy, sờ mó vật và có những hành động trực tiếp trên đồ vật qua đó để hình thành và phát triển tư duy trực quan hành động.

          Mặc dù bị khiếm khuyết về chức năng thính giác song bù lại trẻ khiếm thính thường có đôi mắt tinh nhanh. Do đó, khả năng quan sát các đồ vật thay thế bằng hình ảnh, tranh vẽ là một trong những điểm mạnh của trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính có thể so sánh, phân biệt, khái quát hóa những hình ảnh khác nhau của sự vật, hiện tượng trong thời gian nhanh với độ chính xác cao; trẻ cũng có thể dễ dàng làm đúng các bài toán thông qua các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán…

          Tuy nhiên, tư duy trừu tượng (tư duy ngôn ngữ - logic) là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên việc sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Trong quá trình tư duy các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa đều lấy ngôn ngữ làm phương tiện. Đối với trẻ khiếm thính loại tư duy này gặp nhiều khó khăn vì ngôn ngữ nói của trẻ mất hoàn toàn hoặc kém phát triển.

Lượt xem : 20238 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo