Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hoạt động nhận thức của các dạng trẻ khuyết tật khác nhau.
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hoạt động nhận thức của các dạng trẻ khuyết tật khác nhau.

1.1.2.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức của các dạng trẻ khuyết tật khác nhau.

          Mặc dù có những đặc điểm chung trong hoạt động nhận thức, trẻ khuyết tật ở các dạng khác nhau lại có những đặc điểm hết sức đặc trưng của mình. Xem xét những đặc điểm riêng về hoạt động nhận thức của từng dạng trẻ khuyết tật sẽ giúp giáo viên và các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn đối tượng và có những biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp.

          a) Đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ khiếm thị

·                     Nhận thức cảm tính của trẻ mù:

          Khi bị mù, con người mất khả năng nhìn - mất đi cơ quan chủ yếu giúp họ nhận thức thế giới bên ngoài. Bởi lẽ, mắt là cơ quan chủ yếu giữ vai trò chính trong việc phản ánh thế giới hữu hình với lượng thông tin khổng lồ, phản ánh với tốc độ cực nhanh từ gần đến xa. Đối với họ, cảm giác nghe âm thanh và cảm hiacs sờ có giá trị sống còn: Cảm giác âm thanh giúp họ giao tiếp, định hướng bản thân trong mọi hoạt động; cảm giác sờ là kết quả tổng hợp của nhiều loại cảm giác, nó bao gồm cảm giác áp lực, xúc giác trực tiếp, cảm giác nhiệt, cảm giác đau… Tuy nhiên, cần nhận thức rằng quá trình tri giác đòi hỏi sự tham gia của cả một hệ thống cơ quan phân tích tri giác. Tùy theo đối tượng và nhiệm vụ của tri giác mà cơ quan nào sẽ đóng vai trò chính, khi "đọc" thì cảm giác xúc giác của tay sẽ giữ vai trò chính, khi nghe giảng bài thì thính giác giữ vai trò chính…

          Ngưỡng cảm giác phân biệt của ngón tay của người bình thường là 2,2mm; người mù là 1m,2mm (khoảng cách tối thiểu giữa hai chấm nổi trong hệ thống kí hiệu Braille chỉ bằng 2,5mm). Do đó, đầu ngón tay người mù dễ nhận biết từng kí hiệu nổi khi sờ đọc chữ nổi. Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy hạn chế hơn so với tri giác nhìn, nhưng cũng có thể giúp người mù nhận biết hình ảnh của sự vật, hiện tượng một cách trung thực.

          Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả của tri giác sờ chỉ phát huy một cách rõ rệt nhất khi tri giác nhìn bị mất hoàn toàn. Điều đó giúp cho việc lí giải vì sao người sáng mắt, khi bịt mắt lại để sờ đọc và viết chữ nổi không thành đạt như người mù.

·               Nhận thức lí tính của trẻ mù

          Quá trình nhận thức lí tính của trẻ mù cũng như của người mù tuân theo quy luật chung của con người. Nó bao gồm những quá trình hình thành biểu tượng, tư duy và ngôn ngữ.

          Biểu tượng của sự vật hiện tượng đối với trẻ mù, đặc biệt là trẻ mù hoàn toàn do bẩm sinh thì phạm vi biểu tượng của chúng bị thu hẹp, mang tính khuyết lệch, hình ảnh thường bị đứt đoạn, sơ sài; mức độ khái quát thấp; hình ảnh nặng về ngôn ngữ hình thức, rập khuôn… Do đó, để hình thành và xây dựng những biểu tượng đúng đắn cho trẻ mù, trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý: Hướng dẫn trẻ quan sát (sờ) đúng ngay từ đầu bảo đảm phản ánh được nguyên bản khi tri giác. Đồng thời, tận dụng triệt để khả năng tri giác của những giác quan khác như: xúc giác, thính giác, cơ khớp vận động, và cả khứu giác, vị giác…

          Những thao tác tư duy của trẻ mù diễn ra khó khăn hơn rất nhiều so với bình thường. Tuy nhiên, chức năng ngôn ngữ của trẻ mù không bị rối loạn và có thể bù đắp những khiếm khuyết trong hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, những gì mà trẻ mù không sờ thấy được thì ta có thể giải thích, mô tả bằng lời. Ngay cả những vật tuy đã sờ thấy, nhưng chưa hẳn đã hiểu thấu, nếu được giải thích thêm bằng ngôn ngữ sẽ giúp trẻ mù hiểu rõ hơn và có được những khái niệm về sự vật hiện tượng.

·                     Một số đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ nhìn kém:

          Khả năng tri giác bằng mắt của trẻ nhìn kém phụ thuộc phần lớn vào việc sử dụng phần thị lực còn lại. Mặc dù thị lực chỉ chênh lệch nhau không đáng kể song lại có ảnh hưởng lớn đến tốc độ đọc của trẻ. Ví dụ: trẻ có thị lực là 0,1 vis khi đọc một nhóm chữ mất tới 3 giây. Trẻ khác có thị lực 0,2 vis khi đọc một nhóm chữ mất 0,6 giây. Tốc độ tri giác của trẻ nhìn kém, chậm hơn nhiều so với tốc độ trung bình của trẻ sáng. Tri giác của trẻ thường không trọn vẹn, cảm nhận sự vật, hiện tượng (đồ vật, tranh ảnh…) rời rạc, đứt đoạn nhất là đối với những đồ vật, hình ảnh động do đó thiếu sự cảm nhận được mối tương quan tỉ lệ giữa các sự vật hay giữa các bộ phận trong cùng một sự vật.

          Đối với trẻ nhìn kém thì hiện tượng mất màu sắc hoàn toàn ít xảy ra mà thông thường có biểu hiện loạn sắc thị, dưới hai thể loại là loạn sắc thì màu đỏ trong trường hợp tri giác màu đỏ dưới góc nhìn nhỏ tưởng là màu xanh và loạn sắc màu xanh, với góc nhìn nhỏ tưởng là màu đỏ. Có tới 30% số trẻ nhìn kém vừa và 80% số trẻ nhìn quá kém (giáp ranh với trẻ mù) bị chứng loạn thị, 75% số trẻ nhìn kém rất khó khăn với việc thích ứng trong bóng tối (khả năng phân biệt ánh sáng yếu).

 

Lượt xem : 11535 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo