Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> Đặc điểm hoạt động nhận thức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm hoạt động nhận thức

1.1.2. Đặc điểm hoạt động nhận thức

1.1.2.1. Đặc điểm chung về hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật

          Các công trình nghiên cứu về trẻ em đã khẳng định trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là sản phẩm của các mối quan hệ lịch sử - xã hội thông qua hoạt động nhận thức và giao lưu của chúng dưới sự tác động của các nhân tố mang tính giáo dục. Nhà trường hiện đại tạo ra điều kiện và hoàn cảnh thực tế để phát triển cá nhân, tôn trọng cá tính tùy theo hoàn cảnh sống, nhu cầu, năng lực của mỗi đứa trẻ, tạo ra cho từng đứa trẻ những đặc điểm, sự phát triển riêng phù hợp với dặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ.

          Hoạt động nhận thức là chức năng tâm lí cao cấp của con người. Hoạt động nhận thức của mọi trẻ em cũng như trẻ khuyết tật diễn ra theo quy luật nhất định. Quy luật này bao gồm từ nhận thức cảm tính (biết) đến việc hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng (hiểu). Trong toàn bộ quá trình  nhận thức diễn ra hàng loạt các quá trình xử lí thông tin bên trong và bên ngoài bao gồm việc thu nhận, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát… Kết quả của quá trình nhận thức là trẻ hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng và có thể đánh giá sự vật hiện tượng riêng của từng cá nhân. Mỗi giai đoạn lứa tuổi có những đặc trưng trong sự phát triển cũng như hoạt động nhận thức của lứa tuổi đó. Theo Benjamine Bloom thì trình độ nhận thức của trẻ em và của con người nói chung bao gồm 6 mức độ khác nhau từ thấp nhất đến cao nhất là biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá.

          Các cơ quan phân tích có vai trò rất lớn đối với hoạt động nhận thức của trẻ. Nhờ có các cơ quan tiếp nhận và phân tích thông tin, hoạt động nhận thức được diễn ra và con người biết được sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh mình. Trước hết, cơ quan phân tích có vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính mà trước hết đó là quá trình thu nhận, phân tích và xử lí thông tin.

          Kênh thu nhận thông tin quan trọng nhất đó là tri giác nhìn. Khoảng 85% thông tin con ngườig tiếp nhận được là nhờ vào tri giác nhìn. Để biết được vật đó là cái gì? Nó to hay nhỏ? hình dáng, màu sắc ra sao?... trước hết trẻ phải nhờ đến cơ quan phân tích thị giác. Khi cơ quan thị giác bị tổn thương, điều tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự nhận biết các sự vật, hiện tượng. Khi trẻ tri giác, hình ảnh, màu sắc… của các sự vật xuất hiện trên vỏ não nhờ cơ quan phân tích thị giác. Hình ảnh đó được nhận biết và lưu giữ trên vỏ não đạt mức độ chính xác, chân thực đến đâu là nhờ vào tính chất, khả năng, độ tinh nhậy của thị giác của từng trẻ. Nếu cơ quan phân tích thị giác bị giảm một phần (trẻ nhìn kém) hoặc hoàn toàn (trẻ mù) thì khả năng tri giác bằng thị giác sẽ bị sai lệch hoặc mất hết khả năng này. Tuy nhiên, trong quá trình nhận thức trẻ khiếm thị không nhìn bằng mắt mà "nhìn bằng đôi tay", xúc giác đã thay thế cho thị giác.

          Chẳng hạn, nhờ được huấn luyện tốt mà trẻ mù có thể dùng xúc giác tinh nhạy của 10 đầu ngón tay để nhận biết sự vật hiện tượng. Trẻ mù nhờ có 2 bàn tay trong cảm giác sờ biết được vật tròn hay vuông, to hay nhỏ. Rất nhiều trẻ mù khi sờ vải biết được đó là loại vải gì, sờ các đồng bạc giấy biết được mệnh giá của nó. Đặc biệt có người mù có khả năng nhận biết màu sắc của đồ vật thấy vật có màu đỏ hay màu xanh qua sờ,…

          Không phải lúc nào con người nhận biết sự vật, hiện tượng cũng phải sử dụng cơ quan phân tích thị giác. Trong cuộc sống, nhiều sự vật, hiện tượng nhiều vấn đề người ta không cần nhìn trực tiếp hoặc không thể nhìn được trực tiếp và vẫn có thể nhận thức được sự vật, hiện tượng đó. Lúc này phải nhờ đến cơ quan phân tích thính giác. Ở từ rất xa, thông qua nghe mô tả (nghe được nhờ thính giác) người ta có thể biết được một bộ bàn ghế, một cái tủ có kích thước, màu sắc như thế nào? được làm bằng gỗ gì? có thích hợp với người cần mua không?... Trẻ em khi học địa lý, lịch sử phải sử dụng nhiều đến thính giác để nghe giảng những vấn đề xảy ra từ rất lâu, rất xa. Trong rừng sâu, người đi săn chưa nhìn thấy con thú dữ nhưng nghe tiếng gió thổi, tiếng bước chân và tiếng cây va đập vào nhau ( và cùng có các giác quan khác và cùng kinh nghiệm) người thợ săn đã nhận biết được sự nguy hiểm và có cách đề phòng. Trong đêm tối nhiều khi chúng ta không nhìn, không nhận biết được một chướng ngại vật hoặc một sự nguy hiểm nào đó. Nhưng nhờ linh cảm của cảm giác nghe người ta biết được cái gì sắp xảy ra. như vậy cơ quan phân tích thính giác có vai trò rất lớn trong hoạt động nhận thức của con người. Nếu thiếu nó lập tức con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

          Trong hoạt động nhận thức cũng như trong đời sống cá thể, thị giác và thính giác là hai cơ quan cảm thụ cực kì quan trọng. Nhờ hai cơ quan phân tích này người ta nhận biết được đến 95% các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh. Ngoài ra, xúc giác, vị giác, cơ quan vận động có vai trò quan trọng trong cuộc sống.  Nhờ có xúc giác ta biết được nhiệt độ nóng, lạnh hay mát mẻ. Nhờ có vị giác ta biết được món thức ăn này mặn hay nhạt, cay hay chua. Nhờ có cơ giác vận động ta biết phối hợp các cơ quan khác nhau trong quá trình hoạt động, vận hành các cơ quan khác nhau trong nhận thức. Các cơ quan này đặc biệt quan trọng khi một trong hai cơ quan phân tích chính (thị giác và thính giác) bị tổn thương và lúc này, những cơ quan phân tích xúc giác, vị giác có thể đóng vai trò thay thế.

          Các cơ quan phân tích có vai trò rất lớn đối với nhận thức cảm tính và nó cũng có vai trò lớn đối với nhận thức lí tính. Đây là hệ quả tất yếu vì nhận thức lí tính chỉ diễn ra trên cơ sở những chất liệu của nhận thức cảm tính. Nói một cách đơn giản thì nếu giai đonaj nhận thức lí tính sẽ không thể diễn ra một cách hoàn toàn đầy đủ, toàn vẹn thì giai đoạn nhận thức lí tính sẽ không thể diễn ra một cách hoàn toàn thuận lợi được. Dù nhận thức của trẻ mù tốt đến đâu (nhờ được huấn luyện và sử dụng cơ chế bù trừ) thì trong ngôn ngữ của trẻ mù vẫn còn tồn tại lớn việc thiếu hình ảnh mà người ta thường gọi đó là thứ "ngôn ngữ rỗng", tức là trẻ nghe được, nói được những từ ngữ biểu thị những khái niệm nhưng không thể hiểu bản chất của nó.

          Bên cạnh đó, ngôn ngữ được coi là vỏ của tư duy, ngôn ngữ không cính xác tức tư duy bị sai lệch. Thính giác là tiền đề, là điều kiện hình thành và phát triển của ngôn ngữ. Một cách hết sức rõ ràng là trẻ điếc bị tổn thương cơ quan thính giác, hậu quả tất yếu dẫn đến sự rối loạn ngôn ngữ ở những dạng trẻ này (trẻ không tự hình thành ngôn ngữ, trẻ bị kém phát triển về ngôn ngữ). Tương tự như vậy, trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng thường có nhiều sự hạn chế trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ (trẻ thường biết nói muộn, vốn từ ít, không biết sử dụng câu,…) . Như vậy, từ tổn thương về thực thể của bộ máy phân tích đã gây những ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhận thức ở trẻ.

          Một trong những yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động nhận thức của con người đó là trí nhớ. Nhờ có trí nhớ thì quá trình nhận thức lí tính mới được diễn ra trên cơ sở chất liệu của quá trình nhận thức cảm tính. Trí nhớ của trẻ khuyết tật bị ảnh hưởng do quá trình thu nhận thông tin thường không đầy đủ mà xuất phát trực tiếp từ khiếm khuyết của các giác quan. Đặc biệt là đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ thì một trong hai nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chậm phát triển trí tuệ là sự tổn thương về não bộ trong đó có sự tổn thương trung khu trí nhớ (theo nhà tâm lí học người Nga là Luria và các đồng nghiepje 1966). Sự tổn thương về trí nhớ đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật.

          Như vậy, hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật do ảnh hưởng của các khiếm khuyết gây nên có những đặc điểm riêng, đặc thù, đòi hỏi nhiều thời gian hơn cũng như diễn ra với tốc độ chậm hơn sơ với bình thường. Trong quá trình dạy học và giáo dục giáo viên cần chú ý đến những đặc điểm chung này để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

 

Lượt xem : 2351 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo