Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> LÍ LUẬN DẠY HỌC TRẺ KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

LÍ LUẬN DẠY HỌC TRẺ KHUYẾT TẬT

Chương 3. LÍ LUẬN DẠY HỌC TRẺ KHUYẾT TẬT

 

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC TRẺ KHUYẾT TẬT

1.1. Đặc điểm cơ bản trong sự phát triển của trẻ khuyết tật liên quan đến quá trình dạy học

1.1.1. Khả năng phát triển của trẻ khuyết tật.

          Theo quan điểm của Tật học hiện đại thì trẻ khuyết tật không phải ít phát triển hơn so với trẻ bình thường mà chúng phát triển theo một chiều hướng khác. Mọi trẻ em sinh ra và lớn lên trong xã hội loài người đều có những nhu cầu cơ bản về cơ thể, sự an toàn (Bậc thang nhu cầu cơ bản của Abraham Maslow) và những khả năng nhất định (Thuyết đa năng lực của Howard Gardner). Trẻ khuyết tật cũng có những nhu cầu cơ bản và khả năng nhất định tuy ở những mức độ khác nhau so với trẻ em bình thường.

          Với những hình thức, tốc độ và mức độ khác nhau, tất cả mọi trẻ khuyết tật đều có khả năng nhận thức. Hầu hết trẻ khuyết tật đều có những phản ứng với âm thanh, tiếng động, lời nói, khả năng định hướng đối với nguồn âm thanh phát ra. Trẻ điếc có thể hiểu được những gì đang diễn ra xung quanh thông qua sự chuyển động của sự vật, sự biểu đạt của bản thân và người khác qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ, độ hình miệng… Trẻ mù có thể nhận biết và hiểu được thế giới bên ngoài lời nói thông qua khả năng nghe, cảm giác xúc giác. Trẻ khó khăn về học sẽ trở nên biết cách cư xử hơn khi chúng có được yêu thương, cảm giác về sự an toàn, che chở của những người xung quanh…

          Một số nghiên cứu cho rằng, đây chính là quy luật bù trừ trong quá trình phát triển cá thể. Nếu như một trong những chức năng nào đó của cơ thể bị phá hủy thì dẫn đến sự phát triển cao hơn của các chức năng khác bù đắp lại phần bị khiếm khuyết. Tuy nhiên, để phát triển được các chức năng khác thì không ngoài việc trẻ được giáo dục và rèn luyện thường xuyên trong một môi trường ít hạn chế nhất. Như nhà triết học, tâm lí học người Đức, V.Stern, ngay từ năm 1921 đã chỉ rõ: "Đối với người khiếm thị, khả năng phân biệt nhờ khứu giác nhờ tăng mức độ nhạy cảm của hệ thần kinh không nằm ngoài sự luyện tập, đánh giá và suy ngẫm sự khác biệt".

          Hơn nữa, mỗi trẻ là một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về nhân cách. Chúng có khả năng, nhu cầu và sở thích riêng, có cách thể hiện riêng. Được tham gia vào các hoạt động trong môi trường hòa nhập tại cộng đồng, xã hội, nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật mới có cơ hội được bộc lộ, thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét nhất khả năng và nhu cầu của mình. Đồng thời, đó cũng chính là cách giảm thiểu được những ảnh hưởng bất lợi của khuyết tật đối với các chức năng hoạt động cơ thể khác và không làm xuất hiện "khuyết tật thứ hai" của trẻ: không được tương tác với môi trường, không thích nghi được với môi trường như những trẻ khác, và tất yếu là sự kìm hãm quá trình phát triển của trẻ bởi những tác nhân kích thích từ môi trường.

          Có thể nhận thấy rằng, mỗi trẻ khuyết tật là một bức tranh điển hình hết sức đa dạng, phong phú về sự phát triển nhận thức, tình cảm, hành vi trong nhân cách. Chúng có khả năng, nhu cầu và sử thích riêng, có cách học tập và cách thể hiện hành vi riêng. Được tham gia vào các hoạt động trong môi trường lớp học, nhà trường cũng như các hoạt động tại cộng đồng, xã hội và gia đình thì trẻ khuyết tật mới có cơ hội được học tập, được lĩnh hội kiến thức để có thể bộc lộ, thể hiện một cách đầy đủ và rõ nét nhất khả năng, nhu cầu của mình. Đồng thời, đó cũng chính là cách giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của khuyết tật đối với các chức năng hoạt động cơ thể khác và không làm xuất hienje "khuyết tật thứ hai" hay "khuyết tật thứ phát". Nguyên nhân xuất hiện khuyết tật thứ phát là do trẻ thiếu cơ hội được tương tác với môi trường, làm cho trẻ khó thích nghi với môi trường, và tất yếu trẻ bị kìm hãm quá trình phát triển từ chính các yếu tố của môi trường.

 

Lượt xem : 2278 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo