Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ CHỦ NHIỆM LỚP TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ CHỦ NHIỆM LỚP TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

V. NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ CHỦ NHIỆM LỚP TRONG GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT

5.1. Vị trí, vai trò của người giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong giáo dục trẻ khuyết tật.

          Người giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và dạy học đã đề ra đối với trẻ khuyết tật thuộc lớp học của mình phụ trách. Các hoạt động của người giáo viên đối với giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật gồm:

          - Hoạt động dạy học

          - Hoạt động giáo dục

          - Hoạt động tự hoàn thiện chuyên môn, trong đó là việc tự hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đặc thù đối với giáo dục trẻ khuyết tật.

          - Hoạt động phối hợp với gia đình, nhóm hỗ trợ cộng đồng, các tổ chức xã hội, các cá nhân… nhằm giúp đỡ trẻ khuyết tật ngày càng có cơ hội được hưởng Quyền đến trường.

          Hơn một thập kỉ qua, giáo dục trẻ khuyết tật đã góp phần to lớn đối với việc thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục… phù hợp với xu thế phát triển chung của nền giáo dục Việt Nam. Tất cả các giáo viên đều nhận thức rõ cần phải phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa", tức là cần quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp. Với một trẻ khuyết tật trong lớp học thì vai trò của người giáo viên có những thay đổi cơ bản, không còn kiểu dạy học "thông báo - đồng loạt", giáo viên chủ quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là truyền đạt cho hết nội dung quy định trong chương trình và sách giáo khoa, cố gắng làm cho mọi học sinh trong lớp hiểu và nhớ những lời giáo viên giảng, mà vai trò giáo viên là người thiết kế chương trình giáo dục và dạy học, tổ chức thực hiện các hoạt động, kiểm tra thường xuyên, điều chỉnh khi cần thiết,.. trên cơ sở căn cứ vào khả năng, nhu cầu hay lợi ích của chính trẻ. Điều này cũng được Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc - UNESCO đề cập trong cuốn "Giáo dục người lớn", 1979: "Sự giáo dục mà nội dung quá trình học tập và giảng dạy được xác định bởi các nhu cầu, mong muốn của người học và họ tham gia tích cực vào việc hình thành và kiểm soát; sự giáo dục này huy động những nguồn lực và kinh nghiệm của người học".

          Trong môi trường nhà trường, lớp học thì trình độ chuyên môn của người giáo viên được thể hiện ở các kiến thức, kĩ năng đặc thù có ý nghĩa quyết định đối với hiệu quả công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Vai trò chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật của người giáo viên trong nhà trường được thể hiện:

          - Xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân cho trẻ (theo nội dung sổ theo dõi cá nhân trẻ);

          - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, dạy học hòa nhập trong đó chú  trọng đến: Dạy học có hiệu quả, phương pháp học hợp tác nhóm, điều chỉnh chương trình phù hợp với năng lực và nhu cầu của trẻ, sử dụng dồ dùng dạy học có sẵn, rẻ tiền…

          - Áp dụng có hiệu quả những kĩ năng đặc thù cho trẻ có các dạng khuyết tật khác nhau (chữ nổi cho trẻ khiếm thị, giao tiếp tổng hợp cho trẻ khiếm thính,…)

          - Xây dựng vòng bạn bè cho trẻ khuyết tật.

·                     Tư vấn, trao đổi chuyên môn, hỗ trợ đồng nghiệp để cùng nhau giải quyết các vấn đề giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật trong nhà trường;

·                     Tư vấn cho Ban giám hiệu nhà trường các mặt hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật;

          - Số lượng học sinh đã đi học và huy động trẻ đi học

          - Quản lí hồ sơ của trẻ khuyết tật đang đi học.

          - Tư vấn các sinh hoạt ngoài giờ học của trường và các yếu tố tạo điều kiện cho trẻ học tập thuận lợi.

          - Dự các buổi sinh hoạt chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật.

          - Theo dõi các hoạt động về giáo dục trẻ khuyết tật của nhà trường.

          Giáo dục trẻ khuyết tật có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc. Thành công của công tác này đòi hỏi sự tham gia của một lực lượng xã hội hết sức đông đảo như các ban ngành, đoàn thể các cấp, các tổ chức quần chúng, tình nguyện viên,… Nếu như nhà trường được coi là "trung tâm" để huy động các lực lượng xã hội tham gia thì giáo viên lại là cầu nối trực tiếp và cực kì quan trọng để đảm bảo cho hệ thống này hoạt động có hiệu quả đối với việc đáp ứng nhu cầu, lợi ích của trẻ khuyết tật. Vai trò nòng cốt của giáo viên được thể hiện trong công việc khó khăn đầu tiên đó là việc làm thế nào để có thể huy động được trẻ khuyết tật đi học. Không ai khác, giáo viên là người có trách nhiệm hết sức và lớn nhất. Vào bất cứ thời gian nào trong ngày, trừ thời gian lên lớp, giáo viên tiếp cận với đại diện các ban ngành, đoàn thể của thôn/xóm/ấp, với gia đình trẻ.. tuyên truyền, giải thích, bằng các việc làm thiết thực cụ thể để mọi người cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc vận động cha mẹ trẻ khuyết tật hiểu được những lợi ích đối với chính con họ khi trẻ được đến trường. Có thể nói, cùng cha mẹ trẻ khuyết tật thì giáo viên là người hiểu rõ nhất những khả năng, nhu cầu cũng như những diễn biến sức khỏe, trạng thái tâm lí hàng ngày của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể thông báo những thông tin tương đối chính xác, rõ ràng về trẻ để cùng phối hợp trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cho trẻ ở các môi trường giáo dục khác nhau trong nhà trường, gia đình, cộng đồng, xã hội và huy động các nguồn lực vào công tác này. Thực tiễn cho thấy, những địa phương nào mà giáo viên tích cực và thực hiện tốt được vai trò này thì địa phương đó sẽ thành công trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật.

5.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong giáo dục trẻ khuyết tật.

          Đặc thù của hoạt động giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật quyết định những phẩm chất và năng lực cần có của người giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Hệ thống phẩm chất và năng lực của người giáo viên tiểu học trong giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật bao gồm:

·                     Hệ thống phẩm chất:

          Tính nhân văn: Trẻ khuyết tật trước hết cũng là trẻ em, chúng được tôn trọng và có quyền được hưởng các Quyền như mọi trẻ em khác: được chăm sóc giáo dục, được bảo vệ, được phát triển, được tham gia. Bên cạnh đó tình cảm nhân đọa là một đòi hỏi không thể thiếu, cùng với những nhu cầu cơ bản của mọi trẻ em khác thì trẻ khuyết tật còn có những nhu cầu đặc biệt về thể chất và tinh thần cần được giáo viên cũng như những người xung quan thấu hiểu, chia sẻ tình cảm và trách nhiệm.

          - Lí tưởng nghề nghiệp: Bao gồm nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật một cách sâu sắc và thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Lí tưởng nghề nghiệp được bộc lộ ở các khía cạnh: Hứng thú nghề nghiệp; Lòng yêu nghề, mến trẻ; Trách nhiệm với trẻ trước gia đình trẻ, cộng đồng, xã hội và trước lương tâm của chính bản thân người giáo viên. Và cuối cùng là sự thể hiện rõ ràng nhất ở hiệu quả công tác giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật nói riêng và giáo dục hòa nhập.

          - Tư duy nghề nghiệp (tư duy giáo dục và dạy học): trẻ khuyết tật dù ở dạng khuyết tật và mức độ nào cũng có những khả năng, nhu cầu nhất định. Mỗi trẻ là một bức tranh hết sức phong phú, đa dạng về các lĩnh vực phát triển. Tất cả mọi trẻ, trong đó có trẻ khuyết tật đều có thể phát triển thông qua các tác động giáo dục phù hợp. Giáo dục và dạy học là nhằm phát triển tối đa khả năng, nhu cầu phát triển, tận dụng tối đa "khả năng còn sót lại" của trẻ. Chính điều này còn góp phần vào việc làm giảm thiểu những ảnh hưởng "thứ phát" do khuyết tật đem lại. Chính vì vậy, phẩm chất này của người giáo viên còn được thể hiện sự linh hoạt trong việc sử dụng thiết kế mục tiêu, kế hoạch giáo dục và dạy học phù hợp với từng thời điểm, không gian và đặc biệt phù hợp với đối tượng trẻ khuyết tật cụ thể. Đồng thời, tất cả những lời nói, việc làm cần được giáo viên cân nhắc đến hậu quả giáo dục của nó. Đối với học sinh và trẻ khuyết tật tiểu học thì giáo viên là "thần tượng", là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất. Do đó, giáo viên cần phải là một hình mẫu cho các học sinh noi theo.

·                     Hệ thống năng lực:

          - Năng lực giáo dục:

          + Năng lực hiểu đối tượng giáo dục: Xác định khả năng, nhu cầu và sở thích của trẻ;

          + Năng lực xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân: Năng lực này là năng lực biết dựa vào điểm mạnh, những khó khăn hạn chế của trẻ, mục tiêu giáo dục (những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng cần hình thành cho trẻ), hình dung được hiệu quả của các tác động giáo dục thông qua việc tổ chức thực hiện các hoạt động…

          + Năng lực cảm hóa trẻ: Là năng lực gây những ảnh hưởng giáo dục trực tiếp bằng kiến thức, tình cảm, sự nhiệt thành và ý chí của người giáo viên.

          - Năng lực dạy học:

          Được hiểu như là một năng lực chuyên biệt cảu giáo dục, thể hiện cụ thể:

          + Năng lực hiểu trẻ: Kiến thức, kĩ năng cũng như những kinh nghiệm đã có của trẻ trước khi lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới tức là năng lực xác định những cái mà trẻ cần, bước phát triển tiếp theo của trẻ.

          + Năng lực thiết kế bài học có hiệu quả trong lớp học hòa nhập: Xác định mục tiêu bài học, nội dung bài học, xác định khối lượng kiến thức, kĩ năng  và mức độ khó của kiến thức bài học (chế biến tài liệu), các hoạt động và mức độ tham gia của trẻ trong bài học, dự kiến kết quả bài học…

          + Năng lực tổ chức các hoạt động: Năng lực giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn trẻ thực hiện, theo dõi, điều chỉnh và hỗ trợ khi cần…

          Năng lực thiết lập các mối quan hệ (năng lực giao tiếp):

          Giáo viên - trẻ, trẻ - trẻ, nhóm/vòng bạn bè, giáo viên phụ trách lớp với các giáo viên trong tổ, khối lớp khác, giáo viên và Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên - gia đình trẻ, giáo viên với các lực lượng cộng đồng, xã hội… Năng lực này gắn kết với phẩm chất lí tưởng nghề nghiệp của người giáo viên, lòng yêu nghề, mến trẻ, hứng thú làm việc, cộng tác để thực hiện quá trình giáo dục và dạy học đảm bảo hiệu quả cao.

          - Năng lực kết hợp huy động các lực lượng cộng đồng, xã hội tham gia vào giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:

          Năng lực này thể hiện dạng năng lực thiết lập các mối quan hệ nhằm huy động sức mạnh giáo dục của cộng đồng, các tổ chức xã hội, các cá nhân tham gia tích cực vào công tác giáo dục hòa nhập, trong đó nhà trường và giáo viên phải là người đóng vai trò nòng cốt nhằm giúp trẻ khuyết tật được hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng.

          - Năng lực đánh giá:

           Nhìn thấy được sự thay đổi về nhận thức, kĩ năng, hành vi, thái độ của trẻ khuyết tật thông qua những tác động giáo dục trong nhà trường, tại gia đình và trong đời sống cộng đồng.

5.3. Công tác giáo viên phụ trách lớp trong giáo dục trẻ khuyết tật.

          Bên cạnh vị trí, vai trò của một giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách lớp có trẻ khuyết tật cũng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của mình như những lớp học bình thường khác. Tuy nhiên, do đặc thù riêng công tác giáo viên phụ trách lớp có trẻ khuyết tật cần thực hiện một số vấn đề sau:

·                     Tổ chức và quản lí lớp học

          Tổ chức lớp học làm sao để đảm bảo cho mọi trẻ trong lớp học tập, vui chơi để có thể phát triển một cách thuận lợi nhất theo các tiêu chí của một môi trường  học tập thân thiện.

·                     Lập kế hoạch và triển khai công tác phụ trách lớp

          Đây là công việc chính của giáo viên phụ trách lớp và chiếm hầu hết thời gian hoạt động của giáo viên. Công tác này bao gồm các việc cụ thể sau:

          - Kế hoạch bài học.

          - Kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn nói chung và lĩnh vực giáo dục và dạy học trẻ khuyết tật nói riêng: sinh hoạt chuyên môn, trao đổi với đồng nghiệp, tổ bộ môn khối lớp, tham gia các khóa bồi dưỡng hàng năm…

          - Kế hoạch các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

          - Kế hoạch phối hợp hoạt động giữa nhà trường, giáo viên, cha mẹ trẻ, các lực lượng hỗ trợ cộng đồng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

·                     Lập và quản lí hồ sơ trẻ khuyết tật:

          - Các phiếu khảo sát khả năng và nhu cầu trẻ khuyết tật;

          - Kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật;

          - Những điển hình về sự tiến bộ của trẻ trong quá trình giáo dục: Báo cáo của giáo viên, cha mẹ, bạn bè trẻ…

          - Kế hoạch chuyển tiếp của trẻ: Lên lớp, chuyển cấp, nghỉ hè…

 

Lượt xem : 17504 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo