Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> . Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

. Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

4.2. Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

4.2.1. Xây dựng mục tiêu giáo dục cá nhân

          Mục tiêu giáo dục là kết quả giáo dục mong muốn cần đạt được thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong điều kiện, thời gian nhất định. Dựa trên các căn cứ khác nhau sẽ có các loại mục tiêu khác nhau.

·                     Căn cứ vào mục tiêu giáo dục cấp bậc học, có:

          - Mục tiêu giáo dục mầm non

          - Mục tiêu giáo dục tiểu học

          - Mục tiêu giáo dục trung học

          - Mục tiêu giáo dục đại học

·                     Căn cứ vào thời gian tiến trình giáo dục có hai loại mục tiêu:

          - Mục tiêu dài hạn: Là kết quả giáo dục trong thời gian dài như học kì, năm học hoặc cấp học, bậc học.

          - Mục tiêu ngắn hạn: Là kết quả giáo dục cần đạt được trong thời gian ngắn như một tiết học, ngày học, một tuần, một tháng.

          Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật thường được xây dựng theo mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

          Khi xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ, cần căn cứ vào:

          - Bản thân trẻ khuyết tật: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống đã có của trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ ra sao?

          - Mục tiêu, nội dung, chương trình khối học, năm học, học kì và của từng môn học, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và hành vi cần đạt được sau một năm học, một học kì hay một tháng…

          - Điều kiện, phương tiện của địa phương, nhà trường, lớp học và gia đình trẻ.

          - Đặc điểm tình hình cụ thể tại địa phương: đặc điểm đặc thù về địa lí, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán…

          Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật bao gồm các mục tiêu về kiến thức văn hóa, các kĩ năng xã hội. Đối với việc xây dựng mục tiêu thì mức độ nắm bắt kiến thức kĩ năng của trẻ trong bản kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì càng tốt.

          Mục tiêu giáo dục cho trẻ có thể được xây dựng theo kiểu mục tiêu giáo dục của năm học và mục tiêu giáo dục của từng học kì, từng tháng, từng tuần, và được thể hiện bằng kế hoạch bài học trong từng ngày, từng tiết.

4.2.2. Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật.

4.2.2.1. Xác định các yếu tố và lập kế hoạch

          Thời gian thực hiện: Cần chỉ rõ ngày bắt đầu thực hiện và thời hạn hoàn thành hoạt động. Thông thường, trẻ khuyết tật cần nhiều thời gian hơn để có thể lĩnh hội được nhiều hoạt động khác nhau. Điều này liên quan đến việc phân bổ lượng thời gian để thực hiện một nội dung hoạt động nhằm đạt đến mục đích giáo dục đã xác định sao cho phù hợp, mang tính khả thi và kích thích hứng thú cả giáo viên và trẻ. Cần tránh biểu hiện nôn nóng hay quá kì vọng vào sự tiến bộ của trẻ.

          Nội dung hoạt động: Là những hoạt động mà người giáo viên dự tính sẽ tiến hành tổ chức để trẻ tham gia và nhằm giúp trẻ đạt mục tiêu. Các hoạt động cần được thiết kế và thực hiện theo trình tự các bước và điều này liên quan đến kĩ năng chia nhỏ nhiệm vụ, nội dung thành các bước càng nhỏ càng tốt đối với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, một kĩ năng quan trọng khác là kĩ năng xây dựng các bước chuyển tiếp bao gồm việc củng cố kiến thức, kĩ năng đã đạt được, hình thành kiến thức, kĩ năng mới và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.

          Biện pháp thực hiện và phương tiện liên quan: là những cách thức, điều kiện để thực hiện hoạt động đó diễn ra và đạt kết quả. Những điều kiện, phương tiện đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các dịch vụ đặc biệt cho đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau (máy trợ thính, chữ nổi Braille, đồ dùng học tập phù hợp với trẻ khó khăn về vận động…), các hoạt động tập thể đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia, các môi trường phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ…

          Người thực hiện: Là những người giúp trẻ thực hiện các hoạt động. Bản kế hoạch cần chỉ rõ người chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ, thời gian và công việc cụ thể của từng thành viên.

          Kết quả mong đợi: Cần chỉ ra yêu cầu mức độ đạt được. Đối với mỗi mục tiêu, cần chỉ rõ những tiêu chí và cách thức đánh giá. Cần lưu ý khi tiến hành đánh giá phải xác định rõ mục đích đánh giá là nhằm xác định bước phát triển tiếp theo cụ thể của trẻ để từ đó có những biện pháp can thiệp giáo dục kịp thời đáp ứng nhu cầu của trẻ.

4.2.2.2. Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật.

          - Hệ thống kiến thức, kĩ năng cần được xây dựng từ mức độ đơn giản đến mức độ khó/cao hơn.

          - Các nhiệm vụ càng được chia nhỏ thành các bước và thực hiện từng bước/từng bước nhỏ thì càng tốt. Việc xây dựng được trên cơ sở một hệ thống các bước, tùy từng trẻ với những khả năng và nhu cầu khác nhau mà xác định số lượng các bước nhiều hay ít, song nhất định phải đi theo từng bước để đạt được mục tiêu mong muốn.

          - Thiết kế và tổ chức các hoạt động được diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau nhằm tăng số lượng kiến thức cũng như tăng mức độ thành thạo các kĩ năng cho trẻ.

          - Sử dụng đồ dùng, phương tiện cần tuân thủ chặt chẽ quy luật của quá trình nhận thức. Có thể sử dụng vật thật, mô hình, hình ảnh để hình thành khái niệm chotrẻ.

          - Xây dựng  kế hoạch chuyển tiếp về thời gian, ví dụ như giữa hai học kì, hai tháng… hay chuyển tiếp về kiến thức, kĩ năng mang tính củng cố và lĩnh hội tri thức mới thể hiện trong những hoạt động phong phú, logic và trẻ hứng thú tham gia.

4.2.2.2. Mẫu kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật

 

Lượt xem : 39157 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

ha Huy

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

đặng thị hiền

Cho mình xin mẫu mục tiêu kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật và vận động nhà trẻ xin cảm ơn ạ

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

Tòng thị Nhung

Cho mình xin mẫu hồ sơ kế hoạch giáo án trẻ khuyết tật trí tuệ và vận động mầm non 4- 5 tuổi đã được duyệt với ạ, mình cảm ơn

TRẦN THỊ HÀ

Cho mình xin kế hoạch tháng giành cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ nhà trẻ

TRẦN THỊ HÀ

Cho mình xin kế hoạch tháng giành cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ nhà trẻ

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo