Trang chủ --> Giáo dục trẻ khuyết tật --> . Nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

. Nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật

4.1.3. Nội dung tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật

          Để có thể tiến hành công tác giáo dục có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần phải hiểu được các đặc điểm phát triển các lĩnh vực của trẻ khuyết tật. Những nội dung tìm hiểu nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật bao gồm:

          1) Khả năng phát triển thể chất và vận động:

          Bao gồm:

          - Quá trình phát triển thể chất của trẻ: hình dáng, tầm vóc, mặt, chân, tay, tầm vóc cơ thể, chiều cao, cân nặng, các giác quan…

          - Hoạt động (vận động) của trẻ: kĩ năng vận động thô (đi, đứng, ngồi, chạy, nhảy…); kĩ năng vận động tinh (cầm vật nhỏ, sự di chuyển của ánh mắt, sự khéo léo của các chi…)

          2) Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp

          Bao gồm: vốn từ của trẻ, khả năng nghe hiểu, biểu đạt ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cử chỉ) của trẻ như thế nào? Trẻ  có bị tật ngôn ngữ không? Đặc biệt là thái độ của trẻ trong giao tiếp.

          3) Khả năng nhận thức

          Bao gồm:

          - Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, trí nhứ, khả năng học tập các môn học, việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày của trẻ…

          - Bên cạnh đó, cũng cần xác định khả năng chú ý (phân phối chú ý, khối lượng chú ý, sự di chuyển chú ý, tính ổn định sự chú ý…) của trẻ trong quá trình hoạt động như học tập, vui chơi cùng bè bạn…

          4) Hành vi, tính cách:

          Bao gồm: Hành vi, tính cách: hăng hái, thờ ơ/lãnh đạm/ưu tư, nóng nảy, "bình thản", khả năng tự điều chỉnh…

          5) Khả năng tự phục vụ bản thân

          Bao gồm:

          - Tự ăn uống, vệ sinh quần áo, thân thể, môi trường…

          - Khả năng tham gia làm những công việc trong gia đình, kĩ năng sống trong gia đình, nhà trường, nơi công cộng…

          6) Môi trường phát triển của trẻ..

          Bao gồm:

          - Môi trường gia đình: Điều kiện sống, thái độ và đối xử của mọi người trong gia đình của trẻ.

          - Nhà trường: Điều kiện học tập và sinh hoạt, sự quan tâm chăm sóc của nhà trường, thái độ của giáo viên và trẻ bình thường đối với trẻ khuyết tật học hòa nhập…

          - Cộng đồng: Thái độ và mức độ quan tâm của các tổ chức xã hội (chính quyền đoàn thể, bạn bè, cộng đồng…) đối với trẻ và gia đình trẻ.

          Để có thể hiểu được khả năng và nhu cầu của trẻ, mỗi dạng trẻ khuyết tật cần có một phiếu tìm hiểu riêng và được thiết kế theo những nội dung trên.

4.1.4. Phương pháp tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật

          Để tìm hiểu và xác định khả năng và nhu cầu của trẻ khuyết tật, cần sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dưới đây:

4.1.4.1. Phương pháp quan sát

          Bao gồm quan sát có chủ định và quan sát không chủ định: nhằm thu thập thông tin về các biểu hiện hành vi của trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

          Mục đích: Qua quan sát có thể thu thập được nhiều thông tin phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Mục tiêu quan sát có thể là:

          - Đánh giá kiến thức, thái độ, kĩ năng;

          - Phân tích một quá trình;

          - Đạt mục tiêu nhất định;

          - Cung cấp thông tin phản hồi về cách thức tiến hành một quá trình; từ đó có các biện pháp làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn.

          Quá trình quan sát

          - Trước khi quan sát: người quan sát xác định mục tiêu, nhiệm vụ quan sát rõ ràng, lí do tiến hành quan sát và đặt ra tiêu chí quan sát.

          - Trong khi quan sát: Người quan sát chăm chú theo dõi các hoạt động diễn ra và cách thức diễn ra như thế nào; lưu các thông tin trong đầu hay bằng ghi chép, hay dùng máy quay camera, chụp ảnh…

          - Sau khi quan sát: Người quan sát sử dụng các thông tin lưu lại để hoàn tất quá trình quan sát đã chủ định từ trước. Người đó dùng thông tin thu được để phân tích những gì rút ra từ sự quan sát.

          Hình thức quan sát;

          Có hai hình thức quan sát chính là có quan sát chủ định và quan sát không có chủ định.

          - Quan sát không có chủ định là quan sát ngẫu nhiên quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động, người quan sát không tổ chức nhưng có mục tiêu quan sát rõ ràng. Số liệu thu được qua hình thức quan sát này mang tính khách quan cao vì trẻ biểu hiện hết các năng lực và nhu cầu của mình trong môi trường hoàn toàn tự nhiên.

          - Quan sát có chủ định là hình thức người quan sát chủ động các hoạt động để quan sát trẻ.

          Các mức độ quan sát:

           - Quan sát chủ động: người quan sát tạo ra các tình huống, tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia nhằm mục đích lấy được các thông tin cụ thể, chi tiết đáp ứng mục tiêu quan sát.

          - Quan sát bán chủ động: người quan sát chủ yếu vẫn đóng vai trò thụ động, nhưng để làm rõ những thông tin cần có người quan sát có thể tạo ra các hoạt động phụ trợ để trẻ tham gia.

          - Quan sát thụ động: người quan sát không can thiệp vào quá trình tham gia các hoạt động của trẻ mà chỉ như người ngoài cuộc thu thập các thông tin theo nội dung và mục tiêu đã định sẵn.

          Tránh những sai lệch trong quan sát, cần lưu ý một số điểm sau đây:

          - Tôn trọng những gì dang diễn ra tự nhiên với trẻ;

          - Không nên áp đặt;

          - Tránh định kiến, quan niệm, kinh nghiệm chủ quan của người quan sát;

          - Quan sát chung, bao quát không gian rộng, từng bộ phận, chi tiết và từ nhiều góc độ, khía cạnh, vị trí khác nhau.    

          Trong quá trình quan sát cần:

          - Không bỏ sót chi tiết dù nhỏ.

          - Không diễn giải thông tin theo ý kiến chủ quan.

          - Nhanh, đầy đủ.

          - Liên kết các thông tin và các sự kiện diễn ra.

          - Quan sát kết hợp xử lý thông tin (liên hệ, so sánh đối chiếu…)

4.1.4.2. Phương pháp đàm thoại/phỏng vấn.

          Là quá trình trao đổi (trực tiếp hoặc gián tiếp) với người được phỏng vấn nhằm thu thập thông tin về sự phát triển của trẻ từ khi sinh ra đến thời điểm hiện tại. Các giai đoạn phỏng vấn bao gồm:

          Chuẩn bị phỏng vấn (trước khi tiến hành phỏng vấn):

          - Xác định mục đích/mục tiêu phỏng vấn.

          - Lựa chọn và thu thập thông tin về người được phỏng vấn.

          - Lựa chọn nội dung và và phương pháp phỏng vấn.

          - Sắp xếp tổ chức cuộc phỏng vấn: Thời gian và độ dài gặp gỡ; Trạng thái tâm lí của người được phỏng vấn; Địa điểm gặp gỡ…

          - Lựa chọn phương tiện cần sử dụng trong phỏng vấn.

          - Đánh giá lại tất cả những công việc chuẩn bị của mình về:

          + Tất cả những vấn đề nêu trên.

          + Tâm trạng của chính mình: Sẵn sàng hay chưa sẵn sàng, tự tin vào khả năng của bản thân hay chưa?

           Quá trình phỏng vấn:

          - Đánh giá môi trường nơi cuộc phỏng vấn được diễn ra.

          - Dành một khoảng thời gian ngắn cho việc ổn định tư thế, tâm trạng và tạo bầu không khí.

          - Không bỏ qua những chi tiết dù nhỏ.

          - Chủ động bắt đầu cuộc phỏng vấn.

          Kết thúc phỏng vấn và phân tích kết quả đạt được

·     Kết thúc cuộc phỏng vấn:

          - Tóm tắt lại một số nội dung cơ bản của cuộc phỏng vấn

          - Đưa ra một số đánh giá ban đầu (nếu cần thiết)

          - Thống nhất kế hoạch

          - Sắp xếp cho cuộc gặp lần sau.

          - Cảm ơn người được phỏng vấn.

·      Phân tích kết quả phỏng vấn:

          - Tổng hợp và xác định các nội dung cụ thể có được sau phỏng vấn dưới góc độ của nhà chuyên môn bằng hình thức báo cao.

          - Kết quả thu được phải phản ánh trung thực.

·        Duy trì mối liên hệ: Tất cả những kết quả thu được cần phải được chia sẻ với những người liên quan.

          Một số vấn đề lưu ý đối với phỏng vấn trẻ em

·      Độ dài thời gian phỏng vấn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tuổi của trẻ (trẻ từ 3 đến 8 tuổi thì cuộc phỏng vấn có thể kéo dài từ 5 đến 35 phút).

          - Tình trạng sức khỏe của trẻ.

          - Kinh nghiệm sống của trẻ.

          - Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ để điều chỉnh cho phù hợp.

·     Tạo mối quan hệ thân thiện, tích cực với trẻ:

          - Tạo môi trường tiếp xúc an toàn đối với trẻ.

          - Biết cách chơi cùng với trẻ.

          - Tôn trọng, lắng nghe, động viên khuyến khích những điều trẻ nói, trẻ bộc lộ.

          - Sử dụng những đồ chơi, đồ vật hay những vật dụng phù hợp với ý thích cũng như mối quan tâm của trẻ.

          - Nhạy cảm với những sự thay đổi tâm trạng của trẻ.

          - Cần biết chờ đợi, không được dùng các hoạt động trẻ đang tham gia vì mục đích phỏng vấn.

          - Sử dụng cử chỉ, ánh mắt, nét mặt bộc lộ sự thân thiện gần gũi với trẻ.

          Một số lưu ý khi tiếp xúc với gia đình trẻ.

          Khi thăm gia đình trẻ, các giáo viên sẽ có vai trò là những vị khách trong gia đình trẻ. Do đó, giáo viên cần lưu ý:

          - Tôn trọng, chấp nhận và thích ứng với nếp sống của gia đình trẻ.

          - Quan sát và cư xử với cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình trẻ theo cách mà họ đối xử với chúng ta.

          - Hãy là một hình mẫu tốt.

4.1.4.3. Phương pháp trắc nghiệm:

          Thông qua một số hệ thống bài tập kiểm tra trình độ và khả năng nhận thức của trẻ; phiếu học tập, bài tập kiểm tra, mẫu đánh giá..

4.1.4.4. Nghiên cứu hồ sơ trẻ.

          Hồ sơ y tế, hồ sơ nhà trường, sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, các sản phẩm học tập của trẻ…

 

Lượt xem : 50992 Người đăng : Kim Phiến

Bình luận

Nguyễn Thị Hoa

Trình bày khái niệm nhu cầu và khả năng của trẻ khuyết tật? Mô tả nhu cầu và khả năng của một trẻ khuyết tật cụ thể

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo