Trang chủ --> Gia đình --> Sơ cứu khi trẻ bị mất nước nhiều
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ cứu khi trẻ bị mất nước nhiều

(Hoàng Kim) - Mất nước là hiện tượng khá phổ biến khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, kèm theo đó trẻ bị đi ngoài phân lỏng và nôn. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Cơ thể trẻ chứa một lượng nước lớn. Nước vô cùng cần thiết đối với duy trì sự sống của cơ thể, góp phần vận chuyển muối khoáng cho cơ thể, cũng như chất thải từ cơ thể ra ngoài. Việc trẻ thường xuyên bị tiêu chảy, bị nôn đồng nghĩa với việc trẻ bị mất một lượng lớn nước và muối khoáng trong cơ thể. Trẻ càng nhỏ tuổi thì cơ thể của trẻ càng nhạy cảm với việc mất nước. hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ đôi khi do bị sốt cao và bị ra quá nhiều mồ hôi.

            Khi bị mất nước, trẻ sẽ lờ đờ, uể oải, nửa mê, nửa tỉnh, da trẻ khô và thiếu độ mềm mại, đàn hồi. Da, môi, miệng trẻ khô khốc và luôn cảm thấy khát. Nước tiểu của trẻ cũng ít dần, có cảm giác cô quanh, khô kiệt (màu vàng sậm), số lần đi tiểu cũng ít dần. Đối với trẻ dưới 1 tuổi có thể có biểu hiện mạch trũng xuống. Cùng với việc mất nước trong cơ thể trẻ gia tăng, thể trạng sức khỏe của trẻ cũng yếu dần.

 

            Sơ cứu đầu tiên khi trẻ bị mất nước là phải chặn đứng việc gia tăng mất nước, đồng thời hồi phục quá trình chuyển hóa nước và khoáng chất trong cơ thể trẻ. Cần phải bắt đầu bằng cách bổ sung nước và muối khoáng cho trẻ càng sớm càng tốt. Việc bổ sung nước và muối khoáng cho trẻ có thể dùng dung dịch đường glucose và muối (bột hỗn hợp đường – muối oresol này có thể mua ở hiệu thuốc) hoặc regiron tự chế. Dung dịch regidron để bổ sung nước và muối khoáng cho trẻ có thể tự chế theo công thức sau: Dùng 100g nho khô đun lên với 1 lít nước trong vòng 30 -60 phút, sau đó để nguội, nghiền nho khô và lọc qua rây để thu được lượng đường gluco tối đa. Sau đó cho vào nước nho khô thu được 1 thìa cà phê (1 thìa cà phê có định lượng tiêu chuẩn là 5g), gặt bằng, không có ngọn) muối ăn, ½ thìa cà phê (gạt bằng, không có ngọn) natri cacbonat, 4 thìa cà phê đường kính (gạt bằng, không có ngọn). Đun dung dịch này trong vòng 2 phút, sao đó làm nguội. Nếu không có nho khô thì phải cho vào dung dịch này 8 thìa cà phê đường kính (gạt bằng, không có ngọn), thay cho 4 thìa như mô tả ở trên.

            Đối với trẻ lứa tuổi từ 0 đến 3 tuổi, có thể bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể trẻ bằng cách hòa thêm nước sôi và trà đen vào nước muối theo tỷ lệ 1:1. Trong bảng số 1 sẽ hướng dẫn cụ thể lượng chất lỏng cần bổ sung cho trẻ theo từng lứa tuổi.

           

 

Bảng 1

 

Lứa tuổi

Lượng chất lỏng cần bổ sung

Dưới 2 tháng tuổi (trọng lượng cơ thể trẻ dưới 5kg)

10ml dung dịch cho mỗi đợt bổ sung

Từ 2 tháng đến năm tuổi

50 – 100 ml cho mỗi đợt bổ sung

Trên 2 tuổi

100 – 200 ml cho mỗi đợt bổ sung

 

            Lượng chất lỏng bổ sung cho trẻ quá lớn có thể làm cho trẻ bị nôn, chính vì vậy phải cho trẻ uống từ từ từng ít một bằng chai hoặc bằng thìa (2-3 thìa cà phê sau 5 phút một), nhưng không được vượt quá 100 ml trong vòng 20 phút. Đối với trẻ lớn hơn có thể cho uống một vài ngụm từ cốc uống trà hoặc 1-2 thìa ăn sau 5 phút một. Nếu trẻ bị nôn thì nhất thiết không được cho trẻ uống nước muối – đường gluco bổ sung trong vòng 15 phút ngay sau đó, qua thời gian này có thể cho trẻ uống tiếp, nhưng với tần suất thưa hơn. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy và bị nôn kèm theo sốt cao, cần phải lau người cho trẻ bằng khăn ấm. Điều này sẽ giúp cho trẻ hạ sốt, và hạn chế mất nước cơ thể. Hiện ngoài thị trường có bán oresol gói đóng gói hòa tan với 200 ml nước.

 

            Một trong những tiêu chí rõ ràng cho việc sơ cứu kịp thời và đúng đắn khi trẻ bị mất nước là phải làm cải thiện tình trạng của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, làm cho trẻ bớt nóng và đi tiểu thường xuyên hơn. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới là người có thể xác định nguyên nhân bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị bệnh cho trẻ. Chính vì vậy, nếu trẻ bị nôn nhiều lần hoặc thường xuyên bị tiêu chảy cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 13060 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo