Trang chủ --> Gia đình --> Mười sai lầm Các bà mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mười sai lầm Các bà mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con

(Hoàng Kim) -  Có nhiều đứa trẻ rất ngoan ngoãn, lễ phép, gặp người lớn tuổi biết chào hỏi; nhưng cũng có đứa trẻ rất nghịch ngợm, vừa hay phá hỏng công trình công cộng, còn bắt nạt những bạn nhỏ hơn khiến người lớn phải lắc đầu ngao ngán: “Thật không thể chịu đựng nổi!” có những đứa trẻ rất tích cực dậy đúng giờ; làm bài tập đúng giờ, nhưng cũng có những đứa trẻ rất lười nhác, chậm trễ… 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

            Tại sao đều là những đứa trẻ chưa đến mười tuổi mạ lại có sự khác biệt lớn như vậy, ngoài yếu tố tính cách ra còn có những nguyên nhân nào khác?

            Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, ngoài những trường hợp đặc biệt thì trí lực của mỗi trẻ là tương đương nhau, sự khác biệt do trí lực mang lại ở mỗi đứa trẻ là không lớn. Yếu tố giáo dục mới quyết định nhiều đến sự khác biệt ở từng đứa trẻ.

            Nhà giáo dục người Mỹ Sari Locker đã đề cập đến tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình. Ông nói: “Sai lầm trong giáo dục cũng giống như kê nhầm đơn thuốc, lần thứ nhất nhầm không thể mong cứu vãn ở lần thứ hai, thứ ba. Ảnh hưởng của nó cả đời cũng không thể cứu vãn nổi”. Vì vậy, người mẹ trước khi dạy dỗ con cần tìm hiểu một số nguyên tắc vậy, người mẹ trước khi dạy dỗ con cần tìm hiểu một số nguyên tắc thông thường, ít nhất cũng phải biết được rằng phương pháp giáo dục của mình có đúng hay không, những sai lầm nào cần phải tránh.

            Thực tế, cha mẹ chỉ cần để tâm quan sát sẽ phát hiện ra những sai lầm mà mình mắc phải khi tiến hành giáo dục con cái.

SAI LẦM THỨ NHẤT:

Thỏa hiệp với trẻ một cách vô nguyên tắc

            Con muốn hộp đồ chơi có nhiều chức năng hơn”, “Con muốn ăn Kentucky”, Khang thường vòi vĩnh mẹ như vậy. Có hôm đòi hỏi không được, cậu liền giận dỗi khác ầm lên, dọa sẽ không ăn cơm, không đi học…Gặp phải tình huống này, mẹ thường không còn cách nào khác là buộc phải thương lượng với cậu.

            Tại sao trẻ lại tùy tiện đòi hết cái này đến cái khác, một khi yêu cầu không được đáp ứng thì tỏ ra giận dỗi? Thực ra trong những trường hợp này, trẻ đã nắm bắt được tâm lý của các bà mẹ.

            Chúng biết rằng đã nhiều lần mẹ nói “không được” sẽ nhanh chóng chuyển thành “được”, chỉ cần phá bĩnh thì sẽ đạt được mục đích. Được kích thích bởi suy nghĩ đó, dần dần trẻ đã nắm lấy được tuyệt chiêu này để khống chế cha mẹ. Cũng từ đó chúng sẽ sinh ra nhiều tật xấu như sự tùy tiện, tham lam, ích kỳ…

            Vì vậy, một khi nói “không được” cha mẹ cần phải kiên trì lập trường của mình.

SAI LẦM THỨ HAI:

Lấy vật chất để bù đắp việc

không thể dành nhiều thời gian cho con

Mẹ bé Sâm là giám đốc một công ty. Do bận công việc nên chị có rất ít thời gian ở bên con. Nhưng đến cuối tuần, chị lại đưa con đi chơi, con có đòi hỏi gì liền đáp ứng ngay.

            Trong thực tế có rất nhiều người như mẹ của bé Sâm, họ không có thời gian bên con, trong lòng cảm thấy áy náy. Vậy là, họ liền mua cho con rất nhiều đồ chơi, đồ ăn…một là để tự an ủi mình, hai là tìm mọi cách để có được nụ cười của con, bù đắp cho con.

            Cách lấy vật chất để bù đắp cho con trẻ như vậy là hoàn toàn không hợp lý. Nếu thường xuyên, con trẻ sẽ nghĩ tiền là quan trọng nhất, tiền là trên hết bắt đầu nảy sinh những ý nghĩ lệch lạc. Hơn nữa trẻ cũng hình thành thói quen thích ra điều kiện, thường xuyên nhõng nhẽo đòi mua cho cái này cái kia. Nghiên cứu tâm lý học trẻ em cho thấy, trong quá trình trưởng thành, sự giáo dục của người mẹ đối với trước năm 13 tuổi là vô cùng quan trọng. Khi trẻ bước vào độ tuổi thanh niên thì người cha lại đóng vai trò quan trọng hơn. Vì vậy, khi trẻ chưa đến 13 tuổi, các bà mẹ tuyệt đối không nên xem nhẹ sự giáo dục đối với con trẻ.

            Nếu người mẹ thực sự bận công việc cũng cần phải nói cho con  hiểu: “mẹ rất muốn ở bên con nhưng mẹ có công việc quan trọng phải làm, đợi mẹ làm xong sẽ về với con”. Cố gắng hạn chế sử dụng vật chất để bù vào khoảng trống đó. Hàng ngày có thể bằng cách gọi điện để tâm sự với con, nói cho con biết mình đang làm gì, để trẻ hiểu rằng lúc nào mẹ cũng nhớ con

SAI LẦM THỨ BA:

Con trẻ không cần phải làm việc nhà

            Khi trẻ còn nhỏ, các bà mẹ sợ con mệt nên thường lấy lý do “con còn bé chưa biết làm việc nhà”, đến khi trẻ lớn một chút lại cho rằng làm việc nhà sẽ ảnh hưởng tới thời gian học hành nên cũng không bắt trẻ phải động tay chân. Cho dù trẻ có muốn làm, cũng bị xua đi hết lần này đến lần khác. Thật ra, cách làm này sẽ tác động không tốt tới sự trưởng thành của con trẻ, khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại, thích chơi lười làm.

            Một nhà giáo dục học từng cảnh báo các bà mẹ: “Không nên vì bảo vệ con mà không cho trẻ lao động, cũng không nên sợ đôi tay con bị chai cứng. Cần phải cho con trẻ hiểu được rằng có bánh mì để ăn không phải dễ dàng. Lao động là một niềm vui thực sự đối với con. Thông qua lao động trẻ không chỉ nhận thức được thế giới nhiều hơn mà còn có thể hiểu mình tốt hơn”. Như vậy có thể thấy, để con trẻ tham gia lao động một cách hợp lý là hoàn toàn có ích, có lợi cho việc tăng cường thể chất, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm và rèn luyện ý chí, nghị lực cho trẻ.

            Vì vậy, khi cần, các bà mẹ nên nghỉ ngơi, không nên ôm đồm hết những việc mà con trẻ có thể làm được, bố trí cho con trẻ một số tự làm những việc cá nhân, những việc không biết thì phải học, những việc đã biết làm thì phải làm thường xuyên.

            Trẻ là một thành viên trong gia đình, có quyền tham gia các hoạt động của gia đình, các bà mẹ vì thương con mà không để trẻ làm việc nhà, điều này vô hình trung đã tước mất quyền lao động chính đáng của con và cách ly chúng khỏi gia đình. Mong rằng các bà mẹ thông minh sẽ không làm như vậy.

SAI LẦM THỨ TƯ:

Không tôn trọng những bí mật riêng tư về con trẻ

            Bí mật riêng tư là được giữ kín trong lòng mỗi người, không muốn nói cho người khác biết. Ai cũng có bí mật riêng, con trẻ cũng không ngoại lệ. Khi trẻ lớn dần lên thì tình cảm, trí tuệ và những hiểu biết về các lĩnh vực khác của cuộc sống cũng phong phú lên thì ý thức về cái tôi, lòng tự trọng cũng không ngừng nâng cao, tấm lòng cởi mở cũng dần khép lại.

            Tuy nhiên nhiều bà mẹ lại không để ý được rằng con mình cũng đang trưởng thành, quên mất rằng con mình cũng có những bí mật riêng, luôn cho rằng mình là mẹ nên có thể thoải mái đi vào thế giới riêng của con, tùy tiện bóc tách những bí mật của con thậm chí còn thô bạo con thiệp như: Bóc thư, nghe trộm hoặc đọc trộm nhật ký của con…

            Rất nhiều câu chuyện thực tế đã chứng minh, nếu người mẹ không tôn trọng những điều riêng tư của con cái chỉ khiến lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Chính vì bí mật của mình bị xâm phạm mà trẻ sẽ phải bảo vệ bằng những biện pháp cực đoan, khép chặt lòng mình lại. Như vậy, mẹ muốn hiểu được con càng khó hơn, tình thân sẽ bị phá vỡ.

            Vậy các bà mẹ phải làm thế nào để tôn trọng bí mật riêng tư của con trẻ?

            Trước tiên, trong cuộc sống hàng ngày các bà mẹ cần chú ý kỹ những thay đổi dù là nhỏ nhất về hành vi và thái độ của trẻ. Khi trẻ không muốn bị làm phiền, các bà mẹ không nên tùy tiện vào phòng trẻ mà không gõ cửa; khi trẻ muốn ghi lại những bí mật của mình, các bà mẹ không nên tùy ý xem trộm.

            Khi người mẹ bằng lời nói và hành vi của mình thể hiện sự tôn trọng đối với trẻ, trẻ cũng sẽ tôn trọng lại, từ đó coi mẹ như một người bạn tâm tình, có thể chia sẻ mọi điều. Đến khi con trẻ gặp phải chuyện gì hoặc có tâm sự gì sẽ chủ động nói ra.

            Khi mẹ muốn vào phòng con trẻ thì nên gõ cửa trước, đồng thời lịch sự hỏi: “Mẹ có thể vào được không”

            Khi mẹ muốn giúp con dọn dẹp phòng, giá sách hoặc cặp sách tốt nhất nên để con biết: “Phòng con bừa bộ rồi đấy, hôm nay mẹ sẽ giúp con dọn phòng nhé!”

SAI LẦM THỨ NĂM:

Lạm dụng việc biểu dương

            Ngày nay rất nhiều bà mẹ đều biết đến tầm quan trọng của cách giáo dục khen ngợi, vì vậy mà họ luôn miệng biểu dương con cái. Làm như vậy, tuy rất có lợi cho việc trẻ xây dựng lòng tự tin, song sự biểu dương thái quá sẽ khiến khả năng chịu đựng thất bại của trẻ kém đi.

Một bé trai 9 tuổi ăn nói lưu loát và tỏ ra rất am hiểu nên thường được mẹ khen ngợi trước mặt mọi người là thông minh, vì vậy cậu tỏ ra rất tự cao tự đại với các bạn học.

Một lần cô giáo gọi cậu lên bảng, do không tập chung nghe giảng nên cậu ta không trả lời được. Vì chuyện này mà cậu vô cùng xấu hổ, nói gì cậu cũng không muốn đến trường nữa. Cô giáo đã phải đến tận nhà khuyên giải nhiều lần cậu mới trút bỏ được gánh nặng tư tưởng.

            Các bà mẹ không nên lạm dụng việc biểu dương con trẻ. Nếu cứ mang cả những việc thường ngày trẻ làm như hoàn thành bài tập đúng giờ để biểu dương, lâu dần rất có thể trẻ sẽ coi đó như một điều kiện để trao đổi những đòi hỏi.

            Ngoài ra, khi biểu dương trẻ, cần phải chỉ ra cụ thể, chính xác chỗ nào làm trẻ tốt, chỗ nào làm chưa tốt.

SAI LẦM THỨ SÁU:

Xây dựng bản thân thành hình tượng

Của đức tính hi sinh

            “Con ạ, kể từ ngày có con, mẹ không một lần được xem phim thoải mái”.

            “Nếu không phải có con, bây giờ có thể mẹ đã là một nhà doanh nghiệp thành công rồi”.

            “Vì con mà mẹ phải lao tâm, mệt đến đứt sinh bệnh ra”.

            …

            Đây đều là những lời chúng ta thường nghe thấy trong cuộc sống, nhiều bà mẹ xây dựng bản thân mình thành hình tượng của sự hi sinh mong làm lay động, tìm kiếm sự thương sót từ con cái để từ đó chúng biết nghe lời hơn.

            Đôi khi, biện pháp này các bà mẹ cũng khiến con trẻ nghe lời. Nhưng nếu cứ thường xuyên nói chúng như vậy sẽ khiến trẻ có cảm giác tội lỗi sinh ra tính cam chịu, sống khép kín.

SAI LẦM THỨ BẢY:

Thích so sánh con mình với những đứa trẻ khác

            Mẹ của Minh mỗi lần nói đến con gái thường so sánh em với các bạn: “Bố mẹ là vì cái gì? Không dám ăn, không dám mặc, nhưng con chẳng chịu tiến thủ gì. Con xem, con của bạn bè mẹ còn ít hơn con một tuổi mà đã nói tiếng anh lưu loát, con người khác làm được tại sao con mình lại không làm được nhỉ?.

            Mỗi lần bé Minh nghe mẹ ca than như vậy trong lòng lại cảm thấy rất hậm hực, cô bé viết trong nhật ký thế nàu: “Không lúc nào mẹ không mang người khác ra so sánh với mình, thấy bạn khác vẽ tranh đẹp mẹ cũng nói mình không có tiền đồ gì, mẹ lại cho mình học vẽ; thấy bạn khác chơi đàn hay mẹ cũng bắt mình phải học đàn…chỉ trong vòng một năm mình đã phải học đến năm thứ khác nhau, nhưng kết quả chẳng học được gì. Tại sao mẹ chỉ nhìn ra ưu điểm của người khác mà không nhìn ra ưu điểm của mình.

            Trên thế giới này không có hai đứa trẻ hoàn toàn giống nhau, mỗi đứa trẻ đều có ưu khuyết điểm riêng, khả năng và sở trường cũng không giống nhau. Các bà mẹ luôn lấy ưu điểm của những đứa trẻ khác để so sánh với con mình khiến cho lòng tự tôn và tự tin của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng; rất có thể còn làm trẻ bị suy sụp, từ đó nhìn nhận thế giới một cách tiêu cực.

SAI LẦM THỨ TÁM:

Không để trẻ thể nghiệm cuộc sống

            Bé Tuyết năm nay học lớp 4. Trưa hôm đó, khi mẹ ăn cơm thì thấy cô bé chạy về nhà khóc:” Con không đi học nữa”. Hỏi lý do tại sao cô bé cũng không nói mà càng khóc to hơn. Khuyên can mãi mới nói nguyên nhân là do bạn chê xấu.

            Tuyết là lớp trưởng, là một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi. Từ nhỏ đã luôn được biểu dương khen ngợi, ở nhà được yêu thương chiều chuộng. Hiển nhiên khi nghe bạn chê xấu, cô bé không thể chịu đựng nổi.

            Ngày nay các bậc cha mẹ đều muốn con cái mình có một môi trường trưởng thành yên bình, không muốn chúng phải khổ. Vì vậy họ đã lo tất cả cho con khi chúng gặp khó khăn hay thất bại, chúng còn chưa có phản ứng gì thì thì cha mẹ đã xử lý hết mọi phiền phức. làm như vậy, cơ hội để trẻ thể nghiệm thất bại đã hoàn toàn bị tước mất.

            Thực ra, cha mẹ làm như vậy không phải là tốt cho trẻ. Những đứa trẻ lớn lwn trong vòng bao bọc của cha mẹ, chúng thường có tâm lý dựa dẫm, phụ thuộc, chúng không thể chịu đựng được bất kỳ thất bại hoặc sự vấp ngã nào. Do đó mà sau này lớn lên chúng sẽ vô cùng bỡ ngỡ vì không thể thích ứng được với xã hội đầy cạnh tranh khốc liệt, biến động và phức tạp.

 

SAI LẦM THỨ CHÍN:

Thường xuyên nói “Con thật ngốc”

            Một cậu bé mếu máo với mẹ mình: “Mẹ, lần kiểm tra này con không đứng đầu”. Nhưng bà mẹ đã nhìn cậu bằng ánh mắt tin tưởng, khích lệ: Trong mắt mẹ con luôn là tốt nhất”.

            Rõ rang bà mẹ này đang động viên, khích lệ con mình, con trẻ nghe xong chắc chắn sẽ tự tin hơn, từ đó nỗ lực để đạt được thành tích tốt hơn ở lần sau.

            Nhưng nếu bà mẹ này khi nghe con nói vậy lại có thái độ ngược lại: “Con thật ngốc! Một bài tập dễ như vậy cũng làm sai, thật đúng là đầu óc bã đậu!”. Hậu quả của câu nói này sẽ như thế nào? Lúc này bà mẹ đã chụp lên đầu con cái mũ “bã đậu” khiến rằng cậu bẽ nghĩ rằng mình ngay từ nhỏ đã dốt thì làm sao có thể phấn đấu đạt kết quả cao được nữa. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã mang tâm thái không bằng người khác, không có niềm tin, đến khi gặp thấy bại thực sự sẽ coi sự dốt của mình là lý do và biện bạch rằng: Ngay từ nhỏ đã dốt nên không thể cố gắng nữa.

            Các nhà tâm lý học cho rằng, một đứa trẻ tự tin sẽ có tư duy linh hoạt; còn những đứa trẻ thiếu niềm tin vô hình trung sẽ làm cho đầu óc mình bế tắc, cứng nhắc. Vì vậy, các bà mẹ không nên dùng ba từ “Con thật ngốc” để trói buộc đầu óc con trẻ.

SAI LẦM THỨ MƯỜI:

Không nắm bắt được “trọng điểm” giáo dục

            Con trẻ muốn đi chơi với bạn, bà mẹ đồng ý, dặn con phải về trước 5 giờ. Nhưng phải quá 20 phút sau mới thấy con về.

            Gặp tình huống này, không ít bà mẹ sẽ trách mắng con không giữ đúng lời mẹ dặn.

            “Đã hẹn 5 giờ về thì phải về đúng giờ! Lần sau nếu không giữ đúng hẹn sẽ không cho đi nữa”.

            “Tại sao không tuân thủ như đã hẹn? Nói 5 giờ về là 5 giờ phải về, luôn luôn nói dối thì làm sao có thể khiến người khác tin tưởng được”.

            Kỳ thực, người mẹ trách cứ là có cơ sở, nhưng suy tính một cách tỉ mỉ thì những lời trách cứ đó không phải là trọng điểm giáo dục trong tình huống này. Vấn đề mấu chốt là làm thế nào để trẻ có thể tuân thủ đúng hẹn. Trong câu chuyện kể trên, cậu bé đã biết rõ 5 giờ phải về nhà nhưng mải chơi quá nên quên mất. Về nhà lại bị mẹ trách mắng vì về muộn mà không đưa ra được lý lẽ gì. Lúc đó bà mẹ có thể đưa ra đề nghị để trẻ về nhà đúng hẹn ở những lần sau, đó mới là cách giáo dục hữu hiệu. Ví dụ  có thể nói: “Nếu 5 giờ con không về được thì mẹ đi đón con nhé”, hoặc “Lần sau đến nhà bạn chơi nếu không về được đúng hẹn sẽ phải gọi điện báo với mẹ”. Dạy cho con một số biện pháp giải quyết vấn đề mới là sự giáo dục có trọng điểm và hữu hiệu.
 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 11979 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo