Trang chủ --> Gia đình --> Đặc điểm của những người sống và làm việc có lợi ích cho nhân loại
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Đặc điểm của những người sống và làm việc có lợi ích cho nhân loại


 

Các con thấy ngay từ bây giờ rằng, điểm cuối cùng là phải có trí tuệ, phải có sự hiểu biết làm ra một cái gì đó. Đó là cái cuối cùng. Muốn đạt đến cái thứ sáu, cái cuối cùng thì phải qua cái thứ năm, thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất.


 


 

 

Ông khen tất cả các cháu rất chăm chỉ học tập, nghe theo lời hướng dẫn của ông, rất hiếu thảo với bố mẹ, chịu khó sưu tầm những bài viết hay để chia sẻ trên online với ông và các bạn.

Bây giờ, các cháu chú ý những đặc điểm mà ông sắp nói sau đây:

Thứ nhất, đa số những người mà các cháu sưu tầm và đọc từ hôm trước đến nay có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có người bị khiếm thị, khiếm thính… Đó là đặc điểm thứ nhất.

Thứ hai, tất cả những vị ấy giống nhau một điểm là hồi nhỏ họ thường xuyên chú ý, quan sát một cái gì đó mà họ thích, hoặc khi quan sát, họ thấy điều gì đó và họ thắc mắc hoài.

Điểm giống nhau thứ ba là, những người này có ý chí rất mạnh mẽ, rất kiên trì, cố gắng vượt qua khó khăn.

Điểm giống nhau thứ tư là, hoàn cảnh thực tế xung quanh làm cho họ phát sinh ra những sự chú ý, những sự say mê, những sự yêu thích.

Ví dụ, hoàn cảnh của người phụ nữ vừa mù vừa điếc bắt đầu từ việc bà lấy tay nhúng vào nước và nói từ “Nước”, lấy tay sờ xuống đất và nói từ “Đất”. Tức là, có hoàn cảnh xung quanh và có cô giáo hướng dẫn. Còn Fabre – nhà côn trùng học, hoàn cảnh xung quanh là ông thấy côn trùng và ông thắc mắc. Tóm lại, hoàn cảnh xung quanh làm cho người ta chú ý và thắc mắc.

Không có ông nào, tự nhiên đóng cửa lại, rồi ngồi tự suy nghĩ ra được. Hay không có ông nào tự ngồi suy nghĩ về việc làm máy đọc chữ nổi cho người mù. Ông Parienti làm máy đọc chữ cho người mù vì chị của ông bị mù. Ông thương chị nên đã quyết tâm làm máy đọc chữ cho chị.

Như vậy, tất cả những người này có điểm chung thứ năm giống nhau là, thực tế xung quanh mà họ đang sống đặt ra cho họ những việc mà họ phải làm, chứ không phải do họ nghe ai nói, do họ đọc trong sách vở, hay do họ tưởng tượng ra, hay do họ ngồi một chỗ suy nghĩ.

Các con phải nhớ, tất cả những người các con đọc cho ông nghe, từ hồi nhỏ cho đến khi họ thành tài, nổi tiếng và giúp đời, không có ai trong những người đó ngồi một chỗ suy nghĩ ra. Họ cũng chẳng nói họ ngồi một chỗ tưởng tượng ra. Cũng chẳng có ai nói những người đó nổi tiếng nhờ đọc sách.

Chẳng hạn, nhà côn trùng học cũng từ việc thấy bướm bay, thấy côn trùng bò… rồi ông đặt câu hỏi tại sao con này lại có mặt ở nơi đây, tại sao côn trùng lại có mặt dưới đất, tại sao con dế vừa biết bò vừa biết bay, tại sao con bướm chỉ biết bay mà không biết đi dưới đất.

Từ những đặc điểm giống nhau đó, có một điểm giống nhau thứ sáu là, những người ấy có trí tuệ, biết cách phát minh, làm ra cái này, cái kia có lợi cho con người. Người ta tự học, tự mò mẫm, tự thí nghiệm lấy, rồi chế tạo ra. Sau khi làm ra một vật gì đó, ví dụ như chiếc xe đạp, có thể lúc đầu chiếc xe còn thô, xấu, nhưng người ta sửa tới, sửa lui sẽ cho ra một chiếc xe đạp đẹp như hiện nay.

Ông nhắc như vậy để các con thấy ngay từ bây giờ rằng, điểm cuối cùng là phải có trí tuệ, phải có sự hiểu biết làm ra một cái gì đó. Đó là cái cuối cùng. Muốn đạt đến cái thứ sáu, cái cuối cùng thì phải qua cái thứ năm, thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất.

Cái thứ sáu là khi nào lớn lên người ta mới làm được. Bây giờ, các con còn nhỏ, phải tập quan sát, tập chú ý, tập thắc mắc.

Ví dụ, mình thắc mắc tại sao mẹ để tóc dài, còn ba để tóc ngắn. Hay như Thanh Tịnh Nhãn Tuệ thắc mắc tại sao bà tóc trắng, còn mẹ tóc đen. Mình cứ thắc mắc và từ từ tìm cách trả lời. Khi các con đọc về gương những người nổi tiếng, mình cũng thắc mắc tại sao người ta trở thành người nổi tiếng – sống và làm việc có lợi ích cho nhân loại. Khi nghe Duy Hồng Bảo nói bà vừa mù vừa điếc nổi tiếng, có ý chí vượt khó, mình thắc mắc: “Có phải bà ấy có ý chí vượt khó nên bà ấy thành công?”

Tuổi của các con bây giờ phải biết thắc mắc, phải biết chú ý cái này, cái kia. Chắc các con cũng đã nghe tên Nguyễn Ngọc Trường Sơn là một vận động viên cờ vua hàng đầu của Việt Nam. Nguyễn Ngọc Trường Sơn thấy bố chơi cờ lúc hai tuổi. Cậu nhìn bố chơi từng ngày và đến ngày thứ bảy, cậu bảo với bố rằng cậu muốn đấu với bố một ván cờ. Cậu thuộc hết luật chơi, nguyên tắc chơi. Khi hai bố con ngồi chơi, người bố tưởng con nói đùa, nhưng cuối cùng cậu đã thắng bố.

Hôm nay chúng ta trao đổi chừng đó. Ông chúc các con cuối tuần vui, mạnh khỏe! Xe cộ, đường sá đông, phải đi đứng cận thận nhé!

Các cháu: Cảm ơn ông. Chúc ông mạnh khỏe!

Duy Tuệ

 

Lượt xem : 26475 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo