Trang chủ --> Gia đình --> Cấp cứu khi trẻ ngạt mũi, chảy máu mũi, chảy máu cam, viêm tai giữa
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Cấp cứu khi trẻ ngạt mũi, chảy máu mũi, chảy máu cam, viêm tai giữa

(Hoàng Kim) - Chảy máu mũi, về nguyên tắc, là biểu hiện của một bệnh lý cục bộ hoặc tổng thể nào đó, đối với trường hợp này cần cho trẻ khám bác sĩ để nhận được những chỉ định chữa bệnh kịp thời và đúng đắn. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Ngạt mũi

 

            Khi trẻ bị ngạt mũi có thể thông rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch muối ăn 1% hoặc bằng dung dịch sinh lý. Vào những ngày đầu tiên, khi nước mũi ra nhiều cần phải nhỏ thuốc ngỏ mũi (thuốc làm khô mũi- ostrivin, nazivin, sanorin, v.v…) từ 3-4 lần trong một ngày. Nhỏ thuốc nhỏ mũi cho trẻ, tốt nhất, khi đặc trẻ nằm ngửa.

 

            Viêm tai giữa.

 

            Viêm tai giữa là một biến chứng thường xuất hiện sau quá trình mắc bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, viêm amidan v.v…) với biểu hiện – đau trong tai, giảm thính lực. Khi tiến hành sơ cứu cho trẻ sơ sinh phải đặt trẻ nằm kê cao phần nửa trên cơ thể, đồng thời đặt gạc nóng nơi tai trẻ. Việc đặt gạc được tiến hành như sau: Băng hoặc gạc được gập thành 4-6 lớp, thấm cồn hoặc nước ấm, sau đó rạch ở giữa miếng gạc và đặt tại loa tai của trẻ. Phía trên miếng gạc phủ một lớp polietilen có bề mặt rộng hơn miếng bông hoặc miếng gạc ở dưới. cuối cùng, dùng băng hoặc khăn bang lại cho trẻ. Trẻ lứa tuổi lớn hơn không nhất thiết phải thực hiện chế độ nằm giường bệnh. Đối với trẻ ở đô tuổi này nên cho ăn táo, cà rốt sống hoặc bánh mì sấy, bánh bích quy. Vận động tích cực bằng lợi trong trường hợp này giúp cho việc thoát mủ từ khoang tai giữa ra ngoài được dễ dàng hơn (trong trường hợp viêm tai giữa có mủ). Nếu không có chỉ định của bác sĩ tai, mũi, họng thì tuyệt đối không được nhỏ tai cho trẻ bằng bất cứ loại thuốc nào. Ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện trong trường hợp có những biểu hiện nghiêm trọng sau đây:

            - Trạng thái nửa mê, nửa tỉnh ở mức độ trầm trọng hoặc trẻ khó chịu, bất an ngày càng gia tăng;

            - Nôn không ít hơn một lần;

            - Đau dự dội, tai bị sưng tấy đỏ.

 

            Chảy máu mũi (chảy máu cam)

 

            Chảy máu mũi thường xảy ra khi mũi trẻ bị dập thương hoặc niêm mạc mũi bị tổn thương.Ngạt mũi, ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc thay đổi áp suất môi trường đột ngột rất dễ làm tổn thương mạch máu mũi, và rốt cùng làm chảy máu mũi. Đôi khi chảy máu mũi còn là hậu quả của viêm loét vách ngăn mũi hoặc của các căn bệnh truyền nhiễm, bệnh gan, thận và hệ thống tim mạch. Trẻ có thể bị chảy máu mũi trong những hôm thời tiết nóng, hiện tượng này được giải thích là do niêm mạc mũi bị khô và sự gia tăng máu lên não khi ở ngoài trời dưới nắng quá lâu.

            Chảy máu mũi không phải lúc nào cũng có biểu hiện ra bên ngoài. Không hiếm trường hợp máu chảy xuống cổ hòng và trẻ nuốt vào. Dấu hiệu đặc trưng của chảy máu mũi trong trường hợp này là trẻ bỗng nhiêu bị nôn ra máu. Chảy máu mũi không lộ ra ngoài thường gặp ở những trẻ nhỏ. Mặt khác, không phải cứ chảy ra từ mũi được coi là chảy máu mũi, bới rất có thể đây lại là biểu hiện của xuất huyết phổi, xuất huyết thực quản hoặc xuất huyết dạ dày.

            Khi có hiện tượng bị chảy máu mũi cần phải đặt trẻ nằm cao về phần trên của cơ thể, đồng thời phải nới lỏng khuy cổ, thắt lưng cho trẻ. Tuyệt đối không được để đầu trẻ ngửa ra phía sau! Đầu ngửa ra phía sau không những không có tác dụng ngừng chảy máu mũi, thậm chí còn làm cho trẻ bị nôn, bởi khi ngửa đầu ra sau trẻ có thể thoải mái nuốt máu chảy.

            Trong trường hợp bị chảy máu mũi, tốt nhất nên giữ thẳng đầu trẻ. Nếu không bị chảy quá nhiều, có thể dùng ngón tay giữ chặt cánh mũi, áp chặt vào thành vách mũi trẻ từ 2 đến 3 phút. Nếu bị chảy máu mũi nhiều, tốt nhất, cần phải dùng bông hoặc miếng bông oxy già nút mũi trẻ, còn ở gốc mũi thì đặt thêm khăn tay, khăn bông hoặc miếng bông thấm nước lạnh. Nếu máu mũi vẫn tiếp tục chảy ra nên dùng đá lạnh đặt dưới gáy trẻ. Sau 20 đến 30 phút, mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà máu vẫn không ngừng chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ cấp cứu.

            Sau khi làm cho máu ngừng chảy phải cho trẻ nằm nghỉ, tránh các vận động mạnh trong những ngày tiếp theo, tránh không cho trẻ xỉ mũi, không được tắm hoặc xông hơi nước nóng. Trong thời gian này không nên cho trẻ ăn nóng. Bởi rằng, thường xuyên bị chảy máu mũi, về nguyên tắc, là biểu hiện của một bệnh lý cục bộ hoặc tổng thể nào đó, đối với trường hợp này cần cho trẻ khám bác sĩ để nhận được những chỉ định chữa bệnh kịp thời và đúng đắn.

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 30098 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo