Trang chủ --> Gia đình --> Thời điểm giáo dục con trẻ tốt nhất (P 1)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Thời điểm giáo dục con trẻ tốt nhất (P 1)

(Hoàng Kim) - Chúng ta đều biết, đánh trận quan trọng ở thời cơ, gieo hạt phải chọn thời vụ, giáo dục con cái cũng vậy, càng cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp. Thời cơ để giáo dục con cái ở đây là việc các bậc cha mẹ cần nhằm thẳng vào đặc điểm tâm lý của trẻ, lựa chọn và vận dụng phương pháp, biện pháp giáo dục hợp lý nhất, tiến hành giáo dục vào thời điểm hiệu quả nhất, dễ phát huy tác dụng nhất. 

 Hình minh họa (gia đình - tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

            Rất nhiều các bà mẹ từng có cảm nhận rằng, đôi khi sa sả giảng giải đạo lý nhưng trẻ không những không tiếp thu mà còn có thái độ chống đối. Nhưng cũng có khi chỉ cần nói vài câu đã gây cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là phải biết chọn đúng thời điểm giáo dục. Tức là khi giáo dục con trẻ, cùng một phương pháp nhưng ở thời điểm khác nhau thì hiệu quả sẽ khác nhau, đôi khi còn có hiệu quả trái ngược.

            Ví dụ, nói dỗi là bản tính của trẻ, cũng là hành vi mà con người khó tránh khỏi trong suốt cuộc đời. Trước lời nói dối của con trẻ, người mẹ nên giáo dục con thế nào mới là hợp lý?

            Ví dụ thứ nhất:

            “Mẹ mình làm lãnh đạo ở Bộ Giáo dục, quản lý đúng trường chúng ta. Mình phải nói chuyện này cho các thầy cô giáo biết, chắc chăn họ sẽ không giám phê bình mình nữa”. Dũng nói với các bạn như vậy.

            “Thật không, vậy khi cô giáo phê bình mình, cậu phải bảo vệ mình đấy”. Các bạn ngưỡng mộ nói.

            “Tất nhiên rồi, ai bảo các cậu là bạn tốt của tớ”. Dũng có vẻ rất tự hào trả lời.

            Mẹ Dũng đến đón cậu vừa lúc nghe được câu chuyện này, chị đã tỏ ra rất tức giận, kéo tai Dũng nói: “Còn nhỏ như vậy mà đã biết khoác lác, sau này lớn lên thì làm được gì! Mau xin lỗi các bạn là mình đã nói dối”.

            …

            Kể từ đó Dũng không dám ngẩng mặt nhìn bạn bè nữa.

            Ví dụ thứ hai:

            “Nhà mình có ba chiếc xe hơi, bố mẹ và cậu mỗi người một chiếc, họ thường xuyên cùng đến trường đón mình”. Một cậu bé nói với bạn mới quen như vậy.

            “Thật tuyệt quá! Thế là bạn thường ngồi xe của ai?”- Cậu bạn kia ngưỡng mộ hỏi.

            “Tất nhiên là ngồi xe của bố rồi, xe của bố vừa dài vừa rộng lại rất hào nhoáng, khi chạy trông rất uy phong”. – Cậu bé vừa nói vừa cố làm dáng vẻ uy phong.

            Câu chuyện của cậu bé không may bị mẹ nghe được, bà không tỏ thái độ ngay mà sau bữa cơm tối mới gọi con sang một bên nói chuyện.

            “Con trai, nếu nhà mình có một chiếc xe hơi thì thật tốt, như vậy mẹ có thể đưa đón con đi học”. – Bà mẹ vừa cười vừa nói với con.

            Cậu bé cúi đầu không dám nhìn mẹ, khuôn mặt trắng như trứng gà bóc đỏ ửng lên.

            Lúc này bà mẹ mới thì thầm với con: “Mong muốn nhà mình có xe hơi không phải là sai. Nhưng nhà mình vẫn chưa có mà con đã kể với bạn là nhà mình có những ba chiếc là nói dối đấy”.

            Cậu bé cúi đầu nhận sai.

            Để giáo dục con không được nói dối nữa bà mẹ liền kể cho con nghe câu chuyện: “Cậu bé chăn cừu”. Nghe xong cậu bé chắp tay lại hứa với mẹ: “Mẹ, từ nay về sau con sẽ không nói dối nữa”.

            Từ hai câu chuyện kể trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thời điểm giáo dục khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.

            Cùng là dạy trẻ phải song cho trung thực, bà mẹ ở ví dụ thứ nhất mắng con ngay trước mặt các bạn, tuy cũng đạt mục đích giáo dục nhưng lòng tự trọng của trẻ đã bị tổn thương nghiêm trọng không những khiến trẻ xấu hổ, mà còn trở nên tự ti. Bà mẹ ở ví dụ thứ hai đã biết tìm cơ hội để nói với con, không vạch tội con ngay trước mặt các bạn mà giảng giải để con giác ngộ dần rồi mới chỉ ra chỗ sai. Như vậy trẻ vừa nhận ra lỗi lầm và quyết tâm sửa chữa mà không bị làm tổn thương lòng tự trọng.

            Trong quá trình trưởng thành, trẻ giống như một cây non cần phảo được cắt tỉa liên tục. Người lớn phải liên tục dìu dắt, giúp trẻ khắc phục khuyết điểm, có như vậy trẻ mới có thể trưởng thành lành mạnh được.

            Nếu người mẹ luôn quan sát, nắm bắt được thời điểm quan trọng để tiến hành giáo dục con trẻ thì hiệu quả sẽ nhân lên gấp nhiều lần.

            Tuy nhiên, đâu là thời điểm tốt nhất để làm việc này? Người mẹ phải nắm bắt như thế nào?

 

Nguồn: Hoàng Kim 

Lượt xem : 28072 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo