Trang chủ --> Gia đình --> Sơ cứu khi trẻ đau bụng cấp
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ cứu khi trẻ đau bụng cấp

(Hoàng Kim) - Đau bụng cấp là một khái niệm tổng hợp, bao gồm một nhóm bệnh lý đòi hỏi phải nhận được sự giúp đỡ và tư vấn của bác sĩ ngoại khoa, cũng như những trợ giúp y tế cần thiết. 

 Hình minh họa (tẩm quất - người mù - Hoàng Kim)

Trong tất cả các căn bệnh kèm theo triệu chứng “đau bụng cấp”, trẻ đều có biểu hiện khó chịu, đau dữ dội ở vùng bụng. Dưới đây là một số bệnh lý có biểu hiện đặc trưng là đau bụng.

 

            Viêm ruột thừa

 

            Viêm ruột thừa là khi đoạn manh tràng (ruột thừa) bị viêm nhiễm.Đoạn ruột thừa nằm ở vị trí bên phải vùng dưới của khoang bụng, nơi tiếp nối giữa ruột non và ruột già của cơ thể (Hình 3). Viêm ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ nếu được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời, đúng cách. Nếu các triệu chứng bệnh không được đánh giá chuẩn xác, kịp thời, thì rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ đoạn ruột thừa bị viêm và làm cho mủ chảy tràn khoang bụng.

            Biểu hiện triệu chứng viêm ruột thừa là trẻ bị đau bụng, mới đầu ở vùng rốn, sau lan dần xuống phái hố chậu phải, trẻ bị sốt nhẹ, rất hiếm khi sốt quá 38oC, không có cảm giác muốn ăn, bị nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh viêm ruột thừa là nếu ấn nhẹ hố chậu phải, trẻ sẽ cảm thấy đau, còn khi bỏ tay thật nhanh khỏi bụng sẽ có cảm giác đau nhói.

            Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa.

            - Đặt trẻ nằm và chườm lạnh vùng bụng của trẻ;

            - Không được cho trẻ ăn, uống, dùng thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng.

            - Phải gọi bác sĩ cấp cứu không chậm trễ.

 

            Lồng ruột

 

            Lồng ruộtlà hiện tượng xảy ra khi một đoạn ruột lồng vào khúc ruột ngay phía trước.Nói một cách hình tượng thì lồng ruột có thể so sánh với hiện tượng lộn trái ngón của gang tay. Đây là một bệnh lý rất hiếm xảy ra, tuy nhiên lại hay gặp ở trẻ khi còn nhỏ. Hậu quả của bệnh lồng ruột là trẻ bị tắc ruột, đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

 

            Triệu chứng của bệnh lồng ruột thường xuất hiện bất ngờ: trẻ đang khỏe mạnh, bình thường bỗng la hét, khóc ré lên vì bị đau bụng, trẻ trở nên tím tái, bị sốt và có thể bị nôn. Giữa  các cơn đau bụng trẻ trở lại trạng thái bình thường, dường như hoàn toàn khỏe mạnh. Sau một thời gian xuất hiện các triệu chứng nêu trên, phân của trẻ hoàn toàn thay đổi, có dạng lầy nhầy có lẫn máu và mủ.Trong trường hợp thấy trẻ có những biểu hiện triệu chứng như mô tả trên đây nhất thiết phải gọi bác sĩ cấp cứu!

            Lưu ý: Trong khi chờ bác sĩ cấp cứu không được tự ý cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào hoặc cho trẻ ăn, uống.

 

SƠ CỨU BAN ĐẦU

TRONG TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ THƯƠNG VÀ TAI NẠN

            Không hiếm trường hợp trẻ rơi vào tình trạng bị thương tổn, sây sát nguy hiểm đến tính mạnh. Hầu hết những trường hợp này đều có thể dự đoán trước và phòng tránh cho trẻ. Nếu không may trẻ vẫn không thể tránh khỏi bị thương, thì quan trọng nhất là phải biết sơ cứu cho trẻ thật đúng cách và khoa học ngay từ giây phút ban đầu.

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 30495 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo