Trang chủ --> Chính trị trong quản lý công --> Chính trị quốc tế trong mối quan hệ với quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chính trị quốc tế trong mối quan hệ với quản lý công

CHƯƠNG  V

CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI

 QUẢN LÝ CÔNG (10 TIẾT)

Lý thuyết: 7 tiết

Thảo luận: 3 tiết

 

  I. CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ

          1. Khái niệm Chính trị quốc tế

Vì là một loại hình hoạt động xã hội nên hoạt động chính trị diễn ra trước hết trong phạm vi từng quốc gia và biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các nhóm người, các giai cấp, các lực lượng bên trong quốc gia đó.

Khi chính trị vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tính chất của chính trị đã thay đổi và trở thành quan hệ chính trị giữa các quốc gia dựa trên chính sách đối ngoại của từng quốc gia; lúc này chính trị được gọi bằng một cái tên mới là chính trị quốc tế. Vậy chính trị quốc tế là gì?

Chính trị quốc tế là mối quan hệ, sự tác động, ảnh hưởng qua lại giữa các quốc gia, khu vực trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại của từng quốc gia và gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia.

(So sánh Chính trị trong quốc gia và Chính trị quốc tế)

          2. Đặc điểm của Chính trị quốc tế

1/Chủ thể tham gia quan hệ CTQT:

Tham gia QHCTQT  gồm nhiều chủ thể khác nhau, tham gia với các nội dung, mức độ, tính chất và mục đích không giống nhau. Bao gồm:

+ Các quốc gia ( đại diện là các nhà nước, chính phủ)

+ Các dân tộc ( cộng đồng người)

+ Các khu vực ( Đông Nam á, Trung Đông, Đông Bắc á, Tây Âu, Bắc Mỹ…)

+ Các tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực.

+ Các tổ chức CT, các tổ chức CT -XH

+ Các cá nhân…

Trong đó, các quốc gia độc lập, có chủ quyền là chủ thể cơ bản của quan hệ chính trị quốc tế.

          2/ So với chính trị quốc gia, CTQT là chính trị “không chính quyền”.

Nếu như các h/đ chính trị, quan hệ chính trị bên trong quốc gia được tổ chức, thực hiện và điều chỉnh bởi một bộ máy chính quyền (Nhà nước) thì các quan hệ CTQT do được hình thành một cách khách quan từ quan hệ giữa các quốc gia, các lực lượng chính trị quốc tế nên không có và cũng không hướng tới việc thiết lập một thiết chế quyền lực như kiểu: " Chính quyền toàn cầu" hay " Nhà nước thế giới". ( Liên hợp quốc: Là trung tâm điều phối các quan hệ quốc tế, chứ không phải là trung tâm quyền lực quyết định mọi vấn đề quốc tế ( do sự tham gia thoả thuận của các quốc gia thành viên).

           3/QH CTQT gắn với lợi ích, chủ quyền của các quốc gia

Mọi quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng, chính trị…mà gắn với lợi ích và chủ quyền của các quốc gia đều được coi là QH CTQT.

+ Trước hết, QH CTQT gắn với lợi ích trực tiếp của các chủ thể tham gia quan hệ đó. (  VD: Quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc trong vấn đề Trường Sa; hay quan hệ  giữa Israen và Palestin gắn với vấn đề chủ quyền quốc gia…)

+ QH CTQT liên quan, tác động, ảnh hưởng gián tiếp tới lợi ích, chủ quyền quốc gia, dân tộc khác. ( VD: Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật: khiến TQ quan ngại hay việc NATO mở rộng sang phía Đông khiến Nga quan ngại)

             4/ QH CTQT phản ánh sự hợp tác, đối đầu, cạnh tranh giữa các quốc gia, các lực lượng chính trị trên thế giới.

Vì QH CTQT gắn với lợi ích, chủ  quyền  quốc gia, do đó:

Nếu:                      + Song trùng lợi ích, ý thức hệ    hợp tác cùng có lợi

                             + Đối lập lợi ích, bất đồng ý thức hệ      Đối đầu, canh tranh

                             + Hợp tác trong lĩnh vực này nhưng đối đầu trong lĩnh vực khác

QH CT QT hiện nay biểu hiện sinh động bằng sự hợp tác và cạnh tranh về trên mọi mặt giữa các chủ thể  chính trị.

VD: Mỹ và Trung Quốc hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại nhưng đối đầu về vấn đề nhân quyền, dân chủ…

           5/ CTQT bao gồm nhiều hợp phần, cơ cấu, khuynh hướng khác nhau.

QH CTQT luôn luôn ở trạng thái sinh động, đa dạng, phức tạp và nhạy cảm do nhiều chủ thể chính trị khác nhau tham gia và vì những lợi ích không giống nhau.

Diện mạo của CTQT phong phú, đa dạng, phức tạp song có thể bao gồm nhiều kiểu QHCT khác nhau, với những nội dung, tính chất, mức độ quan hệ khác nhau.

Lĩnh vực:  

          + Nội dung quan hệ: Kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, nhân đạo…

          + Hình thức, cấp độ quan hệ: song phương, đa phương (tam giác, tứ giác, khu vực, toàn cầu…)

          + Kiểu quan hệ khác nhau:

                             - Chính phủ và phi Chính phủ

                             - Cùng chế độ CTXH và không cùng chế độ CTXH.

                             - Phát triển và đang phát triển, lớn - nhỏ

                             - Quốc gia - quốc gia, dân tộc - dân tộc….

             6/ QHCTQT gắn với hoạt động chính trị của từng quốc gia.

- Các quốc gia tham gia quan hệ CTQT là để phục vụ mục tiêu chính trị đối nội của quốc gia, để điều hoà lợi ích giai cấp, dân tộc ở quốc gia. Cụ thể:

+ Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

+ Giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của quốc gia.

+ Nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TRONG MỖI QUỐC GIA

1. Chính trị quốc tế ổn định sẽ góp phần ổn định và phát triển quản lý công của quốc gia

2. Tham gia vào đời sống chính trị quốc tế để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công của quốc gia

3. Những biến đổi lớn của đời sống chính trị quốc tế quyết định đến việc hoạch định chính sách trong quản lý công ở mỗi quốc gia.

 

  

Lượt xem : 2720 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo