Trang chủ --> Chính trị trong quản lý công --> Văn hóa chính trị với Quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Văn hóa chính trị với Quản lý công

CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ VỚI QUẢN LÝ CÔNG (5 TIẾT)

Lý thuyết: 3 tiết

Thảo luận: 2 tiết

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ

    1. Khái niệm văn hoá chính trị

a.Khái niệm văn hoá

(Dẫn luận: Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá riêng, một bản sắc riêng mà không thể trộn lẫn …)

- Nghĩa hẹp: Văn hoá là một lĩnh vực hoạt động và sinh hoạt xã hội, bao gồm các hoạt động như giáo dục, nghệ thuật…

- Nghĩa rộng: Văn hoá là tất cả những gì do con người, ở trong đời sống xã hội của con người và liên quan trực tiếp đến con người. (Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần)

Văn hoá còn được coi là cốt lõi của bãn lĩnh, bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc. Nó là tinh hoa của dân tộc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, tạo nên sức sống trường tồn của dân tộc.

Văn hoá, với cách hiểu đó, là một tập hợp bao gồm hệ thống các giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm tiếp thu cái mới, ý thức bảo vệ bản sắc cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và để không ngừng vươn lên.

Vậy: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra, được con người tiếp nhận, lựa chọn và phát triển, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người.

   b. Khái niệm văn hóa chính trị

- Cùng với sự phát triển của xã hội và nhận thức của con người mà người ta ngày càng phân chia văn hoá ra thành nhiều loại: văn hoá đạo đức, văn hoá lao động, văn hoá giao tiếp…Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường hiện nay, người ta cũng nói đến văn hoá kinh doanh, văn hoá cạnh tranh…

- Trong xã hội có giai cấp, một nhân tố cấu thành rất quan trọng của văn hoá - đó là văn hoá chính trị.

Văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị văn hóa được hình thành, sử dụng và phát triển trong đời sống chính trị

     2. Đặc điểm và chức năng của văn hóa chính trị

* Đặc điểm văn hoá chính trị

- Tính giai cấp: Trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào, VHCT cũng bị quy định bởi quan điểm chính trị, thế giới quan, hệ tư tưởng của giai cấp nhất định.

- Tính lịch sử: Trình độ cũng như chuẩn mực VHCT của mỗi người và mỗi giai cấp không có sự cố định mà luôn có sự biến đổi trong từng thời kỳ lịch sử.

- Tính đa dạng: VHCT của các dân tộc trong một quốc gia, VHCT của các cá nhân trong xã hội… tạo nên bộ mặt phong phú của VHCT.

- Tính kế thừa: VHCT luôn có sự kế thừa, bảo lưu và phát triển lên một trình độ mới.

* Chức năng của VHCT

- Chức năng nhận thức: VHCT có vai trò quan trọng trong việc nhận thức các hiện tượng và quá trình chính trị, tức là nhận thức đời sống chính trị của xã hội.

- Chức năng điều chỉnh: Những tri thức VHCT sẽ tạo nên những khuôn mẫu hành vi nhất định, góp phần điều chỉnh hành vi của cá nhân hoặc tổ chức chính trị.

- Chức năng định hướng: Nhờ nhận thức VHCT mà con người dần đạt tới khả năng sáng tạo và nhạy bén trong chính trị, góp phần định hướng hoạt động.

- Chức năng đánh giá và dự báo: Trên cơ sở nhận thức VHCT mà con người đánh giá các hiện tượng của đời sống chính trị và lựa chọn hành vi theo đánh giá ấy. 

II. ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG

1. Văn hóa chính trị góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công

2. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính vì dân phục vụ

3. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh.

4. Văn hóa chính trị góp phần xây dựng đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức.

 

 

  

Lượt xem : 2132 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo