Trang chủ --> Chính trị trong quản lý công --> Sự tác động của Đảng chính trị và quyết sách của Đảng chính trị đến Quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sự tác động của Đảng chính trị và quyết sách của Đảng chính trị đến Quản lý công

CHƯƠNG III: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ QUYẾT SÁCH CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG (7 TIẾT)

Lý thuyết: 5 tiết

Thảo luận: 2 tiết

 

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ  BẢN VỀ ĐẢNG CHÍNH TRỊ

           1. Khái niệm Đảng chính trị

- Có nhiều quan điểm khác nhau về Đảng chính trị do trong thực tế đã tồn tại nhiều hình thức tổ chức của đảng chính trị, nhiều loại hình đảng chính trị.

- Một số quan niệm khác nhau về Đảng CT:

                   + Có quan điểm cho rằng ĐCT là một tổ chức gồm những người nhất trí và hành động vì quyền lợi dân tộc thể theo những nguyên tắc cụ thể mà họ đã thoả thuận với nhau. ( Ike - Nhà chính trị học Mỹ)

                   + Quan điểm khác lại cho rằng: ĐCT  là một tổ chức gồm những người ưu tú nhất của một tầng lớp hay một giai cấp, hoạt động vì lợi ích của giai cấp hay tầng lớp đó.

- Có thể đưa ra khái quát khái niệm về ĐCT như sau:

ĐCT là một tổ chức chính trị gồm những đại biểu ưu tú của một giai cấp, một tầng lớp hay một nhóm xã hội, cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hay quan điểm chính trị, được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định, đại diện cho lợi ích của giai cấp, tầng lớp hay tập đoàn xã hội ấy,  có mục đích và thoả mãn mục đích đó bằng cách giành lấy quyền lực Nhà nước hoặc tham gia vào việc thực thi quyền lực nhà nước.

- Đặc trưng:

+ Là một tổ chức chính trị

+ Cùng thừa nhận một hệ tư tưởng hoặc quan điểm chính trị nhất định;

+ Được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định;

+ Có chức năng chính trị, tức là hướng tới mục tiêu giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nước;

+ Lãnh đạo quần chúng, được sự ủng hộ của quần chúng và cử tri.

 

2. Sự ra đời của Đảng chính trị

- Sự ra đời của Đảng cộng sản: Đó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp đã đạt đến mức tự giác.

- Sự ra đời của Đảng tư sản: Là sản phẩm tất yếu của trật tự dân chủ tư sản.

- Vấn đề đơn đảng hay đa đảng trong đời sống chính trị của các quốc gia hiện nay.

3. Vai trò của Đảng chính trị

- Vị trí: Trong xã hội hiện đại, ở mỗi quốc gia có Đảng cầm quyền và Đảng không cầm quyền trong hệ thống QLCT.

- Vai trò:Vai trò của Đảng chính trị trước hết phụ thuộc vào bản chất giai cấp và vị trí của Đảng trong đời sống chính trị của các quốc gia.

Về cơ bản, vai trò của đảng chính trị là vai trò lãnh đạo chính trị.

4. Quyền lực của Đảng chính trị

- Khái niệm quyền lực của đảng chính trị: QL của Đảng chính trị là khả năng, năng lực của đảng trong việc lãnh đạo quần chúng, thực hiện lý tưởng mà đảng đó theo đuổi.

- Mục tiêu, hướng tác động QL của ĐCT: Có nhiều hướng, nhưng chủ yếu và cơ bản là vào nhà nước, quyền lực nhà nước và các thiết chế xã hội để thông qua đó hiện thực hoá các mục đích, mục tiêu của Đảng.

- Biểu hiện quyền lực của Đảng chính trị: Qua cương lĩnh, nghị quyết; qua tổ chức Đảng, qua các thiết chế xã hội mà Đảng nắm ( nhà nước, đoàn thể quần chúng).

- Phương thức thực hiện QL của ĐCT: Tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tự phê bình và phê bình trong Đảng.

(So sánh quyền lực của Đảng chính trị và Quyền lực Nhà nước).

II. QUYẾT SÁCH CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ

          1. Khái niệm Quyết sách chính trị

                   (Dẫn luận: Trong đời sống hàng ngày, mỗi chúng ta đôi khi phải đứng trước sự lựa chọn duy nhất, cần phải quyết định. Những quyết định đó có khi có ảnh hưởng lớn, tạo bước ngoặt của cuộc đời hoặc cũng có khi không.

Và trong đời sống chính trị cũng vậy, các chủ thể chính trị đôi khi hoặc thậm chí là thường xuyên phải đưa ra những quyết định hoặc cho bản thân mình  hoặc cho đối tượng khác. ( VD: Việc biểu quyết thông qua một văn kiện của các đại biểu  là quyết định chính trị….)

+ Quyết định chính trị:Là sự lựa chọn phương án tối ưu, duy nhất của chủ thể chính trị giữa hai hay nhiều phương án giải quyết trong đời sống chính trị.

+ Quyết sách chính trị: Là  những quyết định chính trị có khả năng định hướng, điều chỉnh hành vi chính trị của các chủ thể, dự báo khuynh hướng phát triển xã hội.

Vì vậy, QSCT có vai trò làm tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, tổ chức…( VD: Chủ trương đổi mới của Đảng trong Đại hội VI - 1986 là một QSCT)

Đặc trưng của quyết sách chính trị:

                   + QSCT nằm trong cương lĩnh, nghị quyết, đó là những chủ trương, chính sách lớn của Đảng cầm quyền.

                   + Chủ thể của QSCT là Đảng cầm quyền

                   + QSCT chủ yếu dưới hình thức các chính sách vĩ mô

                   + QSCT tạo ra bước ngoặt quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội.

 2. Cơ sở hình thành Quyết sách chính trị

- Cơ sở lý luận: Hệ tư tưởng của Đảng chính trị

  - Cơ sở thực tiễn

          +Nhân tố khách quan:

                   - Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trong nước;

                   - Bối cảnh quốc tế

           + Nhân tố chủ quan:

                   - Bản lĩnh chính trị của Đảng

                   - Trí tuệ tập thể của toàn đảng và năng lực của từng đảng viên.

III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ QUYẾT SÁCH CHÍNH TRỊ  ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG

  1. Tác động của Đảng chính trị đến quản lý công

Đảng chính trị có tác động rất lớn đến quản lý công, nhất là đối với Đảng cầm quyền. Ở một số nhà nước hiện nay, dù có xu hướng tách bạch giữa chính trị và hành chính, tuy nhiên, sự tách bạch này chỉ có ý nghĩa tương đối. Nền hành chính công - quản lý công không thể tách ra khỏi sự điều chỉnh của Đảng cầm quyền. Nếu khẳng định rằng, quản lý công không chịu sự tác động của Đảng cầm quyền, thì đó là cách nhìn phiến diện, lệch lạc. Trong bất kỳ bối cảnh nào, Đảng cầm quyền cũng luôn thể hiện sự lãnh đạo đối với Nhà nước và toàn xã hội, trong đó có quản lý công.

  1. Tác động của Quyết sách chính trị đến quản lý công

Quyết sách chính trị với tính chất là những chủ trương, chính sách lớn của Đảng cầm quyền cũng có tác động rất lớn đến quản lý công. Một quyết sách phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả của quản lý công và ngược lại. Quyết sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986 đã tạo bước ngoặt quan trọng cho nền hành chính công - quản lý công của Việt Nam. Từ một nền hành chính quan liêu, mệnh lệnh, chúng ta đã chuyển sang xây dựng một nền hành chính vì dân phục vụ

 

Câu hỏi ôn tập:

  1. Đảng chính trị là gì? Những đặc trưng cơ bản của Đảng chính trị.
  2. Quyết sách chính trị là gì?
  3. Sự tác động của Đảng chính trị và quyết sách chính trị đến quản lý công.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  

Lượt xem : 8646 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo