Trang chủ --> Chính trị trong quản lý công --> Quyền lực chính trị với Quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Quyền lực chính trị với Quản lý công

CHƯƠNG II: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VỚI QUẢN LÝ CÔNG

(5 TIẾT)

Lý thuyết: 3 tiết

 Thảo luận: 2 tiết

I. KHÁI QUÁT QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ

1. Quyền lực và cấu trúc quan hệ quyền lực

          - Aristot: Quyền lực không chỉ là cái vốn có của mọi sự vật biết cảm giác mà của cả giới tự nhiên vô cơ.

          - Platon: Quyền lực không thể là của một người, quyền lực cần phải được di chuyển từ người này sang người khác.

          - Các nhà thần học thời trung cổ: Đưa quyền lực thượng đế lên vị trí hàng đầu.

          - Các nhà không tưởng và các nhà bách khoa thời phục hưng: Đưa vấn đề lật đổ quyền lực phong kiến và thiết lập quyền lực tư sản là nhiệm vụ trung tâm.

          - Dantra (Mỹ): Nắm quyền lực có nghĩa là buộc người khác phải phục từng.

          - Bách khoa triết học Xô viết: Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của mình tác động đến hành vi, phẩm hạnh của người khác nhờ một phương tiện nhất định như uy tín, sức mạnh...

          Kết luận: Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của chủ thể tác động đến hành vi, thái độ của chủ thể khác thông qua một phương tiện nhất định như uy tín, quyền hành, sức mạnh...

          Quyền lực ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của con người và xã hội, nó biểu hiện mối quan hệ giữa người chỉ huy, người điều khiển và người phục tùng.

Mỗi cá nhân trong xã hội thường tham gia vào nhiều phân hệ quyền lực khác nhau, đó có thể là quyền lực kinh tế, quyền lực tôn giáo... Hơn nữa, trong xã hội có giai cấp và có Nhà nước, mỗi công dân trong Nhà nước cũng phải chịu sự quản lý của Nhà nước, đó là công quyền, hay quyền lực công. Vì vậy, quan hệ quyền lực là quan hệ phổ biến trong xã hội.

- Cấu trúc của quan hệ quyền lực: Bao gồm 4 yếu tố: Chủ thể quyền lực, khách thể quyền lực, môi trường quyền lực, bản thể quyền lực (tức là năng lực thực hiện quyền lực của chủ thể quyền lực). Bản thể quyền lực được quy định bởi ba yếu tố: chủ thể, khách thể và môi trường thực hiện quyền lực.

 

                                          Bản thể quyền lực

 

    Chủ thể quyền lực                                    Khách thể quyền lực

 

                                       Môi trường quyền lực

 

 

So sánh Quyền lực với Quyền uy?

Quyền uy: Theo Anghen, quyền uy là ý chí của người khác buộc mình phải tiếp thu, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề (qua năng lực, phẩm chất).

Quyền lực: Dùng sức mạnh qua vai trò cầm quyền;

Quyền uy: Cũng là một khái niệm phản ánh vị thế của cá nhân trong khi sử dụng quyền lực. Trong quá trình sử dụng quyền lực, người có quyền có thể tạo ra quyền uy cho mình nhờ uy tín (năng lực, phẩm chất). Uy tín chính là sự củng cố thêm vị thế quyền lực của chủ thể.

2. Quyền lực chính trị

Anghen: Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp này để trấn áp giai cấp khác.

- QLCT là khả năng của một giai cấp, một liên minh giai cấp hay một tập đoàn xã hội hướng đến việc giành, giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể đó.

- Đặc điểm của QLCT:

   + Chủ thể của QLCT là giai cấp, liên minh giai cấp hay tập đoàn xã hội;

  + QLCT luôn mang tính giai cấp;

  + Nhà nước là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế và là trung tâm của quyền lực chính trị.

II. HỆ THỐNG QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

                                   

 

                               Đảng CSVN                    Nhà nước CH

                                                              XHCN Việt Nam

 

 


 

                                             

                                            Các tổ chức CTXH,

                                                   tổ chức XH

 

 

 

Hệ thống QLCT ở Việt Nam dù trải qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc chung nhất:

- QLCT thuộc về nhân dân, do nhân dân lao động làm chủ;

- Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, qua sự quản lý của Nhà nước và qua các tổ chức CTXH, tổ chức xã hội;

- Đảng Cộng sản VN là Đảng cầm quyền, Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với Nhà nước và toàn xã hội.

- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, trên cơ sở có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp.

- Các đoàn thể xã hội tham gia quản lý xã hội, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và các thành viên; tham gia xây dựng nhà nước, xây dựng Đảng, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

 

* Cơ chế thực hiện quyền lực:

- Đảng lãnh đạo:

+ Đảng đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách cho Nhà nước và cho toàn xã hội;

+ Đảng lãnh đạo việc cụ thể hóa đường lối thành pháp luật, thành các chính sách, quyết định quản lý của Nhà nước;

+ Đảng lãnh đạo về tổ chức nhân sự của Nhà nước cũng như của toàn bộ hệ thống chính trị;

+ Đảng lãnh đạo quá trình triển khai thực hiện đường lối;

+ Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách.

- Nhà nước quản lý:

          + Nhà nước ban hành pháp luật, tạo khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức và cá nhân công dân.

          + Quản lý xã hội nhằm triển khai thực hiện pháp luật và chính sách, đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích của công dân.

+ Xử lý những vi phạm pháp luật để bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân công dân.

- Nhân dân làm chủ:Nhân dân làm chủ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước, thông qua các tổ chức CTXH, TCXH mà họ là thành viên.

III. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG Ở VIỆT NAM

  1. Vị trí của quản lý công trong đời sống chính trị Việt Nam

- Quản lý công có vị trí vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Quản lý công ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với chế độ chính trị.

- Quản lý công có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; thực hiện dân chủ XHCN.

 

  1. Ảnh hưởng của quyền lực chính trị đến quản lý công
  2. Ảnh hưởng đến các chủ thể hoạt động trong quản lý công

Những chủ thể hoạt động trong quản lý công có thể là những cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước, đó cũng có thể là những tổ chức, cá nhân ngoài khu vực nhà nước thực hiện cung ứng dịch vụ công, cùng tham gia vào quản lý công. Các chủ thể quản lý công chịu sự điều chỉnh, chi phối bởi các yếu tố quyền lực chính trị. Bản thân các cán bộ,công chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực chính trị, vì vậy, điều tất yếu là họ chịu sự chi phối của Đảng, của các quyết sách chính trị...Với các chủ thể ngoài khu vực nhà nước, tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công, bản thân họ phải là những người chấp hành đúng mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như vậy, họ cũng chịu ảnh hưởng bởi các thiết chế chính trị.

  1. Ảnh hưởng đến việc ban hành các chính sách trong quản lý công

Các chính sách trong quản lý công chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố chính trị. Khi Đảng đưa ra một quyết sách quan trọng, ảnh hưởng đến quản lý công, Đảng luôn phải đanh giá, xem xét và nhìn nhận nhiều chiều, nhất là tầm ảnh hưởng của nó đến sự ổn định về chính trị, xã hội. Do vậy, việc đưa ra các chính sách lớn về quản lý công luôn được Đảng cầm quyền quan tâm. Đảng ta đã đưa ra một số quyết sách quan trọng trong việc cải cách nền hành chính nhà nước. Những quyết sách này tác động trực tiếp đến nền hành chính nhà nước, trong đó đặc biệt là vấn đề xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công. Những quyết sách của Đảng tạo tiền đề cho nền hành chính công - quản lý công phát triển.

  1. Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý công

Hiệu quả của hoạt động quản lý công chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thể chế chính trị. Một nền chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho quản lý công phát triển và ngược lại. Việt Nam đang được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định vào bậc nhất thế giới, chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý công phát triển.

  1. Ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý công.

Đảng Cộng sản Việt Nam đang đặt ra mục tiêu xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, dân chủ. Những mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi chúng ta có được cơ chế rộng mở, xây dựng một thể chế chính trị dân chủ trên thực tế. Mọi người dân đều có quyền làm chủ thực sự , chỉ khi đó, yêu cầu dân chủ trong quản lý công mới được đảm bảo. Rõ ràng, yếu tố chính trị tác động rất lớn đến những mục tiêu cơ bản của quản lý công ở Việt Nam.

IV. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Sự tác động của quyền lực chính trị đến quản lý công ở Mỹ

Dù quản lý công ở Hoa Kỳ được xem là một lĩnh vực khá độc lập đối với các thiết chế chính trị Hoa Kỳ, tuy nhiên, trên thực tế, nó vẫn chịu sự ràng buộc, chi phối. Mỗi một Đảng lên nắm quyền, họ lại có những quyết sách khác nhau, có những sự điều chỉnh nhất định đến quản lý công.

Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các công chức làm việc trong nhánh quyền hành pháp ở Hoa Kỳ, bộ máy hành pháp ngày càng mở rộng. Người đứng đầu nhà nước đồng thời cũng đứng đầu cơ quan hành pháp, họ cũng đại diện cho tiếng nói của Đảng cầm quyền. Vì vậy, sự thay đổi quyền lực từ tay đảng phái này sang tay đảng phái khác cũng có tác động rất lớn đến quản lý công. (VD: quản lý công dưới thời của TT G.Bush và TT Obama…)

Phân quyền và tư nhân hoá một phần các hoạt động nhà nước là đặc điểm cơ bản của mô hình quản lí công mới ở nhiều nước, trong đó có nước Mỹ. Phân quyền được thể hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau như uỷ quyền, trao quyền, hay phân công, phân cấp … nhưng xu hướng chung là Chính phủ liên bang phân giao quyền hạn, trách nhiệm nhiều hơn cho các chính quyền các bang trong việc chủ động quản lý các nguồn lực được phân bổ. Phân quyền giúp cho chính quyền liên bang tập trung thực hiện vai trò hoạch định chính sách, giảm bớt các hoạt động tác nghiệp; phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, đơn vị cơ sở, đưa nền hành chính sát hơn với những đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể; đảm bảo công bằng, phát triển dịch vụ đa dạng, cung ứng hiệu quả hơn theo hướng công dân là khách hàng sử dụng dịch vụ; phát triển nền dân chủ, tạo điều kiện cho công dân và các tổ chức của mình tham gia vào các hoạt động quản lý công và giám sát quá trình thực thi công vụ. Quản lý công liên quan trực tiếp đến người dân, là cơ sở để nhân dân đánh giá hiệu quả hoạt động chung của nhà nước. Vì vậy, để lựa chọn ứng cử viên sáng giá vào vị trí đứng đầu bộ máy nhà nước, đánh giá về hiệu quả của quản lý công có ý nghĩa không nhỏ trong sự lựa chọn.

Trong vấn đề tư nhân hoá, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đi đầu. Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu quốc tế, đây không chỉ là con đường nâng cao hiệu quả mà còn giúp nền hành chính tránh thực hiện quá nhiều chức năng, nhiệm vụ và gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công dân. Ở đây, không chỉ đơn thuần là việc chuyển sở hữu công thành sở hữu tư mà còn bao hàm nhiều hình thức như đấu thầu, hợp đồng công vụ, hợp đồng lao động… nhằm tinh giản bộ máy tổ chức, nâng cao tính cạnh tranh trong thực thi công vụ. Tư nhân hoá còn được nhiều học giả coi là cách thức phát huy mọi nguồn lực tham gia phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội.

Trước đây, khi tệ nạn phân biệt chủng tộc xảy ra khá nhiều ở Mỹ, những vị trí đứng đầu trong bộ máy nhà nước từ cấp liên bang đến các bang, thị trấn…đều không có sự xuất hiện của người da mầu. Trong việc cung ứng dịch vụ công cũng như vậy. Những vị trí cần trình độ thì hầu hết lại thuộc về người da trắng, trong khi đó, người da đen chỉ thực hiện một số dịch vụ lao động như chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, phục vụ sân ga, bến tàu…Vấn đề này hiện nay đã có sự thay đổi rất nhiều.

  1. Sự tác động của quyền lực chính trị đến quản lý công ở Pháp

Trong nền quản lý công ở Pháp, các yếu tố chính trị có sự tác động không nhỏ. Tổng thống là người thuộc Đảng cầm quyền, vì vậy, những quyết sách của Tổng thống có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý công, trong đó đặc biệt đến đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính nhà nước.

Nền hành chính phát triển luôn đề cao mục tiêu hiệu quả của hoạt động quản lí. Khu vực công của Pháp cũng như của một số nước phát triển đều đứng trước những thách thức lớn từ xu hướng toàn cầu hoá, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ, mối quan hệ ngày càng đa dạng, phức tạp giữa chính trị - hành chính - thị trường, sự phát triển của kinh tế tri thức và trình độ dân trí được nâng cao về mọi mặt.... Quản lý công chịu nhiều sức ép về hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước và sự cạnh tranh để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công dân cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy, các Đảng cầm quyền ở Pháp qua các thời kỳ luôn đưa ra nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công, thực chất cũng là nâng cao niềm tin công.

  1. Sự tác động của quyền lực chính trị đến quản lý côngở Trung Quốc

Quyền lực chính trị tác động mạnh mẽ đến quản lý công ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang tiến hành đổi mới dịch vụ công, trong đó chú trọng đến vấn đề xã hội hóa, tư nhân hóa việc cung ứng dịch vụ công. Đảng Cộng sản Trung Quốc là Đảng cầm quyền, Đảng đưa ra nhiều chính sách quan trọng có tác động lớn đến công cuộc cải cách hành chính của đất nước. Tiến trình đổi mới của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả của quản lý công.

Tính đến năm 2012, Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về GDP. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2011 đạt 7.298 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP bình quân đầu người đạt 5.417 đô la Mỹ, bằng khoảng 1/9 GDP bình quân đầu người của Mỹ (48.328 USD) và cao gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam (1.374 USD). Nếu tính theo sức mua tương đương, GDP của Trung Quốc đạt 11.299 nghìn tỉ đô la Mỹ, GDP đầu người tương đương là 8.382 đô la Mỹ.

Trung Quốc là quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đứng thứ ba trên thế giới, 55,7 triệu du khách quốc tế đã tới thăm nước này trong năm 2010. Đây cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nội địa cao chóng mặt, chỉ riêng trong tháng 10/2012 đã có 740 triệu người Trung Quốc đi du lịch trong nước. Trung Quốc là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và là cường quốc thương mại đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, tổng giá trị thương mại quốc tế đạt 3,64 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2011. Dự trữ ngoại hối đạt 2,85 nghìn tỷ vào cuối năm 2010, tăng 18,7% so với năm trước đó, biến Trung Quốc trở thành nước có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Trung Quốc nắm giữ 1,16 nghìn tỷ đô la trái phiếu chính phủ Mỹvà trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.

Những thành công này của Trung Quốc có đóng góp quan trọng của tiến trình đổi mới quản lý công, cả Nhà nước và công dân cùng tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công. Tất nhiên, tiến trình này chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tác động trực tiếp bởi các quyết sách chính trị của Đảng và sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị.

4. Sự tác động của quyền lực chính trị đến quản lý công ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản - quốc gia đã từng là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, công tác cải cách nền hành chính công đã được tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ trước. Theo đó, Nhật Bản tập trung vào việc thay đổi thể chế hành chính theo hướng làm trong sạch và lành mạnh hóa nền hành chính quốc gia để Chính phủ gần dân hơn, ngày càng thấu hiểu những tâm tư và nguyện vọng chính đáng của dân. Các thủ tục hành chính không cần thiết vì thế đều được cắt bỏ; đồng thời với việc giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp và có tính mệnh lệnh của nhà nước trong các giao dịch dân sự, tạo cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Hệ thống quyền lực chính trị ở Nhật Bản có tác động rất lớn đến quản lý công. Ở mỗi thời kỳ khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử, hệ thống quyền lực chính trị của Nhật Bản có những điều chỉnh nhất định đến nền hành chính công. Hiến pháp năm 1946 và Luật Tự trị địa phương năm 1947 của Nhật Bản là văn bản pháp lý quan trọng quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương với mục tiêu xây dựng một hệ thống chính quyền địa phương độc lập thay cho mô hình tập trung quyền lực thời Minh Trị. Đến năm 1995, Nhật Bản ban hành tiếp Luật Tăng cường phân cấp quản lý với mục đích đẩy mạnh việc phân quyền cho chính quyền địa phương và hạn chế sự can thiệp của chính quyền trung ương vào công việc của chính quyền địa phương.  

Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, thực hiện có hiệu quả quản lý công. Với những thể chế tạo hành lang pháp lý rộng mở, chính quyền địa phương của Nhật Bản đã có những quyền tự chủ cần thiết để thực hiện chức trách của mình. Việc xã hội hóa, tư nhân hóa trong cung ứng dịch vụ công được triển khai có hiệu quả ở địa phương.

Có thể nói, với số dân khoảng 127 triệu người, Nhật Bản đã xây dựng được một hệ thống chính quyền địa phương gọn nhẹ, tự chủ, độc lập, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả thông qua việc thiết lập mô hình chính quyền hai cấp, mở rộng địa bàn quản lý của chính quyền cấp cơ sở cùng với việc giảm số lượng đơn vị hành chính cấp cơ sở, tăng quyền tự chủ trong sử dụng ngân sách địa phương. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức ở địa phương thông qua việc sửa đổi các quy định về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội ngũ công chức được Nhật Bản xác định là một trong những điều kiện tiên quyết để chính quyền địa phương có thể đáp ứng đươc yêu cầu của nền hành chính, cũng là đáp ứng những yêu cầu cơ bản của quản lý công.

Tất nhiên, chính quyền trung ương có sự chỉ đạo trực tiếp, kiểm tra, giám sát hoạt động đối với chính quyền địa phương trong việc thực thi công vụ. Những quyết sách của chính quyền trung ương tác động trực tiếp đến quản lý công, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quản lý công. Khi có những biến động trong chính trường của Nhật Bản (như thay đổi vị trí Thủ tướng, Nội các phải từ chức…), quản lý công cũng chịu sự tác động nhất định.

 

Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Quyền lực là gì? Quyền lực chính trị là gì?

Câu 2:Cấu trúc quyền lực chính trị ở Việt Nam hiện nay gồm những yếu tố nào? Phân tích mối quan hệ giữa những yếu tố đó.

Câu 3:Phân tích sự tác động của hệ thống quyền lực chính trị đến quản lý công ở Việt Nam.

Câu 4:Phân tích sự tác động của quyền lực chính trị đến quản lý công ở một số nước trên thế giới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượt xem : 3240 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo