Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 10. Mối quan hệ giữa các loại trách nhiệm pháp lý trong quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

10. Mối quan hệ giữa các loại trách nhiệm pháp lý trong quản lý công

10. Mối quan hệ giữa các loại trách nhiệm pháp lý trong quản lý công

            Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và người vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở các chế tài quy phạm pháp luật đối với người vi phạm pháp luật và người đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần tương ứng với hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra. Đặc điểm: Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật; Cơ sở pháp lý: quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền; Các biện pháp trách nhiệm pháp lý: là biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù

Dựa vào tính chất của trách nhiệm pháp lý có thể chia chúng thành các loại sau:

Trách nhiệm hình sự: là trách nhiệm của một người đã thực hiện một tội phạm, phải chịu một biện pháp cưỡng chế nhà nước là hình phạt vì việc phạm tội của họ. Hình phạt này do toà án quyết định trên cơ sở của luật hình, nó thể hiện sự lên án, sự trừng phạt của nhà nước đối với người phạm tội và là một trong những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tuỳ theo mức độ vi phạm của họ. Biện pháp cưỡng chế này do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền quyết định trên cơ sở pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước nhất định khi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác hoặc khi vi phạm nghĩa vụ dân sự đối với bên có quyền. Biện pháp cưỡng chế phổ biến đi kèm trách nhiệm này là bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) đã vi phạm kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức và phải chịu một hình thức kỷ kuật nhất định theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm vật chất là trách nhiệm mà người lao động phải gánh chịu khi gây ra thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp (như làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp, giao cho hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép) hoặc công chức phải gánh chịu vì trong khi thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho tài sản của nhà nước hoặc của chủ thể khác. Người lao động hoặc công chức phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo thời giá thị trường và có thể được bồi thường bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng.

Trách nhiệm hiến pháp là trách nhiệm của một chủ thể phải gánh chịu khi họ vi phạm hiến pháp, chế tài đi kèm trách nhiệm này được quy định trong luật hiến pháp. Nó vừa là trách nhiệm pháp lý vừa là trách nhiẹm chính trị song hẹp hơn trách nhiệm chính trị. Cơ sở của trách nhiệm hiến pháp là hành vi trực tiếp vi phạm hiến pháp, ví dụ cơ quan nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với hiến pháp, song có cả hành vi gián tiếp vi phạm hiến pháp, ví dụ, đại biểu dân cử có thể bị miễn nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Chủ thể phải chịu trách nhiệm hiến pháp chủ yếu là các cơ quan nhà nước và những người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước.

Trách nhiệm pháp lý của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Quốc gia cũng có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế trong quan hệ quốc tế. Trách nhiệm này có thể phát sinh từ hành vi vi phạm luật quốc tế của quốc gia. Ví dụ, quốc gia không thực hiện các cam kết quốc tế mà mình đã công nhận (CEDAW) hoặc ban hành luật trái với luật quốc tế, không ngăn chặn kịp thời các hành vi cực đoan tấn công cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài của những người biểu tình… Trách nhiệm này cũng có thể phát sinh khi có hành vi mà luật quốc tế không cấm. Ví dụ, Quốc gia sử dụng tên lửa vũ trụ, tàu năng lượng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử … gây ra thiệt hại cho vật chất cho các chủ thể khác của luật quốc tế..

Trách nhiệm công vụ là một loại trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, viên chức về hành vi vi phạm pháp luật của mình gây thiệt hại trực tiếp về vật chất, quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đặc điểm: Áp dụng theo thủ tục tố tụng hành chính hoặc thủ tục hành chính do cơ quan hành chính hoặc tòa hành chính áp dụng. Mục đích nhằm loại trừ những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý công; bảo vệ pháp chế, trật tự quản lý Nhà nước. Là trách nhiệm có lỗi: Lỗi cố ý và vô ý. Hành vi bị truy cứu trách nhiệm công vụ phải là hành vi gây thiệt hại thực tế.

 

 

  

Lượt xem : 3196 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo