Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 4. Đánh giá khung pháp lý hiện hành về chế độ công vụ, công chức (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức)
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

4. Đánh giá khung pháp lý hiện hành về chế độ công vụ, công chức (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức)

4. Đánh giá khung pháp lý hiện hành về chế độ công vụ, công chức (tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức)

 

Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực công, tính pháp lý của tất cả các công chức (người làm công cho nhà nước) nhằm đảm bảo cho xã hội vận hành có điều hòa, điều chỉnh. Công vụ nhà nước là một phần hay một mặt hoạt động có tính tổ chức, quyền lực – pháp lý của nhà nước, được phân biệt với các hoạt động khác trong xã hội như sản xuất vật chất, sáng tạo giá trị tinh thần và hoạt động phục vụ trong các tổ chức chính trị xã hội bởi sự gắn bó chặt chẽ của công vụ nhà nước với quyền lực nhà nước. Hoạt động công vụ nhà nước, trước hết là hoạt động quyền lực, tác động đến ý chí của con người đưa đến cho họ những hành vi có ý thức hoặc đáp ứng những nhu cầu chung của mọi người trong xã hội. Mặt khác, hoạt động công vụ do các cán bộ, công chức nhà nước đảm nhiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Quyền lực nhà nước được những người có chức vụ nhà nước thực hiện. Chức vụ là bộ phận cơ cấu cơ sở của cơ quan nhà nước, bao gồm hàng loạt vấn đề: Xác định các chức vụ, các quy tắc và phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuyên chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…

Như vậy, công vụ nhà nước, nếu nhìn từ góc độ, vị trí của nó trong tổ chức nhà nước, được bắt đầu từ lúc xác lập các chức vụ nhà nước. Hoạt động công vụ nhà nước là một dạng lao động xã hội nhằm quản lý các hoạt động của xã hội theo quy chuẩn pháp lý. Vì vậy, hoạt động công vụ liên quan đến nhiều mặt hoạt động xã hội và nó đòi hỏi nhiều lĩnh vực khoa học và nghề nghiệp nhưng nghề nghiệp cơ bản nhất của cán bộ chức chức Nhà nước là thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các chức năng lập pháp, xét xử, kiểm soát nhà nước.

            Từ góc độ khoa học pháp lý, pháp lý về công vụ nhà nước là một chế định pháp luật hành chính, xác lập và điều chỉnh quan hệ của nhà nước với cán bộ, công chức nhà nước, mà nghề nghiệp của các cán bộ, công chức là thực hiện các chức năng quản lý HCNN hoặc các chức năng khác theo sự ủy nhiệm của nhà nước và thay mặt nhà nước.

Cán bộ nhà nước: là công dân VN; trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách; được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của ĐCSVN, nhà nước, Tổ chức chính trị - xã hội ở TW, cấp tỉnh, cấp huyện (Khoản 1, Điều 4, Luật CBCC 2008). Đặc điểm: Là những người do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; Hoạt động theo nhiệm kỳ; Hoạt động mang tính chính trị, bị chi phối nhiều bởi yếu tố chính trị

            Công chức nhà nước: là công dân VN; trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của ĐCSVN, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội TW, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân; công an nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập (Khoản 2, Điều 4, Luật CBCC 2008). Đặc điểm: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc được giao giữ 1 công vụ thường xuyên; Hoạt động công vụ mang tính chất quản lý nhà nước; Thời gian làm việc ổn định, lâu dài; Số lượng đông đảo nhất trong bộ máy nhà nước.

 

 

 

  

Lượt xem : 2370 Người đăng :

Bình luận

Huỳnh Anh Quốc

xin hỏi cách liên hệ để có bài viết đầy đủ hơn về ĐÁNH GIÁ KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

Hoanglong

xin hỏi cách liên hệ để có bài viết đầy đủ hơn về ĐÁNH GIÁ KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo