Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 2. Những căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý công.
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

2. Những căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý công.

2. Những căn cứ để xác định đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý công.

 

Đối tượng điều chỉnh của luật trong quản lý công là lĩnh vực quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động quản lý công được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các biện pháp pháp lý chính xác được quy định trong pháp luật tùy thuộc vào đối tượng điều chỉnh. Sự vượt quá của các biện pháp pháp lý là sự can thiêp không có căn cứ pháp luật vào các lĩnh vực đạo đức, tập quán và các quy phạm xã hội khác và suy cho cùng là gây thiệt hại cho sự phát triển. Do đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật không chỉ là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật mà còn đòi hỏi khách quan của sự điều chỉnh các quan hệ xã hội đó.

Đó là: - Quan hệ giữa CQ công quyền và công dân; - Quan hệ giữa là CQ công quyền và các doanh nghiệp; - Quan hệ giữa CQ công quyền và các tổ chức CT – XH; - Quan hệ giữa CQ công quyền và cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; - Quan hệ giữa CQ công quyền và cơ quan công quyền; - Quan hệ trong nội bộ cơ quan công quyền.

Phương  pháp điều chỉnh của  luật  trong  quản lý công bao gồm những cách thức, biện pháp tác động, về chủ yếu, mang tính mệnh  lệnh  như  cấm  đoán,  bắt  buộc, cho phép, gợi ý, trao quyền, hạn chế,  chế tài (ngoài ra  có thể sử dụng biện pháp thỏa  thuận, cho phép) hay là phương pháp quyết định một chiều do nhà nước đặt ra tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội để đạt được mục đích đề ra. Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực – phục tùng xuất phát từ bản chất của quản lý. Bởi vì, muốn quản lý thì phải có quyền uy. Trong quan hệ pháp luật thường thì bên tham gia quan hệ là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người nhân danh quyền hành pháp được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước (ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra hoạt động của bên bị quản lý, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết theo pháp luật). Còn một bên (đối tượng quản lý bao gồm các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, công dân hoặc cán bộ, công chức dưới quyền) bắt buộc phải thi hành quyết định của quyền hành pháp, phục tùng bên được giao quyền lực nhà nước.

Ðặc trưng của phương pháp điều chỉnh là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng. Sự áp đặt ý chí được thể hiện trong các trường hợp sau:

- Cả hai bên đều có những quyền hạn nhất định do pháp luật quy định nhưng bên này quyết định vấn đề gì thì phải được bên kia cho phép, phê chuẩn. Ðây là quan hệ đặc trưng của quản lý công.

- Một bên có quyền đưa ra những yêu cầu, kiến nghị còn bên kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết, có thể thỏa mãn những yêu cầu, kiến nghị này hoặc có thể bác bỏ.

- Một bên có quyền ra các mệnh lệnh yêu cầu còn bên kia phải phục tùng các yêu cầu, mệnh lệnh đó.

- Một bên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính buộc đối tượng quản lý phải thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng còn thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương và bắt buộc của các quyết định hành chính.

Các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, dựa vào thẩm quyền của mình trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện pháp quản lý thích hợp đối với từng đối tượng quản lý cụ thể. Những quyết định ấy có tính chất đơn phương vì chúng thể hiện ý chí của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trên cơ sở quyền lực đã được pháp luật quy định.

 

Lượt xem : 2934 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo