Trang chủ --> Pháp luật trong Quản lý công --> 1. Vai trò của pháp luật trong quản lý công
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

1. Vai trò của pháp luật trong quản lý công

 

1. Những vấn đề chung:

* Như chúng ta đã biết, Pháp luật là các quy tắc xử sự (quy tắc hành vi), do NN ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm hướng tới duy trì trật tự, ổn định và thúc đẩy sự phát triển các quan hệ xã hội, bảo vệ quyền lợi của NN và ND, tạo sự công bằng XH, bảo vệ quyền công dân, xử lý hành vi VPPL
 

* Pháp luật có các chức năng cơ bản:

Thứ nhất là :Điều chỉnh các quan hệ XH bằng hình thức:  Bắt buộc, cho phép, cấm, lựa chọn.

PL điều chỉnh các QHXH thông qua

việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia QHXH.
Thứ 2 là: Bảo vệ các QHXH, tức là bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia QHXH.

PL bảo vệ các QHXH bằng cách:

-        Quy định nghĩa vụ của các chủ thể tham gia  QHXH

-        Quy định các chế tài đối với các chủ thể có hành vi VPPL

-        Quy định việc xử lý và cơ quan có thẩm  quyền xử lý chủ thể có hành vi VPPL.

Thứ 3 là Chức năng giáo dục: Tác động tới ý thức của con người  nhằm hướng hành vi xử sự của họ phù hợp với quy định của PL.
PL tác động lên ý thức của con người thông qua cách thức:

 Tự thân PL có chức năng giáo dục, Thông qua hoạt động thực hiện PL làm cho PL có chức năng giáo dục.

* Ngoài ra ta cần làm rõ:

Thực hiện PL Là hoạt động có mục đích, làm cho những quy địnhPL trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể

Tuân thủ PLlà một hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể kiềm chế không thực hiện những hành vi mà  PL ngăn cấm

Thi hành PL là một hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình bằng  hành động tích cực
 

Sử dụng PL là một hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể sử dụng quyền được PL cho phép

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực NN, được thực hiện thông qua những cơ quan NN, người có thẩm quyền, theo trình tự, thủ tục do PL quy định, nhằm cá biệt hóa những quy định PL vào những trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức cụ thể

Các trường hợp cần áp dụng PL bao gồm:

-        Khi cần áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân,  tổ chức, cơ quan VPPL

-        Khi xẩy ra các trường hợp khẩn cấp

-        Khi những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý cụ thể các các chủ thể PL không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của CQNN, người có thẩm quyền

-        Khi có tranh chấp quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà các chủ thể đó không tự giải quyết được

-        Trong một số QHPL mà NN thấy cần phải Tgia

Đặc điểm của áp dụng PL Được thực hiện theo trình tự, thủ tục do PL quy định chặt chẽ

Điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các QHXH

Luôn dẫn tới những hậu quả pháp lý nhất định

Là hoạt động mang tính sáng tạo

Biểu hiện của áp dụng PL mang tính  tổ chức – quyền lực NN là:

 -       Chỉ do những cơ quan NN, người có thẩm quyền tiến hành

-        Tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ quan NN,  người có thẩm quyền mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng

-        Quyết định áp dụng PL mang tính bắt buộc thực hiện

-        Khi cần thiết áp dụng biện pháp cưỡng chế

ADPL phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục do PL quy định  chặt chẽ.

Vì áp dụng PL mang tính quyền lực NN, do những cơ  quan NN, người có thẩm quyền tiến hành

Áp dụng PL được tiến hành theo các bước:

Giai đoạn 1: Phân tích những tình tiết thực tế của vụ việc

Giai đoạn 2: Lựa chọn QPPL và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của QPPL

Giai đoạn 3: Ra quyết định áp dụng PL

Giai đoạn 4: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng PL

 

2. Vai trò của luật trong quản lý công:
, năng lực, chất  lượng của nền HÀNH CHÍNH biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức; sự ủng hộ của nhân dân đối với NHÀ NƯỚC  nói chung và HÀNH CHÍNH nói riêng. Sự tín nhiệm của dân đối với cơ quan HÀNH CHÍNH càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC càng dễ dàng đạt được mục tiêu;đặc điểm tổ chức và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị. Hiệu lực quản lý của bộ máy HÀNH CHÍNH phụ thuộc vào nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công rành mạch giữa các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giữa các cơ quan NHÀ NƯỚC  với nhau.

Hiệu lực, hiệu quả của quản lý công chị ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó không thể không kể đến vai trò của pháp luật. Điều này được thể hiện:
Trước hết ta thấy trong quá trình hoạt động, pháp luật sẽ quy định các nhân tố, hoạt động trong Quản lý  công như: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, môi trường quản lý, nội dung quản lý, mục đích quản lý, nguồn lực trong quản lý….

- Luật là cơ sở quan trọng cao nhất cho toàn bộ phận hoạt động QLC;
Luật mang tính nền tảng và quan trọng nhất. Rất nhiều chính sách, kế hoạch, thiết chế là những công cụ để quản lý nhưng xét cho cùng không thể bằng vai trò bao trùm của luật.

- Luật là khuôn khổ pháp lý cho hoạt động QLC
Pháp luật định vị phạm vi hoạt động của quản lý công. Lĩnh vực nào qlc thực hiện, lĩnh vực nào xã hội hóa, lĩnh vực tư thực hiện.Tuy nhiên những khuôn khổ này không phải là bất biến mà thay đổi pháp triển theo sự pháp triển xã hội
- Luật là điều kiện, ràng buộc đối với toàn bộ quá trình thực hiện mục tiêu của QLC:

Mục tiêu hoạt động Ngành lĩnh vực nào luật cũng đều có những quy định điều chỉnh và quản lý công cũng vậy. quy định luật cụ thể  là những vấn đề để đạt tới mục tiêu. Luật là điều kiện  để ràng buộc đối với quá trình thực hiện mục tiêu của quản lý công.  

- Nguyên tắc hợp pháp là nguyên tắc tối cao của  QLC:

Trong hoạt động quản lý công phải dựa trên hành lang quy định của hiến pháp và pháp luật. Trong quan hệ quốc tế cũng như để đáp ứng nhu cầu pháp triển của từng thời kỳ và phù hợp với phong tục tập quán của từng vùng miền, đôi lúc pháp luật cũng có tính ngoại lệ.

- Luật bảo đảm tính thống nhất trong các hoạt  động QLC:

Để đảm bảo mục tiêu QLC được thống nhất thì các yếu tố cấu thành mục tiêu cũng phải thống nhất như tổ chức bộ máy (tính hệ thống, thực thi nhiệm vụ, quy chế làm việc), đều đảm bảo tính thống nhất theo pháp luật.  

- Chất lượng của luật ảnh hưởng đến động lực của những người tổ chức thực hiện QLC:

Nếu chất lượng của luật tốt thì sẽ tác động tốt đến người thực hiện quản lý công và ngược lại.

- Luật trong quản lý công là công cụ nâng cao  hiệu quả các công cụ quản lý khác của QLC.

Công cụ là phương tiện mà chủ thể quản lý công sử dụng để thực thi QLC. QLC sử dụng nhiều công cụ pháp luật, chính sách, kế hoạch, kinh tế, tài chính, phương tiện thong tin, thanh tra, kiểm tra…
Thông thương, Pháp luật thể chế các công cụ khác. Muốn cụ thể hóa các công cụ khác phải thông qua pháp luật

Pháp luật chính thức hóa về mặt pháp lý để các công cụ khác  có giá trị pháp lý  đối với những trường hợp cần phải quy định thành pháp luật. Công cụ khác nếu không có pháp luật thì không phát huy được sức mạnh của nó.  Để có tính mệnh lệnh và được đảm bảo bởi nhà nước.

Ngược lại các công cụ khác bổ sung, hỗ trợ cho luật Vì trong thực tế, luật không thể thay thế cho tất các các công cụ khác vì mỗi công cụ có vị trí và vai trò của mình.
Chẳng hạn: điều tiết thị trường ngoài thông qua công cụ điều tiết bằng tài chính thì điều quan trọng và hiệu quả hơn là những văn bản, quy định của nhà nước bắt buộc thị trường phải tuân thủ.

 

* Vai trò của luật được thể hiện qua những tác động của Luật trong QLC

- Luật tác động đến chủ thể quản lý công

Luật quy định về địa vị pháp lý của CQ QL, quy định về chức năng, NV, quyền hạn, cơ cấu TC, quy  định  về         mối quan  hệ          chấp  hành,  điều  hành,  phối hợp, quy định về cán bộ, công chức

- Luật tác động đến quy trình QLC:

Luật là căn cứ để xây dựng định hướng, quy  hoạch, kế hoạch quản lý. Luật là cơ sở quan trọng để TC thực hiện QLC. Luật là cơ sở để phối hợp các hoạt động. Luật là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh  trong toàn bộ quá trình quản lý. Luật là cơ sở để kiểm tra, đánh giá

- Luật tác động đến việc xác định  và thực hiện mục tiêu QLC:

Mục tiêu quản lý được xác định trong VBPL. Thực hiện mục tiêu quản lý bằng thủ tục,  trình tự luật định

- Luật tác động đến các công cụ QLC, quy định về các công cụ quản lý công,  trường hợp áp dụng

- Luật tác động đến các nguồn lực phục  vụ quản lý công:

Luật Tạo khuôn khổ pháp lý về ngân sách, tài chính, quy định về quản lý tài sản, quản lý tài chính,  ngân sách, quy định về quản lý nguồn nhân lực của quản  lý công

- Luật tạo khuôn khổ pháp lý cho  cải cách quản lý công:

Luật thể chế hoá nội dung cải cách quản lý công, tác động đến việc huy động nguồn lực trong cải cách  QLC, tác động đến việc bảo đảm sự thống nhất, phối hợp trong  cải cách QLC, tạo thiết chế giám sát, đánh giá cải cách QLC, tạo thiết chế để ghi nhận, củng cố kết quả cải cách QLC

 

* Vai trò của luật được thể hiện trong Các nội dung cơ bản của Luật trong QLC

- Khung pháp lý về các cơ quan HCNN như: địa vị pháp lý của Chính phủ,  Địa vị pháp lý của bộ, cơ quan ngang bộ, địa vị pháp lý của Ủy ban nhân dân, địa vị pháp lý của CQ chuyên môn thuộc  UBND

- Khung pháp lý về nhân sự trong CQ  công quyền như:
Phương thức làm những gì pháp luật cho phép, quyền, nghĩa vụ chung của CB, CC, viên chức; quyền, nghĩa vụ QĐ riêng cho từng loại của CB, CC, VC;

- Pháp luật về quản lý CB, CC, viên chức như: Chế độ tuyển dụng, chế độ sử dụng, chế độ quản lý

- Khung pháp lý về quan hệ giữa cơ quan  công quyền và nhân dân, tổ chức

Khung pháp lý quản lý các tổ chức như:
+Quy chế pháp lý quản lý các tổ chức
Các loại tổ chức xã hội: tổ chức chính trị; tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp; tổ chức tự quản; tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích và các dấu hiệu khác.

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội thể hiện:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong mối quan hệ với  cơ quan công quyền; Quan hệ pháp luật giữa cơ quan công quyền và các tổ chức

+ Quy chế pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài
- Các hình thức trách nhiệm pháp lý  trong QLC như:

Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức,  viên chức nhà nước; trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức,  viên chức nhà nước; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

- Khung pháp lý về pháp chế trong QLC như:

Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; hoạt động kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước; hoạt động xét xử của toà án nhân dân; hoạt động thanh tra; hoạt động giám sát từ cộng đồng xã hội; Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

 

* Vai trò của luật còn được thể hiện trong việc thực hiện pháp luật trong QLC

- QLC phải tuân thủ Các hình thức thực hiện pháp luật như:  Tuân thủ pháp luật; thi hành pháp luật; Sử dụng pháp luật; áp dụng pháp luật

QLC đảm bảo các Nguyên tắc thực hiện pháp luật trong QLC như: Nguyên tắc về tính hợp pháp;  nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và không phân biệt đối xử; nguyên tắc tương xứng; Nguyên tắc của thủ tục hành chính dựa trên các quy định của pháp luật

  

Lượt xem : 15569 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo