Trang chủ --> PHCN --> 10 phát minh y tế thay đổi cuộc sống con người
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

10 phát minh y tế thay đổi cuộc sống con người

(Tin Nóng) Trang tin Business Insider (Mỹ) vừa bình chọn 10 phát minh, công nghệ mới và dự án nghiên cứu tiên tiến nhất thế giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người. 1. Chi nhân tạo có cảm giác

1. Chi nhân tạo có cảm giác


Ảnh: Sandia National Laboratories

Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Sandia, một trong hai phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của Bộ Năng lượng Mỹ, đang nghiên cứu một loại nhựa y tế mới có khả năng tương tác với mô con người. Điều này đồng nghĩa với việc loại nhựa này có thể tương thích với dây thần kinh và cơ bắp.

Mục tiêu của Phòng Thí nghiệm Sandia là nhằm giúp người bị cụt tay chân có được các chi nhân tạo kết nối được với hệ thần kinh, giúp họ tăng độ chính xác và nhạy cảm trong việc điều khiển các chi giả này.

2. Kho dữ liệu chẩn đoán bệnh ung thư

Các công ty chăm sóc sức khỏe đang tận dụng Hadoop, một công nghệ lưu trữ dữ liệu cho phép các công ty tìm giải đáp cho các thắc mắc trong một kho thông tin khổng lồ. Điều này đặc biệt hữu dụng cho việc nghiên cứu ung thư, vì căn bệnh này khó chữa.


Ảnh: Wiki Commons

Tế bào ung thư biến đổi khác nhau đối với từng bệnh nhân và cũng phản ứng khác nhau đối với các loại thuốc, tùy thuộc cấu tạo gen di truyền của từng người. Vì vậy, các công ty đang nghiên cứu phương thức đặt thông tin về ADN của con người vào Hadoop để nhờ công nghệ này chẩn đoán xem phương pháp điều trị nào thích hợp nhất cho người bệnh.

Hiện có nhiều công ty y tế hàng đầu nước Mỹ sử dụng công nghệ này, như Crossbow, UNC-CH Lineberger Bioninformatics Group và Hadoop-BAM.

3. Kho dữ liệu cảnh báo tương tác thuốc khi dùng cùng lúc


Ảnh: statigr.am/emiliooooooo

Công ty lưu trữ dữ liệu Cloudera đã hợp tác với Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) để thiết lập một kho dữ liệu về sự tương tác lẫn nhau giữa các loại thuốc. Kho dữ liệu này cho phép dự đoán nguy cơ nào có thể xảy ra cho người bệnh nếu dùng nhiều loại thuốc cùng lúc.

Nếu một người dùng đồng thời nhiều loại dược phẩm khác nhau và chúng tương tác gây bất lợi cho nhau, thì sức khỏe người đó có thể tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là mất mạng.

4. Hệ thống kiểm soát chấn động não cho vận động viên

Chấn động não là một hiện tượng nguy hiểm cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và thiếu niên, những đối tượng mà cơ thể vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển.


Ảnh: Business Insider

Hơn 300.000 trường hợp bị chấn động não do chơi thể thao xảy ra tại Mỹ mỗi năm, theo thống kê của hãng chăm sóc sức khỏe vận động viên XLNTbrain-Sport (Mỹ).

Các chuyên gia nghiên cứu tại hãng này đã tạo ra một hệ thống kiểm soát chấn động não trực tuyến, cung cấp các tư vấn, bài kiểm tra chức năng não và báo cáo khẩn cấp về trường hợp chấn động não.

Hệ thống này còn được thiết kế dưới dạng ứng dụng di động, cho phép các huấn luyện viên tại các trường học nhận biết nhanh và xử lý đúng một trường hợp bị chấn động não.

5. Viên thuốc thông minh


Ảnh: Business Insider

Nuốt viên thuốc này vào, nó sẽ thu thập thông tin rồi truyền tín hiệu cho thiết bị nhận tín hiệu do người bệnh đeo trên người. Viên thuốc thông minh hiệu SmartPill này giúp bác sĩ nhận biết các vấn đề về ruột mà người bệnh đang mắc phải là lành tính hay ác tính.

Ngoài ra, SmartPill còn có thể đo nồng độ pH, áp suất và nhiệt độ bên trong dạ dày.

6. Máy in 3D ra các bộ phận cơ thể

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Heriot-Watt (Mỹ) đầu năm 2013 đã gây chấn động dư luận khi công bố họ đã in thành công các tế bào gốc, là loại tế bào cần thiết để tái tạo các bộ phận cơ thể.


Ảnh: Printrbot

Từ đây, các nhà nghiên cứu đã mường tượng ra việc dùng máy in 3D chế tạo các bộ phận cơ thể của con người từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp giải quyết được vấn đề nan giải của tự nhiên là việc cơ thể đào thải dị vật khi cấy ghép vào.

Họ cũng hy vọng sẽ xóa bỏ luôn việc hiến nội tạng.

7. Kính dò cảm xúc con người


Ảnh: Business Insider

Công ty 2AI Labs (Mỹ) đã công bố sản phẩm kính O2Amps, cho phép người đeo nhìn thấu luồng di chuyển oxy trong mạch máu dưới da, hay nói cách khác là giúp nhận biết rõ khi một người bị đỏ mặt hay tái mặt.

Các bác sĩ có thể dùng loại kính này để chẩn đoán bệnh chỉ thông qua việc quan sát bệnh nhân.

8. Khung robot giúp người tàn tật đi lại bình thường

Hãng Ekso Bionics (Mỹ) đã phát minh một khung xương robot, giúp người bị liệt hai chân đi lại bình thường mà không cần xe lăn.


Ảnh: Ekso Bionics

Khung xương Ekso là một thiết bị chạy bằng pin với cấu tạo là các động cơ và máy quét, có thiết kế ôm sát thân người dùng.

Thiết bị này có hai chế độ: người dùng nhấn vào một nút cho mỗi bước chân, hoặc thiết bị sẽ dò cử động của người dùng để nhận biết ý muốn di chuyển của người dùng để nó tự động bước đi.

9. Kính cho người mù

Bác sĩ Joseph Rizzo III và nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt và Tai Massachusetts đã tạo ra một loại kính thông minh hướng dẫn phương hướng cho người mù.


Bệnh viện Mắt và Tai Massachusetts (Mỹ)

Tương tự gậy dò đường, chiếc kính này sẽ rung lên để cảnh báo người đeo khi có chướng ngại vật trên đường đi.

Kính thông minh này có ba phần. Đầu tiên là camera ghi hình ảnh xung quanh người đeo và truyền hình ảnh này đến một bộ xử lý có khả năng định vị toàn cầu để nhận diện vật thể, người xung quanh hay bảng hiệu.

Các máy rung nhỏ xíu đặt gần thái dương và phần tiếp xúc phía sau tai người đeo sẽ rung lên để báo hiệu về chướng ngại vật hay khi cần chuyển hướng.

Cuối cùng là một tai nghe để truyền thông tin về mọi vật xung quanh cho người đeo.

10. Ống cấy ghép chống phình động mạch não


Ảnh: FDA

Điều trị chứng phình động mạch não thường bao gồm phẫu thuật với tính rủi ro cao. Tuy nhiên một thiết bị có tên gọi là Thiết bị chặn mạch máu (PED) có khả năng tạo ra đường máu thay thế cho động mạch bị tổn thương. Đây được xem là thiết bị điều trị chứng phình động mạch não có độ an toàn cao hơn nhiều so với phẫu thuật.

Thiết bị này có hình dạng như một cái ống và có thể cấy ghép vào não người bệnh.

PED có khả năng chuyển hướng mạch máu khỏi chỗ bị phình động mạch và nhờ đó, phần máu bị kẹt tại chỗ bị phình sẽ biến thành một cục máu đông và giúp ngăn chỗ phình bị vỡ ra.

Hoàng Uy

Hoàng Kim (theo Tinnong

Lượt xem : 19759 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo