Trang chủ --> Tin cộng đồng --> Chương trình từ thiện "Thương lắm Bạc Liêu" chia sẻ cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại Bạc Liêu
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Chương trình từ thiện "Thương lắm Bạc Liêu" chia sẻ cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại Bạc Liêu

Đã từng tham gia các chuyến từ thiện, đến nhiều nơi, chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh nhưng chưa nơi nào BANA lại thấy chạnh lòng nhiều như khi đến với Bạc Liêu.

Điểm đến đầu tiên là Trung tâm bảo trợ xã hội Bạc Liêu. Thoạt nhìn bên ngoài trông có vẻ rất tươm tất, nhưng khi vào bên trong mới thấy hết cái nghèo của cái trung tâm dành cho người nghèo này. Trung tâm có cái “vỏ” là mới, còn vật dụng sinh hoạt cho các cụ già cũng như cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn, nghèo nàn.

Giám đốc trung tâm, ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết: "Là một trung tâm do nhà nước bao cấp, tiền ăn, tiền sinh hoạt, thuốc men cho người già, khuyết tật… chỉ có 18 ngàn đồng / người nên hầu như kinh phí của trung tâm hết sức eo hẹp. Với các trung tâm bảo trợ xã hội khác, ngoài tiền bao cấp của nhà nước còn được nhận sự trợ giúp của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm. Nhưng với trung tâm này, ở vùng đất xa xôi, lại nghèo nên rất hiếm khi có các nhà hảo tâm, các đoàn từ thiện tìm đến. Vì thế, các cụ, các mẹ trong trung tâm phải khá chật vật trong sinh hoạt, thuốc men"

Cũng theo ông Hoàng, cái các cụ cần nhất là việc cải thiện bữa ăn hàng ngày và thuốc men. Các cụ rất cần tấm lòng của các nhà hảo tâm để có những bữa ăn tươi đủ chất nhằm cải thiện sức khỏe, cũng như thuốc men trị bệnh cho các cụ.

Rời Trung tâm bảo trợ xã hội, chúng tôi tiến hành khảo sát các hoàn cảnh khó khăn thuộc Hội người khuyết tật Thành phố Bạc Liêu. Chạnh lòng với Trung tâm bảo trợ xã hội Bạc Liêu bao nhiêu, chúng tôi càng rơi nước mắt trước hoàn cảnh bi thương của những người khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn bấy nhiêu.

Không ai có thể tin được đấy là nơi để một người bệnh an dưỡng, nó trông như một cái lồng chim hay cái chòi chăn vịt. Vậy mà ngày này qua ngày khác, chú Nguyễn Văn Trinh, 50 tuổi, bị bại liệt vì chứng teo cơ và nhiều chứng bệnh khác trong người phải ăn, ngủ, thậm chí tiểu tiện, đại tiện ngay trong đó.

Hoàn cảnh chú Trinh hết sức bi đát. Chú không họ hàng, vợ mất, con không có. Khi ngã bệnh, chú lê lết ngoài đường xin ăn, tối ngủ cảnh màn trời chiếu đất. Một người tốt bụng thương tình cất cho chú căn chòi bên trong khu nghĩa đĩa cầu Xáng để có chỗ tránh mưa tránh nắng. Hàng ngày, chuyện ăn uống chú đều trông chờ lòng tốt của những người chung quanh. Dù mới ở tuổi 50 nhưng trông chú chẳng khác gì cụ ông ngoài 80 tuổi.

Đến Hội người mù tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi không khỏi xót xa khi nghe kể về hoàn cảnh của hai anh em ruột Võ Quốc Anh 30 tuổi và Võ Quốc Em 28 tuổi (quê Xã Minh Diệu, Huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Cả hai anh em điều bị khiếm thị từ nhỏ, mồ côi cha mẹ, họ hàng nghèo. Hai anh em phải nương tựa tại hội người mù Bạc Liêu, được hội dạy nghề và làm việc để trang trải cuộc sống. Hay trường hợp ngoại Đỗ Thị Phấn, 82 tuổi, quê thuộc ấp Cái Tràm, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi. Hiện giờ hai mắt ngoại bị mù hẳn, nhà nghèo con cháu không nuôi nổi, cụ đến Hội người mù Bạc Liêu nương nhờ sống qua ngày.

Và còn rất rất nhiều hoàn cảnh thương tâm mà chúng tôi đã gặp trong chuyến khảo sát tại thành phố Bạc Liêu vừa qua.

Chị Giang Thị Diễm Hương (37 tuổi) sống cùng với mẹ, bị bại Liệt từ nhỏ, hiện tại 2 mẹ con phải sống thuê trong căn nhà do 1 nguời thương tình trợ cấp với giá chỉ với 150.000 đ/tháng. Hai mẹ con sống nhờ vào đồng tiền mà nguời mẹ mua vải vụn về may từng cái áo trẻ em, ghế nồi

Cô Lê Thị Hường (51 tuổi) hiện đang trú tại trường tiểu học F5 bỏ hoang, bị bại liệt, cuộc sống của cô phải nhờ vào chiếc xe lăn, hàng ngày phải ra chợ để xin tiền mua cơm ăn, ai cho gì ăn đó.

Trường hợp 2 mẹ con cụ Nguyễn Thị Hiền (79 tuổi) và cô Võ Thị Mỹ Lệ (49 tuổi) đều bị bại liệt và bị chứng bệnh động kinh. Hiện 2 mẹ con phải sống nhờ vào 1 người con út đi làm thuê để sống.

Sau khi tìm hiều thực tế các hoàn cảnh đáng thương tại Bạc Liêu, BANA quyết định sẽ phối hợp với Chùa Long Phước tổ chức chuyến công tác từ thiện về Bạc Liêu để nấu một bữa ăn ngon cho các cụ, các mẹ tại Trung tâm bảo trợ xã hội và trao 300 phần quà cho 300 trường hợp khuyết tật thương tâm tại thành phố Bạc Liêu.

 

Lượt xem : 70027 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo