Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> Mối quan hệ giữa môi trường và động cơ làm việc trong các tổ chức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mối quan hệ giữa môi trường và động cơ làm việc trong các tổ chức

III/ TẠO MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Mối quan hệ giữa môi trường và động cơ làm việc trong các tổ chức

Môi trường và động cơ làm việc trong các tổ chức có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau: môi trường là điều kiện làm nảy sinh nhu cầu và động cơ làm việc của cá nhân, là tiền đề quan trọng giúp cho mỗi cá nhân, tổ chức phát triển từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của họ và tổ chức. Ngược lại, động cơ làm việc của cá nhân, các sản phẩm hoạt động của cá nhân sẽ tác động, cải thiện và làm thay đổi môi trường.

a. Môi trường làm nảy sinh động cơ

Môi trường là cơ sở quan trọng để nảy sinh nhu cầu và động cơ của con người. Những tác động từ môi trường luôn đòi hỏi con người cần tiến hành và đa dạng hóa các hoạt động để không chỉ phản ánh nó mà còn cải tạo, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn ngày càng cao của họ.

 - Môi trường vĩ mô như môi trường xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật… tác động một cách trực tiếp đến sự phát triển của một đất nước, một cộng đồng xã hội và gián tiếp tới từng tổ chức, cá nhân. Việc xây dựng và điều chỉnh môi trường vĩ mô đều xuất phát từ nhu cầu của con người, của cộng đồng và xã hội, từ đó sẽ làm nảy sinh nhu cầu, động cơ và hoạt động mang tính chất vĩ mô như: sửa đổi hiến pháp, ban hành luật và sửa đổi luật, điều chỉnh chính sách… Đồng thời, môi trường vĩ mô còn mang tính quốc tế như: quy định của luật pháp quốc tế được vận dụng và thực hiện ở mỗi quốc gia thông qua quy định trong luật pháp của từng nước. Chẳng hạn như: luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, luật bảo vệ môi trường… Những quy định mang tính quốc tế sẽ giúp từng quốc gia đưa ra những thể chế, hành động và việc làm phù hợp với những cam kết.

 - Môi trường vi mô như môi trường trong gia đình, trong nhà trường, trong tổ chức/cơ quan… Đối với môi trường làm việc trong tổ chức/cơ quan bao gồm: các điều kiện về cơ sở vật chất, người lãnh đạo, mối quan hệ trong tổ chức, các chế độ, chính sách… sẽ tác động trực tiếp tới từng cá nhân. Môi trường trong tổ chức là tiền đề giúp cho mỗi cá nhân có vị trí và vị thế trong tổ chức, là môi trường giúp cá nhân thể hiện năng lực và hiệu quả làm việc. Môi trường trong tổ chức sẽ tác động trực tiếp tới việc làm nảy sinh nhu cầu và động cơ làm việc của cá nhân. Ngược lại, môi trường trong tổ chức cũng có thể làm cản trở những nhu cầu và động cơ của cá nhân.

Môi trường tổ chức thuận lợi sẽ giúp cá nhân có động cơ tích cực và làm việc sáng tạo; phát huy khả năng và hoàn thiện nhân cách, kỹ năng làm việc; xây dựng được các mối quan hệ phối hợp… Ngược lại, sẽ tác động tiêu cực tới cá nhân, tạo nên sự căng thẳng, bực bội và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân và tổ chức. Chẳng hạn, sự đánh giá thiếu công bằng trong tổ chức không những không thúc đẩy cá nhân hoạt động mà còn làm tổn thương, gây nên sự bất bình, chán nản, bất mãn đối những thành viên tích cực, làm việc có hiệu quả.

Môi trường vĩ mô và vi mô đều tác động tới nhu cầu và động cơ làm việc của con người. Sự tác động này tạo nên những hoạt động mang tính chất và phạm vi khác nhau nhưng đều ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động mang tính xã hội hay cá nhân cụ thể. Mối quan hệ giữa môi trường và động cơ là mối quan hệ mang tính tự nhiên vốn có trong sự vận động của các sự vật, hiện tượng.

Sự tác động từ môi trường vĩ mô hay vi mô đều ảnh hưởng tới cá nhân, xã hội và được biểu hiện ở:

 - Nhu cầu cá nhân/xã hội;

 - Nhận thức cá nhân/xã hội;

 - Cảm xúc cá nhân/cộng đồng;

 - Thái độ cá nhân/tập thể;

 - Hành động cá nhân/tập thể.

b. Động cơ làm biến đổi môi trường

Quá trình con người chịu tác động từ môi trường đã nảy sinh nhu cầu và động cơ làm việc. Thông qua quá trình này con người không những chịu sự tác động và ảnh hưởng từ môi trường mà còn tác động ngược lại nhằm cải tiến môi trường để đáp ứng và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của con người. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

 - Đối với môi trường tự nhiên: hiện nay nhiều hoạt động đã được nghiên cứu phục vụ nhu cầu của con người như: nghiên cứu các vụ nổ do va chạm các ngôi sao để thấy được mối liên hệ của sự tuyệt chủng nhiều sinh vật trên trái đất thời tiền sử, chế tạo ra các máy móc, phương tiện nhờ năng lượng mặt trời, gió… Tuy nhiên, nhiều hoạt động của con người hiện nay đã làm môi trường biến đổi theo hướng tiêu cực như sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người do nạn phá rừng, khí thải của các nhà máy, xí nghiệp…

 - Đối với môi trường xã hội: con người không chỉ chịu ảnh hưởng và sự tác động của những chế định, chuẩn mực và những mối quan hệ xã hội mà bản thân con người còn điều chỉnh, thay đổi nó cho phù hợp với nhận thức, nhu cầu của con người. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước với công dân trước đây là mối quan hệ “xin – cho” nhưng hiện nay đang tiến tới việc coi “công dân là khách hàng” thông qua các hình thức phục vụ ngày càng thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu của người dân.

Các cơ quan, tổ chức là một bộ phận trong cấu trúc xã hội, chính vì vậy ngoài việc chịu sự tác động, chi phối và ảnh hưởng tích cực, chưa tích cực từ môi trường thì mỗi tổ chức thông qua các hoạt động với những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau sẽ góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Thông qua quá trình hoạt động và hiệu quả hoạt động của mỗi tổ chức sẽ đề ra những kiến nghị, điều chỉnh các mối quan hệ, những chính sách, luật pháp cho phù hợp với nhu cầu của con người và xã hội. Chẳng hạn, điều chỉnh về mối quan hệ phối hợp thông qua các thông tư liên tịch để cùng thực hiện một công việc hay chính sách nào đó; điều chỉnh chế độ, chính sách tiền lương… Như vậy, từ nhu cầu và động cơ của cá nhân, tập thể trong tổ chức đã có nhiều hoạt động tích cực làm thay đổi môi trường làm việc, như luân chuyển cán bộ, công chức; đầu tư, nâng cấp điều kiện làm việc; thay đổi các chính sách đối với cán bộ, công chức.

c. Mối quan hệ, tác động giữa môi trường và động cơ làm việc của cán bộ, công chức trong khu vực công ở nước ta hiện nay

Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước là những người được tuyển dụng, phân công, bố trí vào những vị trí công việc khác nhau phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Họ là những người thay mặt Nhà nước thực thi quyền lực công. Mỗi cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ đều chịu sự tác động và ảnh hưởng từ môi trường trực tiếp bên trong tổ chức và môi trường gián tiếp từ bên ngoài tổ chức.

Môi trường bên trong tổ chức là tiền đề quan trọng giúp cán bộ, công chức thể hiện năng lực làm việc của mình, điều chỉnh các mối quan hệ và thái độ, hành vi ứng xử trong giao tiếp… Trong mỗi hoạt động của cán bộ, công chức, môi trường tổ chức đều có tác động tới động cơ làm việc của họ. Hiệu quả của mỗi hoạt động phụ thuộc không chỉ vào sự tác động của môi trường mà còn phụ thuộc vào bản thân cán bộ, công chức. Chính vì vậy, mối quan hệ tác động giữa môi trường và động cơ làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay là mối quan hệ tương hỗ hai chiều. Cán bộ, công chức có nhu cầu, động cơ và thái độ làm việc tích cực hay không ngoài mong muốn và nhu cầu từ bản thân thì đòi hỏi cùng với nó, cán bộ, công chức phải được làm việc trong một môi trường thuận lợi, tạo điều kiện và nuôi dưỡng những mong muốn và nguyện vọng của họ. Cán bộ, công chức làm việc trong một tổ chức có mối quan hệ thân thiện, nhận được sự quan tâm, động viên của người lãnh đạo, quản lý… sẽ có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, giúp họ vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc được giao. Đồng thời, thông qua quá trình thực thi công vụ, xử lý và giải quyết các vấn đề trong tổ chức, cán bộ, công chức là người sẽ đề xuất những kiến nghị, giải pháp giúp nhà lãnh đạo, quản lý có những thay đổi làm cho môi trường của tổ chức và các mối quan hệ phát triển hơn, đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và xã hội.

Đối với môi trường bên ngoài tổ chức, sự tác động gián tiếp của nó đối với động cơ làm việc của cán bộ, công chức sẽ được biểu hiện ở những tính chất và mức độ khác nhau, như tác động về nhận thức, tác động làm thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi và tác động hình thành dư luận. Tất cả những biểu hiện này đều có tính hai mặt đối với mỗi cán bộ, công chức. Thông qua các biểu hiện trong nhận thức, thái độ, hành vi, cảm xúc cán bộ, công chức sẽ góp phần làm thay đổi, cải biến môi trường bên ngoài tổ chức, như tham gia phản biện chính sách, tham gia sửa đổi pháp luật…

Mối quan hệgiữa môi trường và động cơlàm việc của cán bộ, công chức trong các cơquan hành chính nhà nước hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Trong thực tế, cán bộ, công chức thiếu động cơlàm việc, hiệu quảlàm việc thấp. Qua trao đổi, lãnh đạo của một sốbộcho biết: “trong các cơquan hành chính nhà nước chỉcó khoảng 30% cán bộ, công chức làm việc có hiệu quảcao, khoảng 30% kết quảlàm việc có mức độ, còn lại là không có sản phẩm gì cả” (ý kiến của ông Đinh Duy Hòa – Vụtrưởng VụCải cách hành chính – BộNội vụ). Nguyên nhân không chỉtừcác chính sách mang tính vĩ mô và còn từchính môi trường làm việc của tổchức, vai trò của người lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, các mối quan hệtrong tổchức, điều kiện làm việc… Vì vậy, việc nghiên cứu sựtác động của môi trường tới động cơlàm việc của cán bộ, công chức ởViệt Nam hiện nay là vấn đềquan trọng đểtừđó thấy được tác động và hiệu quảcủa nó nhưthếnào, ởmức độnào đối với tổchức, cá nhân…
 

  

Lượt xem : 2835 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo