Trang chủ --> QUẢN LÝ CÔNG --> Động cơ và các hình thức biểu hiện động cơ trong tổ chức
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Động cơ và các hình thức biểu hiện động cơ trong tổ chức

II/ ĐỘNG CƠ VÀ TẠO ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC TRONG KHU VỰC CÔNG

1. Động cơ và các hình thức biểu hiện động cơ trong tổ chức

a. Khái niệm động cơ

Khái niệm “động cơ” gắn liền với khái niệm “hoạt động”. Hoạt động của con người thường gắn với động cơ. Trong tâm lý học hiện đại, động cơ được hiểu là yếu tố cốt lõi bên trong của xu hướng cá nhân, động cơ bao giờ cũng gắn với một hoạt động nhất định, có giá trị thúc đẩy, định hướng cho hoạt động của cá nhân trong cuộc sống và trong công việc, được biểu hiện ở các hành vi ứng xử của con người đối với thế giới và với bản thân. Khi bàn về bản chất và ý nghĩa của động cơ, nhà tâm lý học A.N. Leonchiev đã chỉ rõ: “Hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ, bởi cái mà trong đó một nhu cầu này hay một nhu cầu khác được vật thể hóa. Động cơ có hai chức năng: chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động và chức năng tạo nhân cách”.

Động cơ chính là đối tượng kích thích hoạt động và hướng hoạt động về phía trước. Trên thực tế, bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều được tạo nên và được quy định bởi những động cơ. Các động cơ có liên hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và xét đến cùng quy định hành động của mỗi cá nhân. Trong những động cơ đó thì động cơ lớn thường là sợi chỉ đỏ có tác dụng khuyến khích, động viên, làm cho cuộc sống và hoạt động của con người mang một ý nghĩa nhất định. Trong khi đó những động cơ riêng lẻ (dựa trên những mục đích cụ thể) chỉ kích thích từng hành động cụ thể của con người mà thôi. Động cơ hoạt động của cá nhân và mục đích hoạt động của cá nhân vừa có những điểm tương đồng nhưng lại có những điểm khác biệt rõ nét. Động cơ là đối tượng (vật chất hay tinh thần) kích thích hoạt động, còn mục đích cũng là đối tượng nhưng nó có chức năng hướng dẫn hành động.

Nguồn gốc của các động cơ hoạt động ở mỗi cá nhân cũng như mỗi cán bộ, công chức được thấy rõ ở hệ thống nhu cầu của họ. Nhu cầu có vai trò kích thích hoạt động và hướng dẫn hoạt động của chủ thể, nhưng nhu cầu chỉ có thể hoàn thành được chức năng ấy với điều kiện là nhu cầu mang tính đối tượng. Đối tượng nhu cầu được cá nhân xác định càng cụ thể, rõ ràng thì càng nhanh chóng tạo nên động cơ thúc đẩy hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu ấy. Cơ chế tâm lý của việc hình thành động cơ hoạt động được hiểu như sau: khi nhu cầu bắt đầu xuất hiện thì con người cũng bắt đầu hướng sự nhận thức của mình vào việc tìm kiếm cách thỏa mãn nhu cầu; chuyển nhận thức đó trở thành mục tiêu (động cơ) hoạt động ở con người.

Động cơ hoạt động của cá nhân mang đậm tính chủ thể, là nội dung tâm lý cơ bản của bất kỳ loại hoạt động nào. Mỗi cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xã hội đều có những động cơ riêng. Cho nên, ở các cá nhân khác nhau, mặc dù cùng có những hành động giống nhau về hình thức nhưng mỗi hành động của họ lại bị chi phối bởi những động cơ khác nhau, thậm chí còn trái ngược với nhau và điều đó làm cho hành động của con người mang tính riêng biệt, độc đáo. Dưới ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống, phương thức làm việc của người lãnh đạo, quản lý công tác tư tưởng chính trị hay kinh nghiệm sống…, các động cơ của cá nhân có thể biến đổi, cải tạo và phát triển.

Tóm lại, động cơ làm việc là một yếu tố quan trọng chi phối và tác động mạnh đến thái độ, hiệu quả hoạt động ở con người khi tham gia vào các quá trình lao động, sản xuất. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước rất cần phải hiểu rõ vấn đề động cơ và biết cách tạo ra động cơ làm việc của cán bộ, công chức.

b. Biểu hiện của động cơ của cán bộ, công chức trong tổ chức

Tổ chức bộ máy nhà nước gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, tương ứng với các chức năng, nhiệm vụ quản lý của nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước gồm chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp. Cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương vừa mang tính chính trị, vừa có tính thứ bậc chặt chẽ. Trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức giữ vị trí quan trọng và là yếu tố không thể thiếu của nền hành chính nhà nước. Họ là chủ thể đồng thời là khách thể của nền hành chính nhà nước. Cán bộ, công chức là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào thực tiễn; là “bánh xe” giúp cho “cỗ máy hành chính nhà nước” có thể vận hành. Mọi tổ chức từ trung ương đến địa phương, dù thực hiệ bất kỳ một nhiệm vụ nào, lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp, đạt được sự thành công hay thất bại cũng đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, công chức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Thực tiễn cho thấy, chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức không chỉ phụ thuộc vào năng lực thực thi công vụ của họ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức công vụ, vào động cơ làm việc của họ. Động cơ làm việc của cán bộ, công chức được hiểu là sức mạnh bên trong thúc đẩy họ làm việc, chỉ đạo hành vi và làm gia tăng lòng quyết tâm, bền bỉ giành lấy mục tiêu mà họ đặt ra. Động cơ làm việc ở cán bộ, công chức được thấy rõ trong xu hướng hoạt động, ý thức trách nhiệm cững như tính tích cực hoạt động của họ đối với những chức năng, nhiệm vụ mà họ đảm nhiệm trong công việc. Những cán bộ, công chức có xu hướng hoạt đọng vì xã hội, vì tổ chức sẽ luôn đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của cá nhân, biết hy sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích chung của tập thể, và ngược lại.

Xu hướng hoạt động của các cá nhân nói chung cũng như cán bộ, công chức nói riêng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ý thức trách nhiệm và đạo đức ở mỗi người cũng như ở mỗi cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ của họ. Ý thức trách nhiệm của cá nhân được hiêu là một phẩm chất tâm lý quan trọng của con người trong việc tự quản bản thân. Cán bộ, công chức có động cơ làm việc đúng đắn sẽ thúc đẩy họ có ý thức trách nhiệm và luôn cố gắng cống hiến nhiều nhất vào công việc chung của tổ chức, tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần cao nhất. Tùy theo sự cống hiến mà mỗi cá nhân thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức làm cho họ luôn có thái độ tích cực trong công việc trên mọi khía cạnh như: vạch ra mục tiêu hành động, quyết tâm thực hiện kế hoạch, tích cực tìm ra những phương án tốt nhất cho hành động tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể.

Thực tiễn hiện nay, bên cạnh những công chức có ý thức, có động cơ tích cực trong hoạt động công vụ, còn một bộ phận không nhỏ công chức thiếu ý thức trách nhiệm, có động cơ vụ lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức làm thất thoát và ảnh hưởng tới lợi ích của tổ chức, cộng đồng, xã hội.

Nhìn chung, động cơlàm việc của cán bộ, công chức biểu hiện khá phức tạp. Chính vì vậy, việc xây dựng, cụthểhóa các mục tiêu của tổchức thành mục tiêu cá nhân đểtừđó tạo nên những động cơlàm việc đúng đắn là yếu tốquyết định nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của mỗi tổchức và của cảnền hành chính nhà nước hiện nay.
 

  

Lượt xem : 2191 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo