Trang chủ --> Gương sáng --> Trở thành tư vấn viên về gen
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Trở thành tư vấn viên về gen

Tôi là Ronit Avadia – hội viên từng nhận học bổng của Liên đoàn người mù Mỹ và tham gia ban lãnh đạo Hội Sinh viên mù - một ngành của liên đoàn vào năm 2004. Hiện tôi đang sống cùng chồng và con trai ở bang California. Tôi viết bài này nói về sự phấn đấu của bản thân khi trở thành một tư vấn y tế về gen.

Trước hết tôi muốn nói đôi nét về công việc của một tư vấn viên y tế về gen – đó là một người chuyên về y tế có nhiệm vụ cung cấp cho bệnh nhân biết các nguy cơ về bệnh liên quan đến di truyền với bệnh nhân và các thành viên trong gia đình. Tư vấn y tế về gen có 3 loại là tư vấn thai sản, tư vấn bệnh lý và tư vấn về ung thư. Tư vấn thai sản là cung cấp cho bệnh nhân có thai thông tin về các khiếm khuyết với thai nhi do gen gây ra, gợi ý cho họ thực hiện những cuộc trắc nghiệm cần thiết. Tư vấn bệnh lý tiến hành ở trẻ em chậm phát triển về trí tuệ và trẻ em có vấn đề về y tế liên quan tới gen. Tư vấn về gen liên quan tới ung thư là thẩm định xem thành viên trong gia đình  bệnh nhân có triệu chứng do gen gây ra bệnh này hay không, đồng thời gợi ý các cuộc trắc nghiệm cần thiết.

Tôi biết đến nghề tư vấn về  y tế khi còn học trung học, sau khi ra trường và làm việc, tôi quyết định sau này sẽ theo đuổi nghề này. Vào đại học, tôi học chuyên ngành về sinh thể học và tâm lý học để chuẩn bị thi bằng thạc sỹ tư vấn y tế về gen tại Đại học miền Tây Bắc nước Mỹ. Tôi luân phiên làm việc và thực tập ở nhiều bệnh viện, phòng khám khác nhau tại miền Nam California để trau dồi nghề nghiệp trong hai năm. Sau đó, tôi quyết định đợt nghỉ ngắn ở nhà để sinh và chăm sóc con trai.

Trải qua thực tế làm việc, tôi thấy nghề tư vấn viên y tế về gen không cần dùng đến thị giác mà chủ yếu là lắng nghe, trao đổi, phát hiện và suy nghĩ. Đôi lúc cũng có những phần công việc cần tới thị lực như đọc các tài liệu, thông tin của bệnh nhân cung cấp dưới dạng điện tử hay chữ thường trên giấy thì tôi dùng máy vi tính có sử dụng phần mềm đọc màn hình cùng với máy quét và chuyển đổi thành âm thanh để nghe. Từ các thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân và những thành viên trong gia đình, tôi phải biến chúng thành sơ đồ để kèm vào bệnh án. Để làm việc này, chồng tôi – một lập trình viên máy tính viết cho tôi một chương trình vẽ các hình tròn là ký hiệu giới tính nữ, ô vuông là ký hiệu cho giới tính nam trong gia đình và những gạch nối với nhau là để chỉ mối quan hệ giữa họ. Tôi dùng máy tính để vẽ hình còn phần lời miêu tả tóm tắt các bệnh về gen có trong gia đình thì máy tính và máy quét sẽ giúp tôi làm việc này. Sơ đồ và phần lời miêu tả tôi dùng máy tính in ra kèm vào hồ sơ bệnh nhân. Tuy nhiên, có khi những thông tin bệnh nhân cung cấp cho tôi bằng điện tử hay trên lập trình không chuẩn, các phương tiện trợ giúp không thể hoặc khó nhận dạng được thì tôi phải thuê người sáng đọc lại. Trong hai năm đầu tôi phải thuê người sáng làm việc này.

Nhưng có lẽ thách thức lớn nhất của tôi là luôn phải thuyết phục những người khác rằng một người mù như tôi vẫn có thể làm tốt công việc tư vấn về gen. Do có rất ít người mù làm việc trong ngành y tế, những người khác không tin về khả năng của người khuyết tật nói chung cũng như người mù nói riêng trong lĩnh vực này. Họ băn khoăn rằng tôi sử dụng máy tính như thế nào, những bệnh nhân phản ứng với tôi ra sao… Tôi cho rằng đây là điều tích cực, là dịp để tôi chứng minh cho họ một cách chi tiết và chân thực bằng hành động và hiệu quả công việc. Luôn phải chứng minh, thuyết phục đôi lúc tôi cũng cảm thấy mệt mỏi nhưng tôi tự nhắc mình không được nản lòng mà càng phải phấn đấu nhiều hơn, bình tĩnh và tự tin hơn trong công việc.

Làm việc ở một phòng khám khá đông bệnh nhân, mỗi ngày tôi tư vấn từ 12 đến 15 bệnh nhân – một con số không nhỏ với một tư vấn viên về gen. Để tăng sức mạnh cho mình không chùn bước trước khó khăn và theo đuổi nghề nghiệp, tôi luôn tâm niệm rằng: Mình có sự ủng hộ động viên của Liên đoàn Người mù Mỹ và không bao giờ được phép lãng quên lý do vì sao tôi lựa chọn công việc này. Đó là vì tôi yêu khoa học và muốn giúp mọi người biết tình hình bệnh tật của họ, đưa ra sự lựa chọn cần thiết dựa trên những thông tin đầy đủ, chính xác, khoa học. Một lý do nữa cũng không kém phần quan trọng là tôi luôn có một quyết tâm và mong muốn thực hiện thành công ước mơ của mình.

Lê Hồng Thủy – theo Tạp chí Braille Monitor số tháng 11/2012

 
 

Lượt xem : 25152 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo