Trang chủ --> Tin cộng đồng --> HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BÌNH THUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘI VIÊN
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

HỘI NGƯỜI MÙ TỈNH BÌNH THUẬN VỚI HOẠT ĐỘNG DẠY CHỮ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO HỘI VIÊN

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.

 

Toàn tỉnh có 10 huyện, thị, thành phố; trong đó, thành phố Phan Thiết là trung tâm của tỉnh, có 4 huyện miền núi là Đức Linh, Tánh Linh, Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc; 4 huyện thị đồng bằng ven biển là thị xã La Gi, huyện Hàm Tân, huyện Tuy Phong, huyện Hàm Thuận Nam và 1 huyện đảo là Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km.

Hơn 1.800 người mù trong tỉnh hầu hết phân bổ đều khắp các huyện, thị, thành phố với nhiều dân tộc, như: Kinh, Chăm, Ra-Glai, Hoa, K’Ho, Châu-Ro, … và nhiều tôn giáo như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Bà-la-môn, Bà-ni, …

Hội Người mù (HNM) tỉnh Bình Thuận được thành lập theo Quyết định số 741/CTUBBT ngày 04/4/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Trong các năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của HNM Việt Nam, của chính quyền các cấp; sự hỗ trợ của các Sở, Ban, Ngành và đặc biệt là sự giúp đỡ của HNM tỉnh Thừa Thiên Huế, HNM Tp.Hồ Chí Minh, HNM Tp.Cam Ranh và các Tỉnh, Thành hội trong cả nước; tổ chức Hội ở các cấp tiếp tục được thành lập, kiện toàn và củng cố, đội ngũ cán bộ các cấp Hội đoàn kết, thống nhất cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, đưa hoạt động Hội ngày một gắn chặt với nhu cầu của Hội viên, giúp cho người mù trong tỉnh có điều kiện vươn lên, chủ động hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động của Hội ngày càng được xã hội hóa sâu rộng, đời sống vật chất, tinh thần của Hội viên và người mù tỉnh nhà ngày càng được nâng lên, làm cho Hội viên và người mù trong tỉnh tin tưởng vào tổ chức Hội, góp phần thực hiện an sinh xã hội gắn liền với nhiệm vụ Nhà nước giao.

I/ Sơ lược về công tác tổ chức và phát triển Hội

Đến nay, tổng số tổ chức hội cấp huyện đã hình thành là 8/10 huyện, thị xã, thành phố với 96 chi hội và 1.579 hội viên/1.816 người mù.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

- Ở cấp tỉnh:

+ Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí: 1 Chủ tịch và 2 phó Chủ tịch.

+ Bộ phận văn phòng có 4 biên chế.

+ Câu Lạc bộ “Những người bạn của người mù” được UBND tỉnh Bình Thuận cho phép thành lập; có 70 thành viên ( những Doanh nhân, Mạnh Thường quân, nhà hảo tâm: là những người từ thiện), gồm: 1 Chủ nhiệm và 5 Phó Chủ nhiệm.

+ Ngoài ra, Tỉnh Hội hợp đồng thêm 2 nhân viên đảm nhiệm công tác cấp dưỡng và bảo vệ kiêm bán vé cho cơ sở xoa bóp – xông hơi tại Tỉnh hội.

- Ở cấp huyện, thị, thành hội: mỗi đơn vị có 2 thường trực và 1 biên chế cán bộ sáng. Các Chi hội ở xã, phường, thị trấn, được chính quyền địa phương cử cán bộ làm công tác tư vấn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp đối với tổ chức Hội.

II/ Về công tác dạy chữ, dạy nghề và tạo việc làm

Ngay từ đầu thành lập, Ban Thường vụ (BTV) tỉnh Hội xác định công tác dạy chữ, dạy nghề và tạo việc làm cho Hội viên và người mù tỉnh nhà là nhu cầu bức thiết và ưu tiên hàng đầu. Mặc dù HNM tỉnh Bình Thuận chưa có Trung tâm dạy chữ, dạy nghề, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí và nhân sự còn thiếu thốn; nhưng xuất phát từ nhu cầu bức thiết trên và tâm tư nguyện vọng của Hội viên, BTV tỉnh Hội quyết tâm thực hiện, bằng các việc làm cụ thể như sau:

1/ Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện

a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của Hội Người mù Việt Nam, của cấp ủy Đảng, của chính quyền địa phương các cấp, của các Sở Ban Nghành, Đoàn thể trong tỉnh và của các Tỉnh Thành hội trong nước.

 

- Có được sự thống nhất cao trong BTV và BCH Tỉnh hội; Sự gắn bó, tin tưởng của Hội viên vào tổ chức Hội; Sự nổ lực, đoàn kết của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị.

 

- Được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm và sự quan tâm của cộng đồng, xã hội.

b. Khó khăn:

- Kinh phí dạy nghề theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bình Thuận” thì lại không cấp kinh phí cho việc thuê mặt bằng giảng dạy, tiền ăn các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật và các chi phí khác liên quan. Vì vậy, Tỉnh hội phải dừng hoạt động cơ sở xoa bóp – xông hơi ở Hàm Tiến, sửa chữa, tu bổ lại để mở lớp dạy nghề làm Chổi đót và phải đi vận động các mạnh thường quân thì mới đủ kinh phí thực hiện.

 

- Để được UBND tỉnh cấp kinh phí dạy chữ, dạy nghề thì vào đầu Quý 3 hàng năm, Tỉnh hội phải đăng ký nhiệm vụ thực hiện trong năm sau, được các Sở Ban Ngành phụ trách thẩm định và được UBND tỉnh ra Quyết định giao nhiệm vụ, công việc cụ thể cho HNM tỉnh, kèm theo là kinh phí để thực hiện.

 

- Căn cứ nhu cầu thực tiễn của hội viên tại địa phương, Tỉnh hội phối hợp với Huyện hội Đức Linh tổ chức dạy nghề, dạy chữ tại cơ sở. Do khó khăn, thiếu thốn mọi mặt nên Tỉnh hội phải đi thuê nhà, thuê cấp dưỡng, thuê bảo vệ, .v.v. tại Đức Linh để mở 2 lớp dạy Chổi đót và dạy làm Nhang cho 20 hội viên.

 

- Huyện hội Đức Linh chủ động vận động và được Chùa Huệ Hưng cho mượn mặt bằng, nhà ở và tài trợ kinh phí tổ chức mở lớp học chữ Braille và học nghề làm chổi đót cho 13 hội viên.

 

- Diện tích trụ sở chật hẹp và thiếu kinh phí, nhưng BTV Tỉnh hội quyết tâm cơi nới, sửa chữa, tu bổ khoảng không gian trống bên trong trụ sở để tổ chức các lớp dạy chữ Braille, dạy nghề làm Nhang;

 

- Tận dụng Hội trường tỉnh Hội và phối hợp với trường ĐH Dân lập Văn Lang mở 3 lớp dạy vi tính cho 30 Hội viên; Duy trì thường xuyên lớp học tiếng Anh trong suốt 5 năm nay cho 35 hội viên đang lao động, học tập tại Tỉnh hội.

 

- Tuy không có kinh phí, nhưng tỉnh Hội vẫn mạnh dạn cử 2 hội viên học lớp giáo viên Tin học tại trường Đại học Dân lập Văn Lang từ nguồn vận động được.

 

Với hàng loạt các khó khăn, thiếu thốn, nhưng với nhu cầu bức thiết nói trên, BTV Tỉnh hội vẫn quyết tâm thực hiện và đạt được một số kết quả như sau:

2/ Về dạy chữ và tin học

 

- Dạy chữ nổi Braille: từ nguồn vận động và một phần kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, Tỉnh hội đã mở 6 lớp (M1, M2 và Bổ túc văn hóa) với hơn 200 hội viên, đến nay đã đọc thông viết thạo.

 

- Dạy Tin học: từ nguồn hỗ trợ của NSNN, của trường Đại học Văn Lang và từ nguồn vận động, đến nay có 2 hội viên là giáo viên dạy Tin học, 30hội viên được đào tạo trực tiếp tải Tỉnh hội và hơn 10 hội viên được đào tạo tại các trường, trung tâm khác đều đã sử dụng tốt Tin học căn bản và truy cập Internet thành thạo.

3/ Về dạy nghề

 

- Dạy nghề xoa bóp: phối hợp với trường Cao đẳng Y tế Bình Thuận,Cao đẳng Y tế Đồng Naivà một số lớp do TW Hội tổ chức, từ nguồn kinh phí vận động và một phần kinh phí hỗ trợ của TW Hội, đến nay có 78 hội viên có tay nghề xoa bóp thuần thục, trong đó có 26 hội viên đang làm việc tại cơ sở xoa bóp của Tỉnh hội, số còn lại đang làm việc tại các cơ sở xoa bóp trong và ngoài tỉnh.

 

- Dạy nghề làm Chổi đót và làm Nhang: từ nguồn kinh phí của Hội Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ Mồ côi Việt Nam, của Phòng Lao động, TB &XH thành phố Phan Thiếtvà nguồn vận động; HNM tỉnh không có giáo viên cơ hữu nên phải thuê giáo viên dạy nghề theo nhu cầu của từng lớp; đến nay có 40 hộiviên có tay nghề làm Nhang và 41hội viên có tay nghề làm Chổi đót.

- Trong năm nay, UBND tỉnh đã cấp kinh phí 57 triệu đồng để mở 1 lớp dạy nghề làm Nhang cho 10 hội viên.

4/ Về tạo việc làm

Với những khó khăn nêu trên, nhưng BTV Tỉnh hội xác định việc tạo việc làm cho người mù là việc quan trọng. Tỉnh hội đã mở 1 cơ sở xoa bóp – xông hơi tại trụ sở Hội trong năm 2007 và 1 cở sở ở số 56/1 Huỳnh Thúc Kháng, Hàm Tiến trong năm 2009. Cơ sở Xoa bóp - Xông hơi của Tỉnh hội tạo việc làm thường xuyên cho 26 hội viên với thu nhập bình quân 2.500.000 đồng/người/tháng.

Tóm lại, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, của HNM Việt Nam; sự quan tâm của UBND tỉnh, của các Sở Ban Ngành cùng với sự nỗ lực của cán bộ, hội viên, đã thúc đẩy cho hoạt động của Hội các cấp trong tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, như:hoạt động nghề xoa bóp phát triển mạnh, tạo việc làm và nâng cao đời sống Hội viên, …. Với nhiều biện pháp, giải pháp triển khai đồng bộ, có hiệu quả đã đưa tổ chức Hội ngày càng phát triển, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Hội viên. Cái được lớn nhất của tổ chức Hội trong những năm qua là đã làm thay đổi nhận thức của người mù, xóa được mặc cảm, tự ti, xây dựng được lòng tin, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho Hội viên nên đời sống tinh thần của người mù được nâng lên, đời sống vật chất của người mù được cải thiện rõ rệt, đồng thời góp phần thực hiện an sinh xã hội gắn liền với nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Lượt xem : 91514 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo