Trang chủ --> Xoa bóp --> Mô hình và các yếu tố cần thiết cho một dịch vụ tẩm quất người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Mô hình và các yếu tố cần thiết cho một dịch vụ tẩm quất người mù

1. Những mô hình hành nghề tẩm quất trên địa bàn thành phố Hà Nội:
      Trong hơn mười năm qua, cùng với sự phát triển rất năng động của nền kinh tế xã hội Thủ đô nói chung thì hoạt động của các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bồi bổ sức khỏe của người dân cũng phát triển theo, trong đó phải kể đến lĩnh vực hành nghề Tẩm quất hay Xoa bóp Tẩm quất của người khiếm thị. Theo số liệu báo cáo của Hội Người Mù Hà Nội thì hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 100 cơ sở của người khiếm thị làm dịch vụ Tẩm Quất, giải quyết việc làm và thu nhập tương đối ổn định cho khoảng trên 600 người mù. Các cơ sở được tổ chức theo 3 mô hình cơ bản như sau:

1.1 Mô hình dịch vụ thuộc sở hữu tập thể:

        Đây là những cơ sở dịch vụ tẩm quất do các trường, trung tâm của người khiếm thị, các tổ chức hội người mù đầu tư, thành lập và quản lý, điều hành. Đây là mô hình ra đời sớm nhất từ những năm 2000-2001, nó có vai trò đi đầu, đặt nền móng cho sự phát triển nghề tẩm quất. Mô hình này hiện chiếm khoảng 20% tổng số cơ sở trên địa bàn thành phố. Nguồn vốn đầu tư cho các cơ sở này được trích từ quỹ hội, hoặc xin hỗ trợ của chính quyền địa phương, hoặc từ nguồn tài trợ. Nhân viên là người khiếm thị trong thành phố đã có chứng chỉ nghề, một số cơ sở lớn còn thu hút thêm những người khiếm thị ngoại tỉnh. Địa điểm mở dịch vụ thường là trụ sở hội hoặc thuê mướn nhà dân. Nhân viên thường từ 3 đến 10 người. Phần lớn người lao động đều tạm trú và ăn ở tập trung tại cơ sở dịch vụ. Ban chấp hành hội mà đại diện là thường trực sẽ điều hành toàn bộ các hoạt động của dịch vụ, với nhiều phương thức quản lý khác nhau.
 

1.2 Mô hình tư nhân:

       Loại hình này hiện chiếm số đông. Khi những cơ sở đầu tiên gặt hái được những thành quả ban đầu mở ra triển vọng cho một ngành nghề mới, với động lực của một nền kinh tế thị trường cởi mở, nhiều người khiếm thị có tay nghề đã phối hợp với bạn đồng tật, mạnh dạn mở dịch vụ. Rất nhanh chóng mô hình kiểu này được nhân rộng. Chủ các cơ sở tự đầu tư thuê mướn mặt bằng và trang thiết bị để hành nghề. Có không ít người khiếm thị từ các địa phương khác cũng tìm về Thành phố mở cơ hội làm ăn. Mỗi cơ sở tập trung từ 3 đến 10 người cùng làm việc.
 

 

1.3Mô hình thành cá nhân độc lập:

      Một số người khiếm thị có tay nghề vững, đã tự tạo cho mình một lượng khách hàng quen thuộc, tự hành nghề một mình tại nhà hoặc đến phục vụ tận nhà của khách hàng.
 


2.Những thuận lợi khó khăn của từng mô hình:
 

       Những mô hình thuộc tập thể có thuận lợi về nguồn vốn đầu tư, một số cơ sở không mất phí thuê mặt bằng có tính ổn định lâu dài, các nguyên tắc hoạt động rõ ràng đảm bảo tính lành mạnh. Người lao động được hưởng nhiều khoản phúc lợi và được đảm bảo các quyền lợi khi có tranh chấp. tuy nhiên cũng có không ít yếu điểm như : tùy vào từng tổ chức mà cơ chế hoạt động nhiều khi cứng nhắc mang nặng tính hành chính.
 

        Bộ máy quản lý cồng kềnh thường dẫn đến thiếu sáng tạo, chậm đổi mới để kịp thích nghi với biến động của thị trường. Các cơ sở tư nhân ít chịu sự ràng buộc nên chủ động và linh hoạt hơn trong việc triển khai các hình thức kinh doanh cũng như tính cạnh tranh tính đổi mới sáng tạo để thích nghi với thị trường. tuy nhiên các cơ sở tư nhân hầu hết phải thuê mướn địa điểm khó đảm bảo sự ổn định lâu dài.
 

       Mô hình tư nhân hiện không chịu sự quản lý rõ ràng của một cơ quan hay chế tài nào nên dễ nảy sinh tiêu cực, đặc biệt với những chủ cơ sở chỉ quan tâm đến lợi nhuận. cũng do thiếu chế tài quản lý mà giữa các cơ sở tư nhân dễ có sự cạnh tranh không lành mạnh về nhân công và khách hàng. Người Lao động tại các cơ sở tư nhân dễ bị buông lỏng dẫn đến lệch lạc về lối sống cũng như ý thức trách nhiệm với nghề.
 

         Một số cơ sở có chủ là người sáng mắt thì càng khó kiểm soát, nguy cơ người lao động bị lạm dụng và hành nghề trá hình rất cao.
 

Cả 2 mô hình thuộc tập thể và tư nhân nêu trên đều có chung một nhược điểm là : do đặc thù của nghề và tình trạng thiếu nhân lực nên vấn đề cạnh tranh nhân công giữa các cơ sở tuy có vẻ âm thầm nhưng lại nảy sinh không ít hệ quả. Tiêu biểu có thể kể đến là tình trạng do thiếu nhân lực nên học nghề vội vàng qua loa, vừa học vừa làm, tay nghề không đồng đều, không chịu áp lực phải nâng cao, người lao động có tay nghề tốt dễ nảy sinh tư tưởng ích kỷ chỉ biết đòi hỏi quyền lợi, ý thức kỷ luật và tinh thần xây dựng kém. Người lao động thường bị gò bó ràng buộc với công việc, hầu hết không có chế độ nghỉ phép định kỳ, thiếu thời gian cho thư dãn, học tập, giải trí, nghỉ ngơi, khó tham gia
 

các sinh hoạt cộng đồng.
 

Với mô hình tự hành nghề cá thể độc lập thì người lao động không mất phí thuê địa điểm, chủ động trong công việc cũng như thời gian làm việc, thu nhập thường khá cao và ổn định. Tuy nhiên để hành nghề được theo hình thức này đòi hỏi người khiếm thị phải rất năng động trong sinh hoạt, giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ, khả năng di chuyển độc lập tốt, phải có kỹ năng sàng lọc khách hàng phòng tránh bị lạm dụng, xâm hại.

 


3.Những yếu tố cần và đủ để mở một dịch vụ tẩm quất.
 

3.1 Địa điểm: với các quận nội thành hoặc thị xã thì địa điểm thuận lợi để mở dịch vụ phải nằm ở mặt phố hoặc mặt ngõ rộng, dễ tìm kiếm, nơi dễ gây trú ý,nơi tập trung đông dân cư, con phố đó phải là nơi qua lại thường xuyên hoặc là trung tâm giải chí, ăn

uống của các đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.

Với các huyện ngoại thành thì nơi mở dịch vụ phải là trung tâm của các vùng lân cận nơi tập trung các hoạt động dịch vụ thương mại, các cơ sở sản xuất hoặc công ty nhà

máy. Cũng có thể là các làng nghề đông đúc có mức sống khá cao.
 

3.2 Cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc mở dịch vụ:

      Ngôi nhà được chọn để mở dịch vụ cần có không gian đặt hoặc treo biển hiệu của cơ sở, chỗ để xe an toàn cho khách. không gian phù hợp để tiếp khách trong lúc chờ đợi. các phòng riêng biệt với tiêu chuẩn về diện tích, vệ sinh, ngăn nắp, đủ để làm tẩm quất. tốt nhất là 2-3 phòng có dành riêng cho khách nam, khách nữ. phòng dành riêng

cho việc sinh hoạt, nấu ăn và nghỉ ngơi cho nhân viên.Tuy nhiên trên thực tế hiện nay thì rất ít cơ sở đạt được đầy đủ các yêu cầu về cơ sở hạ tầng cần thiết nêu trên.
3.3 Những yêu cầu về không gian, trang thiết bị, công trình phụ trợ cho một phòng tẩm quất.
      Tùy từng điều kiện mà phòng tẩm quất có thể có diện tích khác nhau nhưng mỗi giường cần có diện tích sử dụng tối thiểu từ 3 mét vuông trở lên. Kích cỡ và kiểu dáng giường hiện nay cũng rất đa dạng khó xác định đâu là tiêu chuẩn. kích cỡ có thể tham

khảo là cao từ 60-75, rộng từ 65-80, dài từ 190-220 cm. Trong phòng cần trang bị đầy đủ ga rải giường thay đổi mỗi lượt khách, gối đầu, khăn đắp hợp vệ sinh, rèm che giữa các giường, có tủ để đồ như ga gối khăn và cất đồ cho khách. Phòng tẩm quất cần được lắp điều hòa 2 chiều, quạt trần hoặc quạt treo tường đủ mát cho các giường, mỗi giường

cần có mắc treo quần áo cho khách.

       Các công trình phụ trợ cần thiết gồm phòng vệ sinh, phòng tắm đảm bảo sạch sẽ, tiện dụng, phòng xông hơi lắp đặt đúng theo quy chuẩn.thực tế hiện nay chỉ có khoảng

30% các cơ sở đáp ứng tương đối đầy đủ các yếu tố kể trên.
 

3.4 Tạo tâm lý tốt cho khách hàng:

     Để khách hàng có ấn tượng tốt và đầy đủ thông tin về dịch vụ cần có những yếu tố sau: tất cả những nơi khách tiếp xúc cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp. nhân viên ăn mặc gọn gàng, kín đáo, nên có đồng phục, thái độ nhã nhặn, chu đáo. Nơi tiếp khách nên có đủ bàn ghế, trà nước, tivi loa đài phục vụ nghe nhìn. Có thể trang bị kệ sách báo cập nhật hàng ngày. Có bảng giá dịch vụ, bảng giới thiệu về dịch vụ như :

phương pháp hành nghề, tiêu chí phục vụ.

       Để khách hàng biết và tìm đến dịch vụ có khá nhiều cách tuyên truyền quảng cáo, nhưng phổ thông hơn cả vẫn là chọn vị trí thuận lợi đặt biển hiệu, biển chỉ dẫn, rải tờ rơi. Nhưng cốt lõi vẫn là chất lượng phục vụ để hữu xạ tự nhiên hương và tiếng lành đồn xa.

 

Nguyễn Anh Hùng Chủ Tịch Hội người mù Huyện Mê Linh, Hà Nội

Lượt xem : 396445 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo