Trang chủ --> Những kiến thức chung về máy tính cho người mù --> Người mù làm quen với bàn phím máy tính
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Người mù làm quen với bàn phím máy tính

 

Bàn phím máy tính dùng để nhập các dòng lệnh, các dữ liệu (các số và các ký tự ). Bàn phím máy tính được chia thành 4 vùng làm việc

Gọi là 4 vùng bàn phím cơ bản: Vùng bàn phím chữ, vùng bàn phím chức năng, vùng bàn phím di chuyển và vùng bàn phím số.

 

  • Vùng phím chữ

Vùng bàn phím chữ là vùng bàn phím có nhiều phím nhất nằm ở dưới bên trái bàn phím .

            Vùng bàn phím chữ có 62 phím được sắp xếp thành 5 dòng . Thứ tự được tính từ dưới lên.

  1. dòng chuẩn (dòng khởi hành):

aTên, vị trí và đặc điểm của các phím

      - Tên, vị trí của các phím:

      Dòng chuẩn là dòng 3 của vùng phím chữ. Dòng chuẩn có 13 phím, tính từ trái qua phải lần lượt là các phím sau:

Caps Lock a  s  d  f  g  h  j  k  l  ; và :  ‘ và “  enter             

            - Đặc điểm các phím dòng chuẩn:

            + Phím đầu tiên và phím cuối cùng có kích thước dài gần gấp đôi các phím còn lại, trong đó phím enter thường là hình góc vuông .

            + Phím f và j có 1  chấm nổi ở giữa tâm phím dùng để làm chuẩn khi đặt tay.

bCách đặt tay và chuyển tay trên dòng chuẩn

            - Cách đặt tay:

            Các ngón tay của hai bàn tay đặt lần lượt trên các phím:

            + Tay trái: ngón út đặt ở chữ a, ngón nhẫn đặt ở chữ s, ngón giữa đặt ở chữ d, ngón trỏ đặt ở chữ f.

+ Tay phải: ngón trỏ đặt ở chữ j, ngón giữa đặt ở chữ k, ngón đeo nhẫn đặt ở chữ l, ngón út đặt ở dấu chấm phẩy.

            Yêu cầu: Các vân ngón tay đặt ở tâm của phím, đầu ngón tay hơi dựng đứng, lòng bàn tay hơi khum và gốc bàn tay không được chạm vào mặt bàn phím.

            - Cách chuyển tay để gõ trên dòng chuẩn:

            Ngón tay đặt ở phím nào thì gõ ở phím đó.Ví dụ: ngón út tay trái gõ chữ a, ngón nhẫn tay trái gõ chữ s…

            Riêng ngón út và ngón trỏ của từng tay còn phải đảm nhiệm thêm các phím gần cạnh. Ví dụ: Ngón út tay trái gõ chữ a và gõ cả phím bên cạnh là phím Caps Lock, ngón trỏ tay trái gõ chữ f và gõ thêm phím bên cạnh là chữ g.

            - Yêu cầu: gõ từng ngón ((không được gõ nhiều ngón cùng một lúc). Ngón gõ phải dứt khoát, nhẹ nhàng, chính xác, không lên gân, các ngón khác hơi nhấc lên hoặc để là là trên mặt phím. Khi ngón út và ngón trỏ gõ các phím gần cạnh thì các ngón còn lại phải giữ nguyên thế ngón tay để ngón tay gõ  đưa sang gõ phím gần cạnh .

  1. Các dòng còn lại trên vùng phím chữ
  2. Tên, vị trí và đặc điểm của các phím
    • Dòng 4 (dòng liền trên dòng chuẩn):

+  Tên, vị trí các phím:

  • Dòng 4 của vùng phím chữ có 13 phím. Tính từ trái qua phải lần lượt là các phím:

Tab  q  w  e  r  t  y  u  I  o  p  mở ngoặc vuông và mở ngoặc móc  đóng ngoặc vuông và đóng ngoặc móc 

Lưu ý cuối dòng có thể có một phần phím enter của dòng chuẩn.

            + Đặc điểm của các phím:

            Các phím dòng 4 nằm liền trên hơi lệch về phía trái của các phím dòng chuẩn . Trong đó phím tab có kích thước dài gấp đôi các phím còn lại. 

  • Dòng 2 (dòng liền dưới dòng chuẩn):
  • + Tên, vị trí các phím:
  • Dòng 2 của vùng phím chữ có 12 phím. Tính từ trái qua phải lần lượt là các phím:

Shift  z  x  c  v  b  n  m  phẩy và nhỏ hơn  chấm và lớn hơn  trên và ?  shift

            + Đặc điểm của các phím:

                        Các phím dòng 2 nằm liền dưới hơi lệch về phía phải của các phím dòng chuẩn . Trong đó có 2 phím shift  nằm ở đầu và cuối của dòng phím , có kích thước dài gần gấp đôi các phím còn lại.

  • Dòng 5 (dòng trên cùng của vùng phím chữ):
  • + Tên, vị trí các phím:
  • Dòng 5 của vùng phím chữ có 15 phím. Tính từ trái qua phải lần lượt là các phím:

Grawv (dấu báo chữ) và dấu  á  1  và dấu chấm than  2 và dấu a còng  3 và dấu báo số  4 và ký hiệu đô la  5 và dấu phần trăm  6 và dấu mũ  7 và ký hiệu và  8 và dấu sao  9 và dấu mở ngoặc đơn  0 và dấu đóng ngoặc đơn  dấu gạch nối (dấu gạch giữa) và dấu gạch chân (gạch liền)   dấu bằng và dấu cộng  dấu chéo ngược và dấu gạch đứng 

            + Đặc điểm của các phím:

            Dòng 5 là dòng có nhiều phím nhất của vùng phím chữ và có kích thước bằng nhau. Có một số bàn phím phím chéo ngược  nằm ở cuối dòng 4 nên phím BackSpace có kích thước dài gần gấp đôi các phím còn lại.

- Dòng 1 (dòng dưới cùng của vùng phím chữ):

  • + Tên, vị trí các phím:
  • Dòng 1 của vùng phím chữ có 8 phím. Tính từ trái qua phải lần lượt là các phím:

Ctrl  Windows  All   SpaceBar  All  Windows   Application  Ctrl  

            + Đặc điểm của các phím:

            Phím SpaceBar có kích thước dài nhất của bàn phím (Dài tương đương với khoảng 5 phím khác – từ chữ x đến dấu phẩy)

  1. Cách đặt tay và chuyển tay trên các dòng của vùng phím chữ

- Cách đặt tay: Các ngón tay đặt ở dòng chuẩn. Hai ngón tay cái đặt ở phím SpaceBar.

- Cách chuyển tay và gõ:

+ Từ vị trí đặt tay ở dòng chuẩn, ta với các ngón tay lên xuống để gõ các phím thẳng cột với nó. Ví dụ: ngón út tay trái gõ phím a và gõ thêm các phím z q 1 ….

                        + Ngón út và ngón trỏ của từng tay với lên xuống, sang trái, sang phải để gõ các phím của cột liền kề với cột mà nó làm chuẩn. Ví dụ: ngón út tay trái gõ thêm các phím Ctrl, shift, Capslock, tab, Grawv.

            + Ngón cái gõ phím SpaceBar.

            Yêu cầu: gõ từng ngón ((không được gõ nhiều ngón cùng một lúc). Ngón gõ phải dứt khoát, nhẹ nhàng, chính xác, không lên gân, các ngón khác hơi nhấc lên hoặc để là là trên mặt phím. Khi gõ các dòng còn lại của vùng phím chữ thì ngón trỏ của hai tay phải giữ ở  phím f và j làm chuẩn .

 

II-  Vùng phím chức năng

  1. Tên, vị trí các phím:

Vùng phím chức năng là vùng phím nằm trên vùng phím chữ (dòng phím trên cùng của bàn phím) gồm có 15 phím được sắp xếp từ trái qua phải lần lượt là các phím:

  • Esc,F1, F2, F3, F4. F5, F6, F7, F8. F9, F10, F11, F12. Print Screen sysRq, Scroll Lock, Pause Break.

      Lưu ý: Có một số bàn phím thì các phím Print Screen sysRq, Scroll Lock, Pause Break.nằm trên cùng vùng phím di chuyển và thay thế bằng các phím: Wake Up, Sleeep, Powe.

2.  Đặc điểm các phím:

Các phím chức năng có kích thước giống nhau và được chia thành 5 nhóm:

 

  1. II- Vùng bàn phím di chuyển
    1. Tên, vị trí các phím:

Vùng phím di chuyển nằm ở bên phải vùng phím chữ có 10 phím được sắp xếp thành 4 dòng được tính từ dưới lên lần lượt là:

      - Dòng 1: Có 3 phím tính từ trái qua phải lần lượt là các phím: Mũi tên trái, mũi tên xuống và mũi tên phải.

      - Dòng 2 có 1 phím nằm trên phím mũi tên xuống là phím mũi tên lên.

      - Dòng 3 có 3 phím tính từ trái qua phải lần lượt là các phím: Delete, End, Page Up

      Dòng 4 có 3 phím tính từ trái qua phải lần lượt là các phím: Insert, Home, PageDown. 

  1. Đặc điểm của các phím:

Vùng bàn phím di chuyển được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 gồm dòng 1 và 2, nhóm 2 gồm dòng 3 và 4.

  1. Cách đặt tay và gõ trên vùng bàn phím di chuyển:
  2. Cách đặt tay:

Nếu gõ các phím ở nhóm 1 thì đặt tay ở dòng 1, nếu gõ các phím ở nhóm 2 thì đặt tay ở dòng 3.

            B. Cách gõ:

Gõ tương tự như khi gõ ở vùng phím chữ.

 

 IV -  Vùng bàn phím số

1Tên, vị trí các phím:

      Vùng phím số nằm ở bên phải bàn  phím có 17 phím chia thành 5 dòng tính từ dưới lên lần lượt là cac dòng

      - Dòng 1 có 3 phím là 0 và Ins  dấu chấm và Delete  Enter

      - Dòng 2 có 3 phím là 1 và End  2 và mũi tên xuống  3 và PageDown 

      - Dòng 3 có 4 phím là: 4 và mũi tên trái  5  6 và mũi tên phải  dấu cộng

      - Dòng 4 có 3 phím là 7 và Home  8 và mũi tên lên  9 và PageUp 

      - Dòng 5 có 4 phím là Numlock  dấu chia  dấu nhân  dấu trừ

2Đặc điểm của các phím:

      Phím Num0 có kích thước dài gấp đôi các phím khác. Phím enter và phím + có kích thước cao gấp đôi các phím khác. Phím Num5 có một chấm nổi là phím làm chuẩn khi đặt tay đ

      3. Cách đặt tay và gõ trên vùng bàn phím số:

      a) Cách đặt tay:

      Các ngón tay đặt ở dòng 3 (dòng chuẩn): ngón trỏ đạt ở số 4, ngón giữa đặt ở số 5, ngón đeo nhẫn đặt ở số 6 và ngón út đặt ở dấu cộng.

      b) cách gõ:

Gõ tương tự như khi gõ ở vùng bàn phím chữ.

 

      V. Tác dụng của các vùng bàn phím:

      1. Tác dụng các phím chữ (Trong vùng bàn phím chữ Dùng để nhập các chữ cái từ a đến z vàcác dấu thanh, dấu câu trong soạn thảo văn bản. ngoài ra khi kết hợp với các phím chức năng khắc để làm thành các phím tắt mở đóng các chương trình hay các ứng dụng trong các chương trình. Ví dụ: Nhấn tổ hợp 3 phím Ctrl +Alt +n để mở chương trình NĐC. Nhấn Ctrl +w để đóng chương trình. Nhấn Alt +O để mở menu Option trong chương trình Jaws….

  1. Tác dụng của các phím chức năng:

Các phím chức năng nằm rải rác ở các vùng bàn phím có tác dụng tùy theo chương trình cài đặt.

  1. Các phím chức năng trên vùng bàn phím chữ:

            Phím tab dùng để lùi con trỏ vào 5 ký tự trong soạn thảo văn bản hoặc di chuyển tới các mục trong hộp thoại.

Phím Caps Lock: để chuyển đổi giữa hai chế độ viết hoa (Caps Lock on) và viết thường (Caps Lock of)

            Phím shift: Giữ phím shift và nhấn các phím chữ cái từ a đến z ta được các chữ cái viết hoa, Khi giữ phím shift và nhấn cac phím số hoặc các phím dấu trên vùng phím chữ ta được giá trị trên của phím đó. Ví dụ: giữ phím shift và nhấn số 1 ta được dấu chấm than, giữ phím shift và nhấn phím dấu phẩy ta được dấu nhỏ hơn…. 

phím Ctrl dùng để tạm ngưng dọng đọc của Jaws.

Phím Windows dùng để mở Start menu.

Phím all để mở thanh menu.

Ngoài ra, các phím Ctrl, Windows, Alt khi kết hợp với các phím khác có tác dụng tùy theo chương trình cài đặt. 

Phím Application dùng để mở menu ngữ cảnh.

Phím SpaceBar dùng để cách ô trong soạn thảo văn bản hoặc để kích hoạt hay mở một tùy chọn nào đó.…

 Phím enter: để xuống dòng trong soạn thảo văn bản hoặc để kích hoạt hay mở một tùy chọn nào đó.

  • Phím BackSpace: dùng để xóa ký tự bên trái con trỏ trong soạn thảo văn bản (xóa lùi).

b) Các phím chức năng trong vùng phím chức năng có tác dụng tùy theo chương trình cài đặt. Ví dụ: Phím Esc: Dùng để thoát ra khỏi một menu con. Phím F1: để mở hộp thoại thông tin giúp đỡ của chương trình Jaws hay NĐC. F2 để đổi tên thư mục hoặc file trong chương trình Windows Explorer… 

c) Các phím chức năng trong vùng bàn phím di chuyển:

            Phím insert để thay đổi giữa 2 chế độ chèn đè trong soạn thảo văn bản.

      Phím Delete dùng để xóa ký tự bên phải con trỏ trong soạn thảo văn bản hay được dùng để xóa thư mục hoặc file.

      d) Các phím chức năng trong vùng bàn phím số:

      Phím Numlock ở chế độ  on (bật), Các phím của vùng phím số dùng để nhập các số hoặc các phép tính .

      Còn phím Numlock ở chế độ off (tắt) thì các phím của vùng phím số dùng để sử dụng các chức năng của chương trình Jaws như phím dấu cộng để chuyển về con trỏ PC, phím dấu trừ để chuyển về con trỏ Jaws, dấu nhân là chuột phải, dấu chia là chuột trái. 

Delete dùng để xóa Ký tự bên phải con trỏ trong soạn thảo văn bản; xóa thư mục hoặc file trong Windows Explorer. 

3Tác dụng của các phím di chuyển (trong vùng bàn phím di chuyển):

Các phím mũi tên, phím home, end, PaGeUp, PageDowN là dùng để di chuyển theo nhiều mức độ trong các vùng của văn bản hay di chuyển giữa các mục trong phần danh sách.

4Tác dụng của các phím số:

            Các phím số nằm ở vùng bàn phím số và ở dòng 5 của vùng bàn phím chữ dùng để nhập các chữ số hoặc nhập các phép tính trong vùng soạn thảo văn bản.

 

      VI- Luyện gõ bàn phím trên chương trình NĐCKey:

            1. Mở và đóng chương trình NĐCKey:

            a) Mở chương trình:

            - Cách 1: Nhấn Windows +m để vào màn hình nền Destop, nhấn chữ n cho đến khi nghe Jaws đọc tên chương  trình NĐCKey rồi nhấn enter.

            Cách 2: Nhấn phím tắt của chương trình (nếu trước đó người cài đặt chương trình đã đặt phím tắt)

            b) Đóng chương trình:

Nhấn all +F4 để đóng chương trình.

2. Cách sử dụng:

  • Khi chương trình mở ra, sẽ có dòng thông báo “nhấn enter để bắt đầu” bạn nhấn enter.

- Tiếp tục có dòng thông báo “nhập bài tập từ 1 đến 40” bạn gõ số bài tập sẽ luyện trên bàn phím rồi nhấn enter. Ví dụ: nhấn số 1 (lúc đầu mới luyện bàn phím thường luyện từ bài 1) rồi nhấn Enter.

            - Chương trình sẽ lần lượt đọc tên chữ cái để gõ. Nếu gõ đúng chương trình sẽ đọc tiếp chữ tiếp theo. Nếu gõ sai chương trình sẽ đọc lại chữ đó để gõ lại.

            - Khi gõ hết một bài, chương trình sẽ thông báo “Bạn có muốn qua bài kế không?”. Nếu đồng ý nhấn enter để tiếp tục,

nếu quay lại bài vừa luyện nhấn Esc.  quay lại đầu chương trình: nhấn F1. Chuyển sang bài kế tiếp: nhấn F2.

 

Như vậy, bạn đã nghiên cứu khái quát về máy tính, đơn vị thông tin, các khái niệm về phần mềm, phần cứng, hệ điều hành, các phần mềm ứng dụng đặc biệt  là nguyên tắc cấu tạo của máy tính cá nhân (PC). Bộ vi sử lý Ram, Rom, các thiết bị lưu trữ thông tin, các thiết bị vào ra cơ bản. bạn còn tìm hiểu về Cách khởi động, tắt máy và làm quen với bàn phím máy tính.

Để học được các phần mềm phục vụ cho công việc của mình, bạn nên dành thời gian tìm hiểu phần này, có như vậy bạn mới làm chủ được máy tính của mình.

 

 

Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù- Hội người mù Việt nam

  

Lượt xem : 1451 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo