Trang chủ --> Những kiến thức chung về máy tính cho người mù --> Phần mềm máy tính của người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phần mềm máy tính của người mù

 

 1. Khái niệm về phần mềm

Các chương trình chạy trên máy tính gọi là phần mềm.

Các chương trình này do các nhà lập trình viết mà chúng ta không thể sờ trực tiếp được. Ví dụ: chương trình NDC, Jaws, Windowws media…

2Hệ điều hành

            a) Khái niệm:

Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính.

Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa  người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng.

Thuật ngữ "hệ điều hành" được dùng gần đây chỉ tới một phần mềm cần thiết để người dùng quản lý hệ thống và chạy các phần mềm ứng dụng khác trên hệ thống. Nó không chỉ có nghĩa là "phần lõi" tương tác trực tiếp với phần cứng mà còn cả các thư viện cần thiết để các chương trình quản lý và điều chỉnh hệ thống.

Cấp thấp nhất của hệ điều hành là phần lõi (còn gọi là nhân), lớp phần mềm đầu tiên được tải vào hệ thống khi khởi động. Các phần mềm được tải tiếp theo phụ thuộc vào nó sẽ cung cấp các dịch vụ cốt lõi cho hệ thống. Những dịch vụ phổ biến là truy xuất đĩa, quản lý bộ nhớ, định thời, và truy xuất tới thiết bị phần cứng

            b) Chức năng:

Theo nguyên tắc, hệ điều hành cần thỏa mãn hai chức năng chính yếu sau:

-- Quản lý chia sẻ tài nguyên:

Tài nguyên của hệ thống (CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi, ...) vốn rất giới hạn, nhưng trong các hệ thống đa nhiệm, nhiều người sử dụng có thể đồng thời yêu cầu nhiều tài nguyên. Để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chỉ với tài nguyên hữu hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, hệ điều hành cần phải có cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên.

Ngoài yêu cầu dùng chung tài nguyên để tiết kiệm chi phí, người sử dụng còn cần phải chia sẻ thông tin (tài nguyên phần mềm) lẫn nhau, khi đó hệ điều hành cần đảm bảo việc truy xuất đến các tài nguyên này là hợp lệ, không xảy ra tranh chấp, mất đồng nhất...

- Giả lập một máy tính mở rộng:

Hệ điều hành làm ẩn đi các chi tiết phần cứng, người sử dụng được cung cấp một giao diện đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng cụ thể.

Thực tế, ta có thể xem Hệ điều hành như là một hệ thống bao gồm nhiều máy tính trừu tượng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau, máy tính mức dưới phục vụ cho máy tính mức trên. Lớp trên cùng là giao diện trực quan nhất để chúng ta điều khiển.

Ngoài ra có thể chia chức năng của Hệ điều hành theo bốn chức năng sau : Quản lý quá trình (process management) Quản lý bộ nhớ (memory management) Quản

lý hệ thống lưu trữ (storage management) Giao tiếp với người dùng (user interaction)

c) Nhiệm vụ của hệ điều hành:

+ Điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng như bo mạch chủ, bo mạch đồ họa và bo mạch âm thanh,...

+ Thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như các thao tác đọc, viết tập tin, quản lý hệ thống tập tin (file system) và các kho dữ liệu.

+ Cung ứng một hệ thống giao diện sơ khai cho các ứng dụng thường là thông qua một hệ thống thư viện các hàm chuẩn để điều hành các phần cứng mà từ đó các ứng dụng có thể gọi tới.

+ Cung ứng một hệ thống lệnh cơ bản để điều hành máy. Các lệnh này gọi là lệnh hệ thống (system command).

+ Ngoài ra hệ điều hành, trong vài trường hợp, cũng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như chương trình duyệt Web, chương trình soạn thảo văn bản....

d) Các thành phần của hệ điều hành:

+ Hệ thống quản lý tiến trình

+ Hệ thống quản lý bộ nhớ

+ Hệ thống quản lý nhập xuất

+ Hệ thống quản lý tập tin

+ Hệ thống bảo vệ

+ Hệ thống dịch lệnh

+ Quản lý mạng

e) Phân loại hệ điều hành:

            Thông thường việc phân loại hệ điều hành được dựa trên các góc độ sau:

- Dưới góc độ loại máy tính hệ điều hành có:

+ Hệ điều hành dành cho máy MainFrame

+ Hệ điều hành dành cho máy Server

+ Hệ điều hành dành cho máy nhiều CPU

+ Hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC)

+ Hệ điều hành dành cho máy PDA (Embedded OS - hệ điều hành nhúng)

+ Hệ điều hành dành cho máy chuyên biệt

+ Hệ điều hành dành cho thẻ chíp (SmartCard)

- Thông thường dưới góc độ người sử dụng và số chương trình được sử dụng cùng lúc hệ điều hành được chia làm 3 loại:

+ Hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng

+ Hệ điều hành đa nhiệm một người dùng

+ Hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng

- Các hệ điều hành hiện đại:

Các hệ điều hành được sử dụng ngày nay trên các máy tính đa chức năng (như  máy tính cá nhân) chủ yếu gồm hai chủng loại: hệ điều hành  họ Unix và hệ điều hành họ Microsoft Windows. Các máy tính mẹ (Mainframe computer) và các hệ thống nhúng dùng nhiều loại hệ điều hành khác nhau, không phải là Unix hay Windows, nhưng cũng tương tự như Unix hay Windows.

 

  1. Giới thiệu một số phần mềm cài đặt trên máy tính:

Nói đến các phần mềm sử dụng trong máy tính thì có vô số mà đến nay không ai có thể ước lượng được, phần mềm mới được phát sinh ra nhiều đến nỗi có thể trong vài phút thì ở đâu đó trên thế giới đã xuất hiện thêm một phần mềm mới. Ở đây chỉ liệt kê các phần mềm thông dụng, được sử dụng nhiều trên các máy tính cá nhân

a) Phần mềm văn phòng thông dụng thường có:

- Microsoft Office (Bộ phần mềm văn phòng của hãng Microsoft):

+ Microsoft Office Word (dùng để Soạn thảo văn bản, nằm trong bộ Microsoft Office).

+ Microsoft Office Excel (Bảng tính, nằm trong bộ Microsoft Office)

+ Microsoft Office Outlook (hỗ trợ việc gửi và nhận thư điện tử)

+ Microsoft Office PowerPoint (thiết kế bài giảng trên máy tính)

b) Phần mềm Giải trí như chơi game, nghe nhạc, xử lý âm thanh

c)  Phần mềm xử lý đồ hoạ có:

+ Adobe Photoshop

+ 3D Studio Max

d) Phần mềm duyệt web thường có: Internet Explorer,  Mozilla Firefox

            e) Phần mềm diệt vi rút như: bkav, avasst, avg…

f)  Phần mềm kế toán

 g) Phần mềm lập trình

h) Các phần mềm hỗ trợ tiếng nói cho người mù như: NDC, Mata dictionary, calculator, jaws…

 

 

Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù- Hội người mù Việt nam

Lượt xem : 507 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo