Trang chủ --> Những kiến thức chung về máy tính cho người mù --> Phần cứng máy tính của người mù
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Phần cứng máy tính của người mù

 

1. Khái niệm về phần cứng.

Toàn bộ thiết bị cơ khí và điện tử của máy tính gọi là phần cứng.

  • Thiết bị cơ khí là tất cả những thiết bị (bộ phận) của máy tính mà chúng ta có thể trực tiếp cảm nhận được bằng cac giác quan. Ví dụ: màn hình, loa, bàn phím, chuột…
  • Thiết bị điện tử là những bảng mạch điện tử như gam, chip, mên…
  • Cấu trúc cơ bản của máy tính

a) Bo mạch chủ

Bo mạch chủ của máy tính trong tiếng Anh là motherboard hay mainboard và thường được nhiều người gọi tắt là: mobo, main.

- Trong các thiết bị điện tử Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Một cách tổng quát, nó là mạch điện chính của một hệ thống hay thiết bị điện tử. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó, thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn chi tiết về các thiết bị

+ Chipset cầu bắc cùng với chipset cầu nam sẽ quyết định sự tương thích của bo mạch chủ đối với các CPU

+ BIOS: Thiết bị vào/ra cơ sở, rất quan trọng trong mỗi bo mạch chủ, chúng có thể được thiết đặt các thông số làm việc của hệ thống. BIOS có thể được liên kết

hàn dán trực tiếp vào bo mạch chủ hoặc có thể được cắm trên một đế cắm để có thể tháo rời.

+ Các linh kiện, thiết bị khác: Hầu hết còn lại là linh kiện điện tử (giống như các linh kiện điện tử trong các bo mạch điện tử thông thường).

 

- Ý nghĩa các thông số trên mainboard:

Ví dụ mẫu: ASUS Intel 915GV P5GL-MX, Socket 775/ s/p 3.8Ghz/ Bus 800/ Sound& Vga, Lan onboard/PCI Express 16X/ Dual 4DDR400/ 3 PCI/ 4 SATA/ 8 USB 2.0. Trong đó:

ASUS Intel 915GV P5GL-MX, đơn giản, đây chỉ là tên của loại bo mạch chủ của hãng Asus.

s/p 3.8 GHz đó chính là tốc độ xung đồng hồ tối đa của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. loại mainboard này hỗ trợ VXL Prescott nên tốc độ

xung nhịp tối đa mà nó hỗ trợ là 3.8 Ghz.

PCI Express 16X là tên của loại khe cắm card màn hình mà bo mạch chủ. Khe PCI Express là loại khe cắm mới nhất, hỗ trợ tốc độ giao tiếp dữ liệu nhanh nhất

hiện nay giữa bo mạch chủ và Card màn hình. Con số 16X thể hiện một cách tương đối băng thông giao tiếp qua khe cắm, so với AGP 8X, 4X mà bạn có thể thấy

trên một số bo mạch chủ cũ. Tuy băng thông giao tiếp trên lý thuyết là gấp X lần, thế nhưng tốc độ hoạt động thực tế không phải như vậy mà còn phụ thuộc

vào rất nhiều yếu tố khác như lượng RAM trên card, loại GPU (VXL trung tâm của card màn hình)

Bus 800: chỉ tần số hoạt động tối đa của đường giao tiếp dữ liệu của CPU mà bo mạch chủ hỗ trợ. Thường thì bus tốc độ cao sẽ hỗ trợ luôn các VXL chạy ở

bus thấp hơn.

Sound& Vga, Lan onboard: bo mạch chủ này đã được tích hợp sẵn card âm thanh, card màn hình và card mạng phục vụ cho việc kết nối giữa các máy tính với

nhau.

Dual 4DDR400: trên bo mạch chủ này có 4 khe cắm Bộ nhớ (RAM), hỗ trợ tốc độ giao tiếp 400 Mhz. Dựa vào thông số này, bạn có thể lựa chọn loại bộ nhớ (RAM)

với tốc độ thích hợp để nâng cao tính đồng bộ và hiệu suất của máy tính. Chữ Dual là viết tắc của Dual Chanel, tức là bo mạch chủ hổ trợ chế độ chạy 2 thanh RAM song song. Với công nghệ này, có thể nâng cao hiệu suất và tốc độ chuyển dữ liệu của RAM.

3PCI, 4SATA, 8 USB 2.0: trên bo mạch chủ có 3 khe cắm PCI dành để lắp thêm các thiết bị giao tiếp với máy tính như card âm thanh, modem gắn trong v.v….

4SATA là 4 khe cắm SATA, một loại chuẩn giao tiếp dành cho đĩa cứng. SATA thì nhanh hơn và ổn định hơn so với chuẩn IDE. Nếu bạn thấy bo mạch chủ có ghi dòng là ATA66, ATA100, ATA133 thì đó chính là dấu hiệu nhận biết bo mạch chủ có hỗ trợ chuẩn đĩa cứng IDE. 8 cổng cắm USB 2.0 được hỗ trợ trên bo mạch chủ. USB 2.0 thì nhanh hơn USB 1.1. USB 2.0 thì tương thích luôn với các thiết bị chỉ có USB 1.1

 

- Các thiết bị Kết nối với bo mạch chủ bao gồm: Nguồn máy tính; CPU; RAM; Bo mạch đồ hoạ; Bo mạch âm thanh; Ổ cứng; Ổ CD,  ổ DVD )Các ổ đĩa quang);  Ổ đĩa mềm; Màn hình máy tính; Bàn phím máy tính; Chuột (máy tính); Bo mạch mạng; Modem; Loa máy tính; Webcam; Máy in; Máy quét; Vỏ máy tính…

 

            b) Nguồn máy tính:

Nguồn máy tính (: Power Supply Unit hay PSU) là một thiết bị cung cấp điện năng cho bo mạch chủ, ổ cứng và các thiết bị khác..., đáp ứng năng lượng cho tất cả các thiết bị phần cứng của máy tính hoạt động.

Nguồn máy tính được lắp trong các máy tính cá nhân, máy chủ, máy tính xách tay

. Ở máy để bàn hoặc máy chủ, bạn có thể thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, các ổ đĩa, thậm chí cả các

cạc đồ hoạ cao cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay.

Để lưu thông không khí, tạo điều kiện trao đổi nhiệt giữa các tấm tản nhiệt và không khí, nguồn được bố trí ít nhất một quạt để làm mát cưỡng bức. Phân loại cách cách giải nhiệt cho nguồn dùng không khí lưu thông:

 

            c) Khối xử lý trung tâm (CPU):

CPU viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh

), tạm dịch là đơn vị xử lí trung tâm. CPU có thể được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các

chương trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Ở hình thức đơn giản nhất, CPU là một con chip với vài chục chân. Phức tạp hơn, CPU được ráp sẵn trong cácbộ mạch với hàng trăm con chip khác. CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp gồm hàng triệutransitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm bao gồm Bộ điều khiển và Bộ làm tính.

- Bộ điều khiển (CU-Control Unit): Là các vi xử lí có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lí,được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi.Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp.Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây-Mhz. Thanh ghi là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ trong máy khi đang thực hiện tác vụ với .

- Bộ số học-logic (ALU-Arithmetic Logic Unit):Có chức năng thực hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi,đơn vị này dùng để thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia)hay các phép tính logic(so sánh lớn hơn,nhỏ hơn...)

- Mô tả chức năng: Chức năng cơ bản của máy tính là thực thi chương trình. Chương trình được thực thi gồm một dãy các chỉ thị được lưu trữ trong bộ nhớ. Đơn vị xử lý trung tâm(CPU) đảm nhận việc thực thi này. Quá trình thực thi chương trình gồm hai bước: CPU đọc chỉ thị từ bộ nhớ và thực thi chỉ thị đó.

Việc thực thi chương trình là sự lặp đi lặp lại quá trình lấy chỉ thị và thực thi chỉ thị.

 

- Ý nghĩa các thông số trên cpu.

Đọc hiểu thông số CPU (Ví dụ mẫu: P4 2.8Ghz (511)/Socket 775/ Bus 533/ 1024K/ Prescott CPU1. CPU). Trong đó:

P4 viết tắt của từ Pentium 4, tức là tên của loại vi xử lý (VXL). Đây là loại vi xử lý của hãng Intel. 2.8 Ghz, chỉ tốc độ xung đồng hồ của vi xử lý. Con

số này là một trong những thước đo sức mạnh của vi xử lý, tuy vậy nó không phải là tất cả. Đôi lúc chỉ là một con số nhằm so sánh tương đối sức mạnh của VXL.

Con số 511 phía sau con số thể hiện chất lượng và vị thế của con VXL trong toàn bộ các sản phẩm thuộc cùng dòng. Con số này là một quy ước của hãng Intel. Số càng cao chứng tỏ VXL càng tốt.

Socket 775, chỉ loại khe cắm của CPU. Đây là đặc tính để xét sự tương hợp giữa vi xử lý và mainboard (Bo mạch chủ - BMC). Bo mạch chủ phải hỗ trợ loại socket này thì vi xử lý mới có thể hoạt động được.

Bus 533, chỉ tốc độ "lõi" của đường giao tiếp giữa VXL và BMC. Một vi xử lý được đánh giá nhanh hay chậm tuỳ thuộc khá lớn vào giá trị này. Vi xử lý chạy

được bus 533 thì đương nhiên hơn hẳn so với vi xử lý chỉ chạy được bus 400 Mhz.

1024K, chỉ bộ nhớ đệm của vi xử lý. Đây là vùng chứa thông tin trước khi đưa vào cho vi xử lý trung tâm (CPU) thao tác. Thường thì tốc độ xử lý của CPU

sẽ rất nhanh so với việc cung cấp thông tin cho nó xử lý, cho nên, không gian bộ nhớ đệm (cache) càng lớn càng tốt vì CPU sẽ lấy dữ liệu trực tiếp từ vùng

này. Một số Vi xử lý còn làm bộ nhớ đệm nhiều cấp. Số 1024 mà bạn thấy đó chính là dung lượng bộ nhớ đệm cấp 2, 1024 KB = 1 MB.

Prescott chính là tên một dòng vi xử lý của Intel. Dòng vi xử lý này có khả năng xử lý video siêu việt nhất trong các dòng vi xử lý cùng công nghệ của Intel. Tuy nhiên, đây là dòng CPU tương đối nóng, tốc độ xung đồng hồ tối đa đạt 3.8 Ghz.

 

- Tốc độ của CPU: Tốc độ xử lý của máy tính phụ thuộc vào tốc độ của CPU, nhưng nó cũng phụ thuộc vào các phần khác (như bộ nhớ trong, RAM, hay bo mạch đồ họa).Có nhiều công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Ví dụ công nghệ Core 2 Duo.

Tốc độ CPU có liên hệ với tần số đồng hồ làm việc của nó (tính bằng các đơn vị như MHz, GHz, ...). Đối với các CPU cùng loại tần số này càng cao thì tốc độ xử lý càng tăng. Đối với CPU khác loại, thì điều này chưa chắc đã đúng; ví dụ CPU Core 2 Duo có tần số 2,6GHz có thể xử lý dữ liệu nhanh hơn CPU 3,4GHz một nhân. Tốc độ CPU còn phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó, ví như Intel Core 2 Duo sử dụng chung cache L2 (shared cache) giúp cho tốc độ xử lý của hệ thống 2 nhân mới này nhanh hơn so với hệ thống 2 nhân thế hệ 1 ( Intel Core Duo và Intel Pentium D) với mỗi core từng cacheL2 riêng biệt. (Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh hay dùng, giúp cho việc nhập dữ liệu xử lý nhanh hơn). Hiện nay công nghệ sản xuất CPU làm công nghệ 65nm.Hiện đã có loại CPU Quad-Core (4 nhân). Hãng AMD đã cho ra công nghệ gồm 2 bộ xử lý, mỗi bộ 2-4 nhân.

 

d) Ổ đĩa quang: là một loại thiết bị dùng để đọc đĩa quang, nó sử dụng một loại thiết bị phát ra một tia laser chiếu vào bề mặt đĩa quang và phản xạ lại trên đầu thu và được giải mã thành tín hiệu. bao gồm ổ đọc dữ liệu (Read-only) và ổ đọc-ghi kết hợp (Burn and Read)

Phân loại ổ đĩa quang:

+  Loại chỉ đọc (Read-only Disk Drive) chỉ dùng để truy cập dữ liệu trên các đĩa đã ghi dữ liệu từ trước.

+  Loại chỉ ghi (Write-only Disk Drive) dùng để ghi dữ liệu trên đĩa trắng CD-R qua một phần mềm ghi đĩa (CD burner) như Nero Burning ROM, Roxio Easy Creator… 

+  Loại đọc và ghi (Read, Write Disk Drive) có thể đọc, ghi, xóa dữ liệu trên đĩa, thường ký hiệu với 3 thông số trên ổ đĩa như Ví dụ 52x32x52 Tức là ổ đĩa

có thể đọc dữ liệu tối đa 52x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi xóa ở tốc độ 32x, ghi dữ liệu trên đĩa ghi một lần ở tốc độ tối đa 52x (1x tương đương với 150Kb/giây).

 

e)  Cổng USB (Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play) mà với tính năng gắn nóng (hot swapping) thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

Khi một máy tính được cấp nguồn, nó truy vấn tất cả thiết bị được kết nối vào đường truyền và gán mỗi thiết bị một địa chỉ. Quy trình này được gọi là liệt kê – những thiết bị được liệt kê khi kết nối vào đường truyền. Máy tính cũng tìm ra từ mỗi thiết bị cách truyền dữ liệu nào mà nó cần để hoạt động.

 

f) Bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong gồm 2 loại:

-ROM (Read only Memory): là bộ nhớ chỉ đọc, thông tin tồn tại trong Rom là thường xuyên ngay cả khi mất điện trong Rom ghi các chương trình kiểm tra máy, các chương trình để khởi động máy.

- ROM gồm có:   PROM (Programmable Read-Only Memory); EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory); EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory); EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory);

 

-RAM (Random Access Memory): là bộ nhớ có thể ghi vào đọc ra dễ dàng khi mất điện các thông tin trong Ram bị mất khi máy tính hoạt động các chương trình và các dữ liệu sẽ được tải vào trong Ram, xử lý trong Ram, sau đó sẽ được ghi ra đĩa từ để lưu trữ.

 RAM gồm có cac loại: SRAM (Static RAM) - RAM tĩnh;    DRAM (Dynamic RAM) - RAM động.

Dung lượng RAM được tính bằng MB và GB, thông thường RAM được thiết kế với các dung lượng 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB... Dung lượng của RAM càng lớn càng tốt cho hệ thống, tuy nhiên không phải tất cả các hệ thống phần cứng và hệ điều hành đều hỗ trợ các loại RAM có dung lượng lớn, một số hệ thống phần cứng của máy tính cá nhân chỉ hỗ trợ đến tối đa 4 GB và một số hệ điều hành (như phiên bản 32 bit của Windows XP) chỉ hỗ trợ đến 3 GB.

 

g) ) Bộ nhớ ngoài

Dùng để lưu trữ thông tin với lượng lớn bao gồm các băng từ đĩa compact…

- Đĩa mềm (Floppy disk) là đĩa mỏng có vỏ nhựa. Đĩa mềm có 2 loại 5.25 inch và 3.5 inch. Hiện nay hầu hết các máy chỉ dùng đĩa 3.5 inch dung lượng của nó là  1,44 MB.

Muốn sử dụng được đĩa mềm, ta phải có ổ đĩa mềm trong máy. Hệ điều hành MS – DOS. Dùng các chữ cái A và B để ký hiệu tên các ổ đĩa trong máy PC. Đối với ổ đĩa mềm mới mua về ta phải định dạng (format) mới có thể đưa vào xử dụng. Định dạng là quá trình tổ chức lại ổ đĩa (track) là các vòng tròn đồng tâm. Mỗi rãnh thành 9 secter (cung) và mỗi secter chứa 512 byte giữ liệu.

Trước đây đĩa mềm thường được sử dụng trong việc lưu trữ dữ liệu di động. Đặc biệt với các máy thế hệ rất cũ thường dùng đĩa mềm để chứa hệ điều hành, dùng để khởi động một phiên làm việc trên nền DOS.

Ngày nay đĩa mềm thường ít được sử dụng bởi chúng có nhược điểm: kích thước lớn, dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian bởi các yếu tốmôi trường. Các loại thẻ nhớ giao tiếp qua cổng USB

 và các thiết bị lưu trữ bằng quang học (đĩa CD, DVD...) đang thay thế cho đĩa mềm. Tuy nhiên đĩa mềm vẫn cần thiết trong một số trường hợp cần sửa chữa các máy tính đời cũ: một số thao tác nâng cấp BIOS bắt buộc vẫn phải dùng đến nó.

 

- Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.Ổ đĩa cứng là một thiết bị rất quan trọng trong hệ thống bởi chúng chứa dữ liệu thành quả của một quá trình làm việc của những người sử dụng máy tính.Những sự hư hỏng của các thiết bị khác trong hệ thống máy tính có thể sửa chữa hoặc thay thế được, nhưng dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.

Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với

ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang.

Ổ cứng thường được gắn liền với máy tính để lưu trữ dữ liệu cho dù chúng xuất hiện muộn hơn so với những chiếc máy tính đầu tiên.Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, ổ đĩa cứng ngày nay có kích thước càng nhỏ đi đến các chuẩn thông dụng với dung lượng thì ngày càng tăng lên (từ chỗ dung lượng là 20 gb, nay ổ cứng đã lên tới 80 gb,160 gb, 320 gb..…). Những

thiết kế đầu tiên ổ đĩa cứng chỉ dành cho các máy tính thì ngày nay ổ đĩa cứng còn được sử dụng trong các thiết bị điện tử khác như máy nghe nhạc kĩ thuật số, máy ảnh số,  điện thoại di động thông minh (SmartPhone), máy quay phim kĩ thuật số, thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ cá nhân...

 

- Đĩa CD (tiếng Anh: Compact Disc) là một trong các loại đĩa quang, chúng thường chế tạo bằng chất dẻo, đường kính 4,75 inch, dùng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu máy tính đã được mã hóa theo kỹ thuật số.

Hầu hết tất cả các đĩa CD đều làm việc cùng với một thông số như nhau (chỉ ngoại trừ trường hợp miniCD có kích thước khác biệt một chút hoặc với một số định dạng cá biệt khác, còn lại các dạng đĩa CD còn lại có các kích thước điểm, đường...đều như nhau).

 

- DVD (còn được gọi là “Digital Versatile Disc” hoặc “Digital Video Disc”) là một định dạng lưu trữ đĩa quang phổ biến. Công dụng chính của nó là lưu trữ video và lưu trữ dữ liệu.

DVD có nhiều điểm giống CD: chúng đều có đường kính 12 cm cho loại tiêu chuẩn, hay 8 cm cho loại nhỏ. Nhưng DVD có cách lưu dữ liệu khác, với các  nén dữ liệu và các lớp quang học có khả năng chứa nhiều dữ liệu hơn CD gấp 7 lần hoặc hơn thế nữa. Về cấu trúc phần mềm, DVD cũng khác CD ở chỗ chúng đều chứa hệ tập tin, gọi là UDF, một phiên bản mở rộng của tiêu chuẩn ISO 9660 cho CD chứa dữ liệu.

Sự khác nhau về thuật ngữ DVD thường được mô tả phương pháp dữ liệu được lưu trư trễn đĩa: DVD-ROM có dữ liệu chỉ có thể đọc mà không thể ghi, DVD-R vàDVD+R có thể ghi một lần và sau đó có chức năng như DVD-ROM, và DVD-RAM, DVD-RW, or

DVD+RW chứa dữ liệu có thể xóa và ghi lại nhiều lần.DVD-Video và DVD-Audio được dùng để nói đến hai định dạng khác hẳn nhau, một bên là cấu trúc video và một bên là nội dung audio. Các dạng đĩa DVD khác, bao gồm nội dung video,có thể được hiểu như là đĩa DVD-Data

. Khái niệm “DVD” thường được sử dụng sai để chỉ các định dạng đĩa quang độ nét cao, như Blu-ray và HD-DVD.

 

h) . Các thiết bị vào thông dụng bao gồm: Bàn phím (Keyboard), chuột (mouse).

- Bàn phím máy tính

bàn phím là một thiết bị ngoại vi được mô hình một phần theo bàn phím máy đánh chữ.Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím.

Bàn phím kết nối với bo mạch chủ qua: PS/2, USB hoặc kết nối không dây

            - Bàn phím gồm các loại: Kiểu bàn phím QWERTY; Kiểu bàn phím Giản lược Dvorak; Bàn phím Hebrew chuẩn; máy đánh chữ nhỏ siêu nhỏ MW4; Bàn phím không dây

 

  • Chuột là một thiết  bị nhập dữ liệu ngày càng trở nên thông dụng. Thông thường chuột có hai nút bấm. Nút trái dùng cho phần lớn các thao tác, còn nút phải dùng để mở menu ngữ cảnh hoặc dùng tuỳ theo hoặc phần mềm của hãng sản xuất.

Để sử dụng chuột máy tính nhất thiết phải sử dụng màn hình máy tính để quan sát toạ độ và thao tác di chuyển của chuột trên màn hình.

- Chuột máy tính gồm các loại:  Chuột bi; Chuột quang; Chuột tích hợp; Chuột không dây…

 

- Modem (modulator and demodulator) là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã tín hiệu số. Một thí dụ quen thuộc nhất của modem băng tần tiếng nói là chuyển tín hiệu số '1' và '0' của máy tính thành âm thanh mà nó có thể truyền qua dây điện thoại của Plain Old Telephone Systems (POTS), và khi nhận được ở đầu kia, nó sẽ chuyển âm thanh đó trở về tín hiệu '1' và '0'. Modem thường được phân loại bằng lượng dữ liệu truyền nhận trong mộtkhoảng thời gian, thường được tính bằng đơn vị bit trên giây, hoặc "bps".những người dùng Internet thường dùng các loại modem nhanh hơn, chủ yếu là modem cáp đồng trục và modem ADSL. Trong viễn thông, "radio modem" truyền tuần tự dữ liệu với tốc độ rất cao qua kết nối sóng viba. Một vài loại modem sóng viba truyền nhận với tốc độ hơn một trăm triệu bps. Modem cáp quang truyền dữ liệu qua cáp quang. Hầu hết các kết nối dữ liệu liên lục địa hiện tại dùng cáp quang để truyền dữ liệu qua các đường cáp dưới đáy biển. Các modem cáp quang có tốc độ truyền dữ liệu đạt hàng tỉ (1x109) bps.

 

  • Ngoài bàn phím, chuột vàModem, còn có các thiết bị đầu vào khác là: bút điện, thiết bị nhận dạng âm thanh, máy quét ảnh.

 

i)  Các thiết bị ra thông dụng: Gồm có màn hình (Monitor), máy in (Printer).

- Màn hình máy tính

Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình cóthể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ  máy chủ.

Màn hình máy tính hiển thị ảnh theo từng điểm rời rạc rất nhỏ, liên kết các điểm đó cho phép hiển thị các ảnh theo những gì ta nhìn thấy. Độ phân giải của màn hình máy tính là một biểu thị số điểm ảnh hàng ngang x số điểm ảnh hàng dọc ví dụ: 1024x768 có nghĩa là có 1024  điểm ảnh theo chiều ngang và 768 điểm ảnh theo chiều dọc.

Màn hình máy tính gồm có các loại: Màn hình máy tính loại CRT;  Màn hình loại tinh thể lỏng; Màn hình cảm ứng; Màn hình sử dụng công nghệ OLED; Màn hình máy tính công nghiệp…

 

- Máy in

Máy in là một thiết bị dùng để thể hiện ra các  chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.

Máy in dùng trong văn phòng bao gồm nhiều thể loại và công nghệ khác nhau. Thông dụng nhất và chiếm phần nhiều nhất hiện nay trên thế giới là máy in ra giấy và sử dụng công nghệ lade.

Đa phần các máy in được sử dụng cho văn phòng, chúng được nối với một máy tính hoặc một máy chủ dùng in chung. Một phần khác máy in được nối với các thiết bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chất liệu riêng.

            Máy in gồm có các loại: Máy in laser;  Máy in kim; Máy in phun;  Máy in chữ nổi cho người mù (Máy Basic, Máy in Everrest, Máy in 4 by 4 Pro, máy in nhiệt, máy in phun, Máy in công nghiệp…….)…  

 

- Loa máy tính

Loa máy tính là thiết bị dùng để phát ra âm thanh phục vụ nhu cầu làm việc và giải trí của con người với máy tính cần đến âm thanh. Loa máy tính thường được kết nối với máy tính thông qua ngõ xuất audio của cạc âm thanh trên máy tính.

Loa máy tính gắn ngoài dùng cho phát âm thanh phục vụ giao tiếp và giải trí thường được tích hợp sẵn mạch công suất, do đó loa máy tính có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tín hiệu đầu vào mà không cần đến bộ khuếch đại công suất (amply).

Loa máy tính cũng có thể là một loa điện động kết nối với mainboard hoặc một loa gốm tích hợp sẵn trong maiboard với chức năng phát tiếng kêu trong quá trình khởi động máy tính (POST) để đưa ra thông báo về tình trạng phần cứng (tùy theo hãng sản xuất bios mà có các "mã bíp" riêng, người sử dụng có thể chuẩn đoán lỗi (nếu xuất hiện) thông qua mã bíp của chúng...

Trong một số trường hợp tai nghe (headphone) được sử dụng thay thế cho loa máy tính (thích hợp trong công sở, phòng games hoặc các tụ điểm truy cập Internet có nhiều máy trong một không gian giới hạn). Về cấu tạo, nó cũng là những chiếc loa có kích thước nhỏ gọn, công suất thấp, thiết kế để người dùng có thể đeo vào tai (và thường tích hợp thêm micro). Loại này cắm thẳng vào cạc âm thanh mà không cần mạch khuyếch đại (trừ dạng tai nghe không dây có mạch phát và khuếch đại trực tiếp), chúng có thể được gắn thêm biến trở để điều chỉnh âm lượng phù hợp với âm lượng muốn nghe.

Các loại loa máy tính

Loa máy tính loại độc lập thường được phân loại theo số lượng loa vệ tinh và thùng loa siêu trầm, ký hiệu bởi hai thông số ngăn cách nhau bằng một dấu chấm:

dạng X.Y, trong đó: X là số loa vệ tinh, Y là số loa trầm (trong thời điểm hiện tại, Y = 1). Ví dụ: 2.0: Bộ loa gồm 2 loa thông thường, không có loa trầm;

2.1: Bộ loa gồm 2 loa vệ tinh, một loa trầm; 9.1: Bộ loa gồm 9 loa vệ tinh và 1 loa trầm.

Loa máy tính còn có thể được tích hợp sẵn trên máy tính xách tay và tích hợp sẵn trên

màn hình máy tính, các loại này chỉ đơn thuần là hệ thống 2.0 (cá biệt cũng có loại loa tích hợp trên các màn hình máy tính có thể hợp chuẩn 2.1 khi có thêm loa trầm - Một số loại màn hình LCD của hãng ASUS đã xuất hiện loại này).

 

 

Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Phục hồi chức năng cho người mù- Hội người mù Việt nam

 

  

Lượt xem : 475 Người đăng : Hoàng Xuân Hạnh

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo