Dễ bị biến chứng do xỏ nhiều lỗ tai
Để đeo được nhiều khuyên tai một lúc, bạn phải "đục lỗ" không chỉ ở dái tai mà cả ở phần sụn. Vết thương ở đây rất chậm lành và dễ gây biến chứng.
"Em muốn mấy lỗ? Hai lỗ bây giờ xưa rồi, phải nhiều lỗ mới ấn tượng. Đảm bảo chị bấm nhẹ hều, đau không lấy tiền" - Bà chủ tiệm bán đồ trang sức tại chợ Thị Nghè TP HCM ra sức tư vấn cho một cô gái 17-18 tuổi. Nghe bùi tai, cô gái gật đầu, lập tức bà chủ lôi "súng" ra "bắn" cho khách 3 lỗ trên vành tai phải. Lát sau, cũng bằng dụng cụ đó, bà bắn tiếp cho 2 khách hàng khác.
Khách hàng cuối cùng trong ngày là Linh, một nữ sinh ở quận Bình Thạnh. Vành tai cô bé này đã được trang trí 3 hạt đá. Nhưng vì thấy "tình địch" có 4 lỗ nên cô nữ sinh này quyết "đào" thêm 2 lỗ nữa cho kẻ đó lác mắt. Tuy nhiên, không biết bà chủ mỏi mệt thế nào mà bấm chệch "huyệt" khiến vành tai Linh rơm rớm máu.
Trước đây, các cô gái được xỏ lỗ tai bằng kim và sợi chỉ. Khoảng 1 tháng sau, chỗ xỏ lành, chỉ được cắt bỏ để đeo hoa tai vào. Hiện nay, lỗ tai được bấm bằng một dụng cụ có hình cây súng đồ chơi, gắn mẩu kim loại. Giá chỉ vài nghìn đồng cho mỗi lần "đào" lỗ. Nhiều cửa hàng bán đồ trang sức còn khuyến mãi bấm miễn phí cho khách hàng. Dụng cụ được dùng bấm cho hết người này đến người khác mà không khử trùng.
Tình trạng trên là nguyên nhân gây ra các trường hợp nhiễm trùng phải nhập viện. BS Nguyễn Thành Lợi, Trưởng khoa Tai đầu mặt cổ BV Tai mũi họng TP HCM, cho biết gần đây có rất nhiều bạn trẻ bị biến chứng xỏ lỗ tai. Mỗi tháng, khoa tiếp nhận 5-8 ca loại này. Điển hình là một bệnh nhân tên Nhung, 21 tuổi, sống ở quận 8.
Bệnh nhân Nhung nhập viện giữa tháng 7 trong tình trạng lỗ tai bị dúm như tai mèo và rất đau nhức. Sau khi xỏ lỗ tai, cô bị viêm sụn vành tai trầm trọng, dẫn đến hủy sụn vành tai. Không còn giá đỡ, vành tai bị dúm lại và biến dạng. Bệnh nhân phải trải qua một đợt phẫu thuật lớn để phục hồi thẩm mỹ cho vành tai.
BS Lợi cũng cho biết, đa số bệnh nhân nhiễm trùng đã xỏ từ 2 đến 5 lỗ, nghĩa là phải bấm lỗ ở phần sụn. Các vết thương ở phần sụn chậm lành hơn phần dái tai do cấu tạo mô và sức ép lên vùng xỏ khi ngủ. Do đó, càng nhiều lỗ, nguy cơ viêm nhiễm càng tăng. Không hiếm người do viêm nhiễm nghiêm trọng đã phải phẫu thuật cắt bỏ 1/3 vành tai, việc phục hồi thẩm mỹ rất khó khăn.
Ngoài ra, việc sử dụng dụng cụ bấm lỗ tai không khử trùng là điều kiện làm lây nhiễm các bệnh như HIV, viêm gan virus..
Ý kiến độc giả
Các tin liên quan
- Cấy mắt người lên cánh ve sầu
- Khuyết tật gen- Một bệnh di truyền cần được quan tâm
- 9 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung
- Triển vọng về ghép võng mạc điện tử cho người mù
- Năm Đinh Tỵ nói về rắn và những điều kỳ lạ
- Cách thở đúng cho người bận rộn
- Sơ cứu khi trẻ sốt cao
- Sơ cứu hồi sức tim phổi cho trẻ
- /hinh-anh/files/download%20(12)(4).jpg
- ĐAU HÔNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Ảnh & vi deo sự kiện
tin tức mới
-
Hoàng Xuân Hạnh - Hoàng Kim: Doanh nhân người khiếm thị được biểu dương năm 2018
-
Doanh nhân khiếm thị tâm huyết / Chàng trai khiếm thị thành lập doanh nghiệp hỗ trợ nghề
-
Tôi mách bạn 6 Giải pháp hàng đầu để trở thành chuyên gia trong trị liệu: chữa bệnh và làm đẹp
-
Giáo trình dạy học DDS – Điện sinh học
-
Ưu thế nổi bật của công nghệ DDS – Điện sinh học trong chữa bệnh và làm đẹp
tin tức xem nhiều
-
Hoàng Kim Massage thông kinh lạc toàn thân thải độc tố cơ thể, phục hồi sức khỏe, thổi bay những cơn đau bằng Công nghệ điện sinh học DDS
-
Dịch vụ đăng quảng cáo đặt Banner giá rẻ - Hiệu quả bất ngờ
-
Xoa xát mắt để phòng cận thị và hoa mắt ở tuổi già
-
Massage của người khiếm thị từ góc nhìn của một người “ngoại đạo”
Ủng hộ từ thiện

Bình luận