Trang chủ --> Y học --> Sơ cứu hồi sức tim phổi cho trẻ
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

Sơ cứu hồi sức tim phổi cho trẻ

(Hoàng Kim) - Nguy kịch nhất đối với trẻ nhỏ đòi hỏi phải được sơ cứu không chậm trễ là khi trẻ rơi vào trạng thái chết lâm sàng. Vào thời điểm đó, thời gian để các tác động sơ cứu khẩn cấp còn tác dụng là vô cùng hạn chế, chỉ chừng vài phút. Sau khoảng thời gian này mọi tác động đều không thể đảo ngược được thực trạng vỏ não, bởi các tế bào thần kinh đặc biệt nhạy cảm đối với sự thiếu hụt oxy. Ở giai đoạn nguy kịch này nếu trẻ được can thiệp kịp thời và đúng cách thì tính mạng hoàn toàn có thể bảo toàn.

 

            Những đặc trưng cơ bản của hiện tượng chết lâm sàng như sau:

            - Mất tri giác (hôn mê);

            - Không có nhịp thở;

            -Không bắt được mạch ở động mạch cảnh và những động mạch lớn khác;

            - Da nhợt nhạt, xám ngắt;

            - Đồng tử giãn, không có phản ứng với ánh sáng.

            Các can thiệp đồng bộ để khôi phục nhịp thở và hoạt động của tim được gọi là hồi sức cấp cứu. Điều kiện tiên quyết đảm bảo hồi sức cấp cứu thành công là việc thực hiện thật chuẩn xác các can thiệp chuyên môn theo đúng nhịp độ, cũng như quy trình cần thiết.

HÔ HẤP NHÂN TẠO

            Khi trẻ bị ngưng thở cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo cho trẻ, đôi khi phải kết hợp với các động tác xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Để tiến hành hô hấp nhân tạo phải đặt trẻ nằm ngửa, cẩn thận xoay đầu nghiêng về một phía và lấy sạch rớt dãi trong mồm trẻ. Tiếp sau đó đặt một tay lên trán trẻ, tay kia kéo cằm trẻ lên phía trước để tạo không gian cần thiết cho không khí vào đường hô hấp trên. Để đảm bảo lưu thông khí đạo trong đường hô hấp, nên đặt trẻ ngửa đầu ra sau, dưới gáy kê gối tròn hoặc cho  trẻ gối tay.

            Việc hô hấp nhân tạo có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng (ống thở, mặt nạ, túi thở, v.v…). Trong trường hợp không có các thiết bị chuyên dụng này, thì phải dùng miệng trùm mũi và mồm trẻ để thổi hơi (đối với trẻ dưới 1 tuổi). Còn đối với trẻ trên 1 tuổi nên sử dụng phương pháp “hà hơi thổi ngạt” – từ miệng vào miệng và từ miệng vào mũi. Trong trường hợp thứ nhất, đặt một khăn tay nhỏ sát cạnh miệng trẻ, bóp mũi trẻ bằng ngón trỏ và ngón cái, và sau khi hít hơi, áp chặt miệng mình vào miệng trẻ để thổi khí. Nếu thực hiện đúng mọi thao tác cần thiết, sẽ cảm thấy lồng ngực trẻ phồng lên. Hơi thở ra của trẻ được tạo nên một cách thụ động nhờ sự đàn hồi của lồng ngực trẻ. Trong trường hợp không thấy những phản ứng tích cực nêu trên, cần phải kiểm tra lại đường thở của trẻ đã thông thoáng chưa. Hô hấp nhân tạo phải được tiến hành đều đặn khoảng 20 lần trong một phút. Song song với việc thực hiện hô hấp nhân tạo, phải kiểm tra nhịp đập của các động mạch. Nếu như không cảm nhận được mạch đập, nhất thiết phải tiến hành cùng lúc việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Các phương pháp hồi sức cấp cứu đồng bộ, tốt nhất, nên do hai người thực hiện.

 

XOA BÓP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC

(GIÁN TIẾP)

            Để thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực cần phải đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng. Đứng bên cạnh trẻ, đặt lòng bàn tay vào vị trí 1/3 phần phía dưới ngực, sao cho tạo thành đường vuông góc với trục của ngực. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, việc thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực được thực hiện bằng hai ngón tay. Khi bị ấn, tim của trẻ bị ép giữa lồng ngực và cột sống, nhờ đó máu sẽ chảy vào mạch. Trong trường hợp này lồng ngực của trẻ dưới 1 tuổi sẽ di chuyển khoảng 1,5 đến 2cm, còn ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi và trẻ trước tuổi đến trường (từ 4 đến 6 tuổi) sự di chuyển này là từ 2 đến 3cm.

            Hô hấp nhân tạo cần phải kết hợp lần lượt với việc xoa bóp tim ngoài lồng ngực cần phải nhớ rằng, một lần vận động hô hấp sẽ có 4 đến 5 lần tim co bóp. Bởi vậy cần phải bắt đầu các biện pháp hồi sức cấp cứu từ hô hấp nhân tạo. Tỷ lệ giữa số lần hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực là 1:5 (nếu việc sơ cứu do hai người thực hiện) và 2:5 (nếu việc sơ cứu do một người thực hiện).

 

Nguồn: Hoàng Kim

Lượt xem : 32656 Người đăng :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo