Trang chủ --> Y học --> /hinh-anh/files/download%20(12)(4).jpg
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Hoàng Kim kỷ niệm 10 năm thành lập
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim
Tẩm quất Hoàng Kim

tin tức nổi bật

/hinh-anh/files/download%20(12)(4).jpg

 

 

     (Thế giới matxa) - ADHD(Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder: rối loạn giảm chú ý / tăng hoạt động)được Still, G. F. đưa ra một cách khoa học lần đầu tiên vào năm 1902, để chỉ những đứa trẻ có “khiếm khuyết trong việc điều chỉnh đạo đức”, “khuyết tổn trong việc ức chế hành động do ý chí”.

 

 
Ảnh minh họa

(1) Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD

Trạng thái này được các bệnh viện đưa ra với nhiều bệnh danh khác nhau như: rối loạn hành động sau viêm não, xung động cơ chất, tổn thương não vi tế, tổn thương  chức năng não vi tế,vv  với các triệu chứng là  không bình tĩnh, rối loạn tăng động-xung động tính, tăng động-tăng phản  ứng hoạt động vv. 

         Ở Nhật, một định nghĩa có tính thử nghiệm được đưa ra bởi bộ giáo dục như sau:

            “Là  những trường hợp rối loạn hoạt động với những đặc thù là năng lực chú ý bị mất cân bằng và-hoặc tăng hoạt động, xung động dẫn đến những trở ngại trong các hoạt động xã hội và học tập. Và hơn nữa, trạng thái này phải xuất hiện trước 7 tuổi, và kéo dài liên tục;  nguyên nhân được ước định là có sụ tổn thương trong chức năng của thần kinh trung ương.”

Định nghĩa này đã dựa vào bản hướng dẫn  chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần(bản cải chính số 4)(DSM--TRDiagnostic and statistical manual of mental disorders Fourth Edition Text Revision) của hội y học tâm thần Mỹ(APA:American Psychiatric Association).

          Ngoài ra, trong bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10(ICD-10International Classification of Diseases 10th) cũng có định nghĩa về rối loạn tăng hoạt động(Hyperkinetic Disorders).

        Trong bảng tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM--TR, có 9 mục liên quan đến giảm chú ý; 6 mục liên quan đến tăng hoạt động và 3 mục liên quan đến xung động hợp thành  9 mục liên quan đến các triệu chứng tăng hoạt động-xung động. Từ những đặc thù của những hành động, ADHD lại được chia thành 3 loại nhỏ:

1.      Nhóm AHDH hỗn hợp(Combined type),

2.      Nhóm ADHD giảm chú ý(Predominantly inattentive type)

3.      Nhóm ADHD tăng hoạt động-xung động(Predominantly Hyperactive-Impulsive type).

Trẻ ADHD chiếm tỉ  lệ từ 3—7 phần trăn trong tổng số trẻ học đường. Hơn nữa,  tỉ lệ nam nữ là 2/1—9/1

1. ADHD gặp nhiều ở trẻ em nam, nhưng trường hợp  đối tượng  là người lớn thì tỉ lệ nam nữ không có sự khác nhau mấy. Người ta cho rằng  nguyên nhân của sự khác nhau này là do trẻ nam được đi khám bệnh và được phát hiện ra nhiều hơn. 

(2) Phát hiện ADHD

                    Hành động của trẻ ADHD trở thành vấn đề là ở các hoạt động tập thể như ở nhà trẻ, mẫu giáo và ở tiểu học vv; nhiều trường hợp được  giáo viên phát hiện ra do những vấn đề như không giữ được yên tĩnh, đối xử với người khác vv. Tuy nhiên, theo quá trình phát triển, vì những người nuôi dạy liên tiếp cảm nhận thấy sự khó  bảo, sự khó gần, và và những người xung quanh thì lảng tránh vì những vấn đề kỉ luật vv,  mà không chỉ trẻ em mà cả những người nuôi dạy cũng cần được trợ giúp. Do vậy, cả thầy cô và cha mẹ cùng quan sát  các hành động của trẻ, trao đổi thông tin qua lại, và từ đó, ADHD có thể được phát hiện ra. Một điều yêu cầu là đôi bên không được đổi lỗi cho nhau và cũng không được đổi lỗi cho trẻ, mà phải bình tĩnh nắm bắt những ý nghĩa của những hành động, những khó khăn và ý nghĩ của trẻ. 

Phạm Văn Sơn biên dịch

Lượt xem : 25630 Người đăng :
Tags :

Bình luận

Ý kiến độc giả

Liên kết:

Logo quảng cáo